Cách để Trở thành Cha Mẹ Tốt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Làm cha mẹ là một trải nghiệm thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong đời, nhưng việc này không hề dễ dàng. Bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, trách nhiệm làm cha mẹ của bạn vẫn luôn tiếp diễn. Để trở thành cha mẹ tốt, bạn phải cân bằng giữa việc khiến con cái cảm thấy được yêu thương và việc dạy con nhận biết đúng sai. Dù có khó khăn, bạn chỉ cần cố gắng tạo ra môi trường đong đầy yêu thương để con cái trở thành những người tự tin, độc lập và biết quan tâm đến người khác.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Tạo môi trường yêu thương

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dành cho con tình yêu thương vô bờ bến.
    Cố gắng tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần với con trong suốt thời thơ ấu. Một cái chạm tay ấm áp hay lời nói ngọt ngào sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Sau đây là vài cách thể hiện tình cảm dành cho trẻ:
    • Âu yếm, hôn lên má, ôm hoặc thậm chí một cái chạm tay ấm áp trên vai trẻ cũng là cách thể hiện sự động viên và trân trọng mà bạn dành cho con.
    • Nói yêu con mỗi ngày, kể cả khi bạn không vui với cách hành xử của con.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Yêu thương con vô điều kiện.
    Đừng ép buộc con trở thành người như bạn kỳ vọng để nhận được tình yêu thương. Hãy để con biết rằng bạn luôn yêu con dù có thế nào đi chăng nữa.[1]
    • Ví dụ, bạn hy vọng rằng con sẽ trở thành vận động viên. Tuy nhiên, nếu con không thật sự thích thể thao, bạn cần cho con biết điều đó không sao cả và cùng con tìm ra hoạt động phù hợp hơn với sở thích của con.
    • Tương tự như vậy, nếu bạn là người thích giao thiệp, đừng khiến con cảm thấy tồi tệ khi con cần nhiều thời gian để hòa đồng với người khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhấn mạnh mức độ quan trọng của trải nghiệm so với đồ chơi.
    Đồ chơi giúp trẻ vui trong chốc lát, nhưng chúng không bao giờ khiến trẻ cảm thấy được yêu thương và quan tâm như sự ân cần của cha mẹ. Vì vậy, bạn nên dành thời gian cùng trẻ thực hiện những hoạt động vui nhộn, thậm chí việc đơn giản như ăn kem ốc quế trong công viên cũng tạo ra ký ức ngọt ngào đáng nhớ hơn mọi món đồ chơi khác.[2]
    • Thậm chí việc nằm trên sàn nhà đọc sách cùng nhau cũng là một cách gắn kết tuyệt vời dành cho bạn và con.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Khen ngợi khi con đạt được điều gì đó.
    Đây là cách giúp trẻ cảm thấy tự hào về thành tích của mình và nhìn nhận tốt về bản thân. Khi con làm được việc tốt, hãy hãy công nhận và cho con biết rằng bạn tự hào về con. Nếu bạn không cho con sự tự tin mà con cần để tự đi trên đôi chân của mình, con sẽ không có sức mạnh để trở nên tự tin hoặc bản lĩnh.[3]
    • Cụ thể hóa lời khen để con biết mình đã làm tốt điều gì. Ví dụ, thay vì nói “Tốt lắm!”, bạn có thể nói “Con giỏi lắm khi biết nhường em trong lúc chơi” hoặc “Cảm ơn con vì đã dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong!”
    • Tập trung khen ngợi thành tích và hành động tốt nhiều hơn việc khen năng khiếu của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ học cách trân trọng việc đối mặt với thử thách khó khăn.
    • Cố gắng tập thói quen khen trẻ thường xuyên hơn việc đưa ra nhận xét tiêu cực. Mặc dù việc lên tiếng khi trẻ có hành động sai trái rất quan trọng, nhưng việc giúp trẻ xây dựng cái nhìn tích cực về bản thân cũng quan trọng không kém. Bên cạnh đó, nếu bạn tập trung quá nhiều vào những việc làm chưa tốt của trẻ, con sẽ thường xuyên lặp lại những hành động đó để thu hút sự chú ý của bạn.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh so sánh trẻ với người khác, đặc biệt là với anh/chị/em.
    Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và nét độc đáo riêng; vì vậy, hãy trân trọng sự khác biệt của các con. Nếu bạn liên tục so sánh con với những đứa trẻ khác, con sẽ cảm thấy bản thân không bao giờ đủ tốt trong mắt bạn. Việc này thậm chí còn ngăn trẻ đạt được thành công trong tương lai.[5] Thay vì so sánh, bạn nên dạy trẻ cách hoàn thành mục tiêu của riêng mình và khuyến khích trẻ theo đuổi con đường phù hợp với bản thân.
    • Việc so sánh một đứa trẻ với anh/chị/em khác có thể khiến trẻ hình thành sự ganh đua. Hãy cố gắng nuôi dưỡng mối quan hệ yêu thương giữa các con, thay vì sự cạnh tranh.
    • Đừng thiên vị với bất kỳ người con nào - khi các con tranh luận, bạn nên công bằng và trung lập.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tập trung chú ý khi trẻ đang nói.
    Giao tiếp cởi mở với con cái là việc hết sức quan trọng; vì vậy, bạn nên nhớ dừng mọi việc đang làm để lắng nghe khi trẻ tìm gặp bạn với những thắc mắc hoặc băn khoăn. Ngoài ra, đừng quên thể hiện sự quan tâm dành cho con cái và đồng hành cùng con trong cuộc sống. Đây cách giúp trẻ thoải mái tìm đến bạn khi có vấn đề, bất kể to hay nhỏ.[6]
    • Chú ý lắng nghe để trẻ cảm thấy được quan tâm. Bạn nhớ nhìn con trong khi con đang nói và cho trẻ biết bạn luôn lắng nghe bằng cách gật đầu cùng với việc nói những câu khẳng định như “Vậy à”, “Mẹ hiểu rồi” hoặc “Con kể tiếp cho bố nghe với”. Khi đến lượt bạn nói, hãy diễn đạt lại những gì bạn vừa nghe trước khi phản hồi.[7] Ví dụ, bạn có thể nói “Có vẻ như con muốn nói là công việc nhà của tuần này được phân chia không đồng đều”.
    • Thử dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với từng người con mỗi ngày, chẳng hạn như trước khi đi ngủ, trong lúc ăn sáng hoặc khi đón con sau giờ học. Hãy trân trọng khoảng thời gian này và tránh xem điện thoại hoặc phân tâm.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Dành thời gian gặp riêng từng người con.
    Trẻ cần được cảm thấy quan trọng khi ở bên cha mẹ; vì vậy, hãy chủ động dành thời gian cho từng người con. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể lên kế hoạch cho hoạt động vui nào đó, chẳng hạn như đi bộ, ăn vặt hoặc chơi xếp hình. Khi ở bên con, bạn nhớ dành toàn bộ sự chú ý cho con - trò chuyện với con và lắng nghe những gì con nói. Thậm chí việc dành thời gian thoải mái bên nhau cũng rất ý nghĩa với con.[8]
    • Cố gắng chia đều thời gian nếu bạn có nhiều con. Tuy nhiên, bạn không cần thực hiện cùng một việc với các con - có thể một trong các con của bạn thích trượt patin và người con khác thích đến thư viện.
    • Quan tâm đến việc học của con. Ví dụ, khi có thể, bạn sẽ tham gia các hoạt động ở trường của con, cùng con làm bài tập về nhà và theo dõi kết quả học tập để biết học lực của con.
    • Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận để không khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt vì bị kiểm soát quá mức - hãy cho trẻ được là chính mình. Bạn nên để con cảm thấy khoảng thời gian bên bạn rất đặc biệt, thay vì cảm thấy miễn cưỡng.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tôn trọng sự riêng tư của con để tạo dựng niềm tin.
    Hãy để trẻ cảm thấy các ngăn tủ không bị lục lọi hoặc nhật ký không bị đọc trộm mỗi khi con trở về phòng riêng của mình. Đây là cách dạy cho con biết tôn trọng không gian của mình và sự riêng tư của người khác. Ngoài ra, việc này còn đem đến cho con cảm giác an tâm và giúp tạo dựng niềm tin giữa bạn và con.
    • Cho con được phép giữ không gian cá nhân và chấp nhận rằng việc con thỉnh thoảng giữ bí mật chuyện gì đó là hoàn toàn bình thường, đặc biệt khi con đã lớn. Bạn có thể cân bằng việc này bằng cách giữ thái độ cởi mở để con thoải mái tìm đến bạn khi cần giúp đỡ trong việc gì đó.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Có mặt trong các sự kiện quan trọng.
    Có lẽ lịch làm việc của bạn rất bận rộn, nhưng bạn nên cố gắng làm mọi cách để hiện diện tại thời khắc quan trọng trong cuộc sống của con, từ buổi trình diễn văn nghệ và sinh nhật cho đến lễ tốt nghiệp trung học. Hãy nhớ rằng trẻ lớn rất nhanh và có cuộc sống riêng trước khi bạn kịp nhận ra. Sếp của bạn có thể nhớ hoặc không nhớ việc bạn bỏ lỡ một cuộc họp, nhưng con chắc chắn sẽ nhớ rằng bạn đã không đến xem vở kịch mà con tham gia.[9]
    • Nếu việc gì đó xảy và bạn phải bỏ lỡ một sự kiện quan trọng, hãy cho trẻ biết rằng bạn thật sự rất tiếc khi không thể đến và sẽ bù đắp cho con bằng một sự kiện đặc biệt khác. Ví dụ, nếu bạn không thể đưa trẻ đến lớp trong ngày đầu tiên đi học, bạn có thể ăn mừng việc này bằng cách chuẩn bị món ăn mà con thích và món tráng miệng đặc biệt cho con trong buổi tối hôm đó.[10]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Trở thành người thiết lập kỷ luật tốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt ra những quy định và hình phạt hợp lý.
    Bạn cần lập danh sách các quy định giúp trẻ có cuộc sống vui vẻ và nề nếp. Đảm bảo các nguyên tắc này phù hợp với độ tuổi của trẻ. Hãy nhớ rằng các quy định và nguyên tắc của bạn được đặt ra là để giúp trẻ phát triển, nhưng đừng nghiêm khắc đến mức khiến trẻ cảm thấy như không thể làm đúng việc gì cả.[11]
    • Ví dụ, nếu có con nhỏ, bạn có thể đặt ra quy định như “Không ra ngoài nếu không có người lớn đi cùng”, với hình phạt là phải ở yên trong nhà nếu con không nghe lời. Với trẻ lớn hơn, bạn sẽ đặt ra một loạt quy định làm việc nhà, và con sẽ mất đặc quyền nào đó, chẳng hạn như sử dụng thiết bị điện tử, nếu không chịu làm việc nhà.
    • Lắng nghe ý kiến của con về các quy định mà con phải tuân theo, nhưng hãy nhớ rằng - bạn là cha mẹ. Bạn cần đặt ra giới hạn cho các con. Trẻ được phép hành xử tùy thích sẽ gặp khó khăn trong độ tuổi trưởng thành khi phải tuân thủ các quy định của xã hội.
    • Tránh đưa ra hình phạt quá khắc nghiệt, và không bao giờ thực hiện hành vi gây tổn thương cơ thể của trẻ - bên cạnh hành vi ngược đãi, việc này thực sự có thể khiến các vấn đề về hành vi trở nên tồi tệ hơn.[12]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Áp dụng các nguyên tắc một cách nhất quán.
    Đôi khi việc này có thể khó, nhưng áp dụng các quy định giống nhau vào mọi thời điểm là việc rất quan trọng. Cố gắng không để con thao túng bạn tạo ra ngoại lệ. Nếu bạn để trẻ làm việc gì đó mà trẻ không được phép chỉ vì trẻ trở nên giận dữ, điều đó cho thấy các quy định của bạn có thể phá vỡ.[13]
    • Nếu trẻ biết các quy định có thể phá vỡ, con sẽ không còn cố gắng tuân thủ những gì đã được đề ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm soát cơn nóng giận của bạn.
    Điều quan trọng là bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh và lý trí khi tương tác với trẻ, kể cả khi các con không vâng lời. Chắc chắn đây là một thử thách, đặc biệt khi trẻ tỏ thái độ không hợp tác hoặc khiến bạn giận giữ, nhưng khi bạn cảm thấy muốn to tiếng, hãy dừng lại và tạm lánh trong chốc lát, hoặc ít nhất cho trẻ biết rằng bạn đang không vui.[14]
    • Thỉnh thoảng chúng ta đều mất bình tĩnh và trở nên mất kiểm soát. Nếu bạn làm hoặc nói điều gì đó khiến bạn hối hận, hãy xin lỗi trẻ để các con biết rằng bạn đã mắc sai lầm. Việc dạy con xin lỗi và nhận lỗi khi sai là bài học quan trọng hơn việc hành xử như thể bạn luôn hoàn hảo.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đứng cùng chiến tuyến với vợ/chồng của bạn.
    Khi nuôi dạy con cái, bạn cần cho các con thấy rằng cha mẹ luôn đồng lòng - cả hai người đều nói “có” hoặc “không” trước các sự việc giống nhau. Nếu trẻ nghĩ rằng mẹ luôn nói có và bố sẽ nói không, trẻ sẽ học cách tận dụng điều đó để đạt được những gì chúng muốn.[15]
    • Điều này không có nghĩa là cả hai người đều phải đồng tình 100% trong chuyện nuôi dạy con cái. Trên thực tế, hai người nên hợp sức cùng nhau giải quyết vấn đề liên quan đến con cái, thay vì đối đầu với nhau.
    • Cố gắng không cãi nhau với vợ/chồng trước mặt con cái. Trẻ có thể cảm thấy bất an và sợ hãi khi nghe cha mẹ tranh cãi. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ thấy rằng khi không cùng quan điểm với người khác, chúng ta vẫn có thể trao đổi sự khác biệt trong hòa bình.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lên lịch sinh hoạt có hệ thống để giữ nề nếp gia đình.
    Các con của bạn nên cảm nhận được khuôn phép cùng sự hợp lý trong cách vận hành mọi thứ trong nhà và cuộc sống gia đình. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm để tận hưởng cuộc sống vui vẻ ở bên trong lẫn bên ngoài tổ ấm của mình. Để được như vậy, bạn cần lên kế hoạch sinh hoạt điều độ. Ví dụ, bạn nên đặt quy định về giờ giấc đi ngủ và thức dậy, ăn uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày và lập thời gian biểu cho việc học và thư giãn.[16] Sau đây là một số cách thiết lập nề nếp ho con:
    • Giữ gìn vệ sinh cá nhân của chính bạn, chẳng hạn như tắm gội và chăm sóc răng miệng, và dạy trẻ thực hiện điều tương tự.
    • Dạy trẻ về trách nhiệm bằng cách giao công việc thông thường hoặc việc nhà cho con thực hiện như một thói quen.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Phê bình hành vi của trẻ, thay vì phê bình trẻ.
    Khi trẻ cư xử không đúng mực, hãy cho trẻ biết bạn không thích hành động đó. Tuy nhiên, bạn đừng quên trấn an rằng bạn vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến con, kể cả khi bạn không hài lòng với hành vi đó. Như vậy, con sẽ cảm thấy được yêu thương, che chở trong khi cố gắng thay đổi cách hành xử của mình.[17]
    • Ví dụ, nếu bạn bắt gặp con cư xử không đúng mực với anh/chị/em, đừng vội nói “Con hư quá!”. Thay vào đó, hãy nói “Người khác sẽ cảm thấy tổn thương khi bị xúc phạm, mẹ nghĩ con nên xin lỗi em Na”.
    • Thẳng thắn nhưng tử tế khi bạn chỉ ra lỗi sai của con. Bạn cần tỏ ra nghiêm nghị, nhưng không lạnh nhạt hoặc giận dữ khi nói với con về mong đợi của mình.
    • Nếu con không vâng lời ở nơi công cộng, hãy phê bình hành vi của trẻ tại nơi riêng tư. Bằng cách này, bạn sẽ không khiến trẻ cảm thấy xấu hổ.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đừng đặt kỳ vọng phi lý cho trẻ.
    Cố gắng không khiến trẻ cảm thấy như phải trở nên hoàn hảo hoặc sống theo tiêu chuẩn hoàn hảo của bạn. Ví dụ, đừng ép trẻ đạt thành tích xuất sắc hoặc trở thành cầu thủ giỏi nhất trong đội bóng mà trẻ tham gia. Thay vào đó, bạn nên khuyến khích trẻ xây dựng thói quen học tập tốt và tinh thần thể thao tích cực, và để trẻ nỗ lực theo khả năng của mình.[18]
    • Nếu bạn hành xử như thể chỉ chấp nhận điều tốt nhất, con sẽ cảm thấy như không bao giờ đạt được điều đó, và thậm chí có thể nổi loạn.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Giúp trẻ hình thành tính cách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dạy trẻ trở nên độc lập.
    Trẻ nên biết rằng bản thân được phép trở nên khác biệt và không cần chạy theo đám đông. Hãy dạy con phân biệt đúng sai từ khi còn nhỏ, và khuyến khích con tự đưa ra quyết định thay vì bạn tự quyết định cho con.[19]
    • Cho con cơ hội được lựa chọn. Ví dụ, nếu có con nhỏ, bạn có thể chuẩn bị 2-3 bộ trang phục và để con chọn theo ý thích, hoặc cho phép con tự chọn món ăn nhẹ.
    • Đối với trẻ lớn hơn, bạn sẽ để trẻ tự chọn hoạt động ngoại khóa mà con muốn tham gia và bạn bè mà con muốn gặp gỡ - miễn là bạn cảm thấy an toàn cho con.
    • Hãy nhớ rằng con cái không phải phần tiếp nối của bạn. Con cái là cá nhân độc lập đang nhận sự chăm sóc của bạn, không phải là người để bạn tái hiện lại cuộc sống của mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trở thành tấm gương cho con.
    Nhiều người cho rằng việc quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm là trở thành tấm gương sáng cho con noi theo. Nếu bạn mong muốn con làm điều gì đó, hãy làm gương cho con. Bạn không cần trở nên hoàn hảo, nhưng bạn nên cố gắng làm những gì mà mình muốn con làm theo, và mạnh dạn nhận lỗi khi mắc sai lầm.[20]
    • Ví dụ, nếu bạn muốn con trở nên lịch sự và tử tế, đừng to tiếng khi tham gia giao thông hoặc chen hàng tại quầy tính tiền trong siêu thị.
    • Nếu muốn trẻ hiểu về hoạt động thiện nguyện, bạn nên đưa trẻ đến bếp ăn từ thiện hoặc mái ấm và giúp đỡ trong việc chuẩn bị bữa ăn. Đừng quên giải thích cho trẻ hiểu lý do bạn tham gia hoạt động thiện nguyện để trẻ biết vì sao bản thân nên làm điều đó.
    • Nếu bạn muốn trẻ làm việc nhà, hãy nhờ trẻ giúp đỡ trong khi bạn dọn dẹp nhà cửa. Đừng chỉ yêu cầu trẻ dọn phòng trong khi bạn ngồi yên trên ghế.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dạy trẻ phép lịch sự.
    Các phép lịch sự cơ bản sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong cuộc sống thường ngày; vì vậy, từ những năm đầu đời của con, bạn nên dạy con nói những điều như “Vui lòng”, “Cảm ơn” và “Xin lỗi”. Ngoài ra, bạn cũng cần dạy con chờ đến lượt của mình, chia sẻ với người khác và kỹ năng giao tiếp.[21]
    • Trẻ học các cách hành xử này từ gia đình và bạn nhớ tự thực hiện những điều đó!
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Khuyến khích trẻ sống lành mạnh.
    Việc quan trọng mà bạn cần làm là đảm bảo trẻ ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe, thường xuyên vận động và ngủ đủ giấc mỗi đêm. Đừng ép trẻ ăn hoặc hành động theo cách nào đó, nhưng hãy cố gắng cung cấp các lựa chọn lành mạnh thay vì dự trữ thức ăn vặt, và lên kế hoạch cho các hoạt động khiến cả nhà đứng dậy và di chuyển.[22]
    • Một trong các cách khuyến khích trẻ vận động là cho trẻ chơi thể thao từ khi còn nhỏ để trẻ có thêm đam mê lành mạnh.
    • Tập cho trẻ ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ. Từ thời điểm bạn bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn cứng, hãy để trẻ làm quen với nhiều loại hoa quả và rau củ phù hợp với độ tuổi, thay vì thức ăn vặt không tốt cho sức khỏe như bim bim và bánh kẹo.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cho phép trẻ được mắc lỗi.
    Cuộc sống là một người thầy vĩ đại, nên bạn đừng vội giúp con tránh gặp phải hậu quả từ hành động của con. Sự thật là bạn không thể bảo vệ con mãi mãi, và trẻ nên học các bài học cuộc đời càng sớm càng tốt. Mặc dù bạn cảm thấy khó mà đứng nhìn trẻ mắc sai lầm, nhưng việc này sẽ đem đến lợi ích lâu dài cho bạn và con.
    • Ví dụ, nếu con không chịu mặc áo ấm, bạn đừng bắt ép con - trẻ sẽ nhận ra sai lầm của mình khi bị lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể đem theo áo ấm phòng trường hợp con đổi ý.[23]
    • Cân nhắc mức độ phù hợp khi bạn để trẻ đối mặt với hậu quả do trẻ gây ra. Ví dụ, đôi khi tốt hơn hết bạn nên để trẻ ngã từ ghế sô-pha xuống sàn thay vì liên tục to tiếng yêu cầu trẻ ngồi xuống. Tuy nhiên, nếu trẻ đứng bên bờ vực, chắc chắn bạn cần phải can thiệp.
    • Cố gắng không nói “Bố/mẹ đã bảo rồi mà” khi con học nhận ra bài học của mình. Thay vào đó, hãy để con tự rút ra kết luận về chuyện đã xảy ra.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Nuôi dạy con ở độ tuổi thanh thiếu niên và thanh niên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhấn mạnh sự vừa phải và trách nhiệm khi uống rượu bia.
    Bạn có thể trao đổi vấn đề này từ khi con còn nhỏ. Hãy giải thích rằng con sẽ phải chờ đến khi đủ tuổi quy định để được phép uống rượu bia với bạn bè, và nói về tầm quan trọng của việc không uống rượu bia khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thẳng thắn nói về ảnh hưởng của rượu bia đối với não bộ và cơ thể của con.[24]
    • Động viên con chờ đến khi đủ tuổi quy định rồi mới uống rượu bia. Mặc dù vậy, con không được phép lái xe sau khi uống rượu bia, và bạn cần cho con biết rằng trong tình huống đó, con có thể gọi cho bạn để được đưa về nhà một cách an toàn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thành thật với con về chủ đề tình dục.
    Nếu trẻ đặt câu hỏi về tình dục, bạn hãy trả lời các câu hỏi đó một cách điềm tĩnh và không ngượng ngùng. Việc không trả lời các câu hỏi này có thể khiến trẻ bị thiếu hụt thông tin và cảm thấy xấu hổ, dẫn đến những hệ lụy về sau. Từ khi con còn nhỏ, bạn nên nói về cơ thể của con, bao gồm tên đúng của các bộ phận trên cơ thể. Khi con lớn hơn, đây là thời điểm để trao đổi với con về tuổi dậy thì, thụ thai, tránh thai và ảnh hưởng của tình dục đối với các mối quan hệ.[25]
    • Việc trẻ tò mò về cơ thể của mình khi đã lớn là hoàn toàn tự nhiên. Nếu trẻ tìm đến bạn với các câu hỏi, hãy trả lời một cách cởi mở và cố gắng không cảm thấy ngượng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đồng hành cùng con kể cả khi con trưởng thành.
    Cách bạn nuôi dạy con có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của con, và con sẽ luôn cần tình yêu thương của bạn, kể cả khi bạn ở xa hàng trăm dặm. Dù bạn sẽ không thường xuyên hiện diện trong cuộc sống của con, bạn vẫn nên cho con biết rằng bạn quan tâm và luôn sẵn sàng có mặt bên con.[26]
    • Nếu bạn có mối quan hệ tốt với con, con vẫn sẽ tìm đến bạn để xin lời khuyên dù ở bất kỳ độ tuổi nào.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hết sức cẩn trọng với những người lớn mà bạn chọn giới thiệu cho con.
  • Đừng áp đặt cuộc sống của bạn lên con cái. Hãy cho phép con lựa chọn và sống cuộc đời mà con muốn.
  • Tìm sự cân bằng và hỗ trợ khi bạn cần được giúp đỡ trong việc nuôi dạy con cái, và luôn tử tế với bản thân khi bạn vẫn còn một vài thiếu sót.
  • Tham gia lớp học làm cha mẹ tại trung tâm giáo dục dành cho người lớn ở địa phương để bạn cảm thấy tự tin hơn với vai trò của mình.
  • Mặc dù nhiều người sẽ cố gắng cho bạn lời khuyên về việc nuôi dạy con cái, nhưng hãy nhớ rằng bạn là người quyết định cách nuôi dạy con của mình.

Cảnh báo

  • Khi khen ngợi con, bạn nên tập trung vào nỗ lực thay vì kết quả cuối cùng kẻo trẻ sẽ bị “nghiện” lời khen.
  • Không chiều chuộng trẻ quá mức. Việc này có thể khiến trẻ trở nên ương ngạnh và thiếu trách nhiệm.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kathy Slattengren, M.Ed.
Cùng viết bởi:
Giáo viên & Huấn luyện viên dạy kỹ năng làm cha mẹ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kathy Slattengren, M.Ed.. Kathy Slattengren là giáo viên và huấn luyện viên dạy kỹ năng làm cha mẹ, người sáng lập tổ chức Priceless Parenting. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Kathy chuyên giúp đỡ các bậc phụ huynh xây dựng mối quan hệ vững chắc và yêu thương với con họ. Cô đã giúp hàng nghìn phụ huynh trên thế giới thông qua các lớp học trực tuyến, buổi thuyết trình, lớp huấn luyện và sách của tổ chức Priceless Parenting. Kathy có bằng cử nhân khoa học máy tính và tâm lý học của Đại học Minnesota và bằng thạc sĩ giáo dục và thiết kế giảng dạy của Đại học Washington. Kathy là thành viên của Mạng lưới Giáo dục Quốc gia về Kỹ năng Làm Cha mẹ, Liên minh Chấm dứt Bạo lực với Trẻ em Hoa Kỳ, Hiệp hội Công nghệ Giáo dục Quốc tế và là thành viên sáng lập của tổ chức Parent Learning Link. Priceless Parenting đã được giới thiệu trên các kênh truyền hình ABC News, Komo News, King 5 News, National PTA, Parent Map và Inspire Me Today. Bài viết này đã được xem 28.459 lần.
Chuyên mục: Cha mẹ
Trang này đã được đọc 28.459 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo