Cách để Trồng Cây Dành dành

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dành dành, còn có tên gọi khác là chi tử, là một trong những loài hoa thơm nhất có thể trồng ở nhà, nhưng nó cũng đặt ra một số thách thức cho người trồng. Dành dành cần một độ a-xít nhất định trong đất, nhiều nước và ánh sáng, nhiệt độ mát và độ ẩm cao. Dành dành cũng dễ bị nhiễm sâu bọ. Tuy nhiên, nếu vượt qua được những thách thức đó, bạn sẽ được đền đáp bằng những bông hoa tươi tắn thơm ngát nở từ mùa xuân đến suốt mùa hè.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Trồng Dành dành Ngoài Trời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm một khu vực đầy ánh sáng mặt trời cho đến nơi có ánh sáng nhẹ.
    Không như hầu hết các loại cây khác, dành dành mỏng manh và kén chọn môi trường sống.[1]
    • Dành dành phát triển tốt ở nơi có ánh sáng mạnh, độ ẩm cao và thậm chí ở nơi có nguồn nước và chất dinh dưỡng.[2]
    • Tuy có thể sống trong nhà, nhưng không khí nóng, khô và những ngày mùa đông u ám có thể khiến cây lụi dần.
    • Thời gian lý tưởng để trồng dành dành là suốt mùa xuân và mùa thu, khi mặt trời chiếu sáng rực rỡ nhưng không quá nóng.[3]
    • Cây sẽ không trổ nụ nếu nhiệt độ ban ngày cao hơn 21 độ C, và ban đêm vượt quá 18,5 độ C hoặc thấp hơn 15,5 độ C.[4]
    • Lưu ý rằng cây dành dành không thể sống được ở ngoài trời khi mùa đông đến. Khi đó, bạn nên mang chúng vào nhà.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra độ...
    Kiểm tra độ pH trong đất để biết dành dành có thể thực sự phát triển tốt khi trồng ở đó không. pH là thang đo độ a-xít trong đất, và rễ cây dành dành sẽ không chịu được nồng độ a-xít quá cao.
    • Độ a-xít được đo với mức thang từ 0 đến 14, trong đó 0 là độ a-xít cao nhất và 14 là độ cơ bản nhất. Dành dành ưa đất a-xít, vì vậy độ pH từ 5 hoặc 6 là thích hợp vì đó là độ a-xít vừa phải.[5]
    • Nếu cần, bạn có thể bón thêm sulfur, một chất bột màu trắng bán ở hầu hết các nhà vườn, để giảm mức pH xuống trong trường hợp độ pH cao hơn 6.
    • Bản chất của đất phải giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Dành dành đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhưng bộ rễ của nó có thể chết nếu bị úng nước.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đào một hốc đất sao cho vừa bầu rễ của cây.
    Chú ý sao cho hốc đất rộng hơn 2 hoặc 3 lần vì bạn sẽ đắp đất vào sau khi đã đặt bộ rễ xuống.
    • Bầu rễ là toàn bộ rễ của cây và đất bao xung quanh rễ.
    • Nếu đất trồng cằn cỗi, bạn bón một ít phân trộn vào hốc đất trước khi đặt bầu rễ xuống. Phân trộn là loại phân bón hữu cơ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
    • Cẩn thận chọn địa điểm trồng các bụi cây. Nếu trồng cây gần nhà, bạn có thể thưởng thức hương thơm của những bông hoa khi ngồi ở bàn làm việc hoặc từ ô cửa sổ nhìn ra. Nhưng trồng quá sát nhà có nghĩa là độ pH trong đất có thể quá cao, không thích hợp cho cây phát triển tốt.
    • Bạn cũng nên nhớ là dành dành cần nhiều ánh sáng, nhưng lại không chịu được nóng. Có lẽ bạn nên trồng cây ở dưới cửa sổ phòng ngủ hơn là cửa sổ nhà bếp.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đặt bầu rễ vào hốc đất.
    Đắp đất lên đến nửa hốc và tưới nước.
    • Làm như vậy để đất chặt xuống và loại hết túi khí. Bạn cần đặt rễ cây khít trong đất để cây có thể hấp thụ được nhiều nước và chất đinh dưỡng.
    • Nếu định trồng nhiều cây dành dành, bạn chú ý đặt bầu rễ của mỗi cây cách nhau 0,9m đến 1,8m. Cây dành dành có thể phát triển từ 0,6m đến 2,4m cả chiều cao và chiều rộng.[7] Trồng quá dày có thể dẫn tình trạng chen chúc, hoặc các bộ rễ phải cạnh tranh với nhau để hút nước và chất dinh dưỡng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đắp chỗ đất còn lại khi nước đã ráo.
    Nhẹ nhàng đắp đất quanh bầu rễ sao cho đất còn hơi xốp. Tưới nước cẩn thận.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chăm sóc Dành dành Ngoài Trời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tưới cho cây 2,5 cm nước mỗi tuần.
    Thông thường cây dành dành cần một lượng mưa 2,5 cm để phát triển tốt, vì vậy bạn hãy dựa vào tiêu chuẩn đó mỗi khi tưới.
    • Thường xuyên theo dõi độ ẩm trong đất, và tưới đủ lượng nước khi đất khô. Chú ý tránh tưới quá nhiều, vì nếu đất quá ướt thì bộ rễ sẽ thiếu không khí.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đắp một lớp mùn hữu cơ dày khoảng 5 -10 cm quanh gốc cây.
    Mùn được tạo thành từ các chất hữu cơ mục rữa như lá cây, vỏ cây, hoặc phân trộn có bán ở hầu hết các nhà cung cấp vườn cảnh.
    • Chất mùn không những giúp đất màu mỡ, mà còn giữ độ ẩm, hạn chế cỏ dại mọc và duy trì nhiệt độ ổn định cho đất.
    • Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy chọn đất mùn từ dăm bào, mạt cưa và vỏ cây nghiền.
    • Đắp chất mùn là cực kỳ quan trọng vì rễ cây dành dành mọc không sâu nên dễ bị cỏ dại tấn công.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cứ 3 – 4 tuần, bạn bón phân a-xít cho cây.
    Việc bón phân đều đặn sẽ kích thích hoa nở tốt.
    • Chú ý bón phân a-xít cho cây. Loại phân bón đặc biệt này có công thức phù hợp với loại cây ưa a-xít. Phân bón thông thường có thể không đủ để nuôi dưỡng cây dành dành.
    • Cẩn thận đừng bón quá nhiều, vì có thể gây tổn hại cho cây do tích tụ muối.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng bình xịt phun sương cho cây mỗi ngày.
    Sau các bước cung cấp đủ ánh sáng, đất và nước, bạn cần đáp ứng nhu cầu về độ ẩm cho cây.
    • Phun sương sẽ tăng độ ẩm quanh cây, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, bạn cần thực hiện việc này mỗi ngày để đảm bảo cho cây sống lâu hơn.[10]
    • Ngoài việc phun sương, bạn có thể trồng dành dành thành cụm nhưng không dày quá. Việc này sẽ tạo một môi trường ẩm ướt. Để tăng thêm độ ẩm, bạn có thể đặt một đĩa nước giữa bụi cây. Khi bay hơi, độ ẩm sẽ bao bọc xung quanh các cây dành dành.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cắt tỉa cây vào đầu mùa xuân để tạo dáng.
    Nhặt bỏ các hoa héo để kích thích hoa tiếp tục nở.
    • Việc cắt tỉa những cây non và kém phát triển sẽ tạo điều kiện cho cây ra hoa. Cây non có sức bật cao, và những nhánh cây đã mất sẽ dễ dàng hồi phục vì chúng chưa phát triển mạnh.[11]
    • Tỉa bỏ những cành cây mọc xô lệch và hoa đã tàn. Dành dành là loài cây bụi thân gỗ, vì vậy cắt bỏ những cành gỗ già sẽ kích thích cho cành mới mọc ra.
    • Cắt tỉa những nhánh cây thấp nhất có nguy cơ chạm xuống đất vốn có thể khiến cây bị nhiễm bệnh.[12]
    • Không cắt bỏ hết lá. Cần phải để lại một số lá để cây có thể cung cấp thức ăn cho bộ rễ.[13]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Theo dõi cây để phát hiện ruồi trắng và rệp sáp.
    Các loài sâu bọ này rất thích cây dành dành và có thể làm cây yếu ớt hoặc chết.
    • Rệp sáp là loài sâu bọ gây hại có đốt, màu xám. Chúng ăn phần sáp của cây dành dành và để lại một lớp sáp trên cây khiến những cành con bị chết, cây trở nên cằn cỗi và rụng lá.
    • Ruồi trắng là loài côn trùng nhỏ li ti màu trắng giống những con muỗi mắt. Chúng tiết ra chất dịch ngọt và nấm bồ hóng sẽ phát triển trên đó. Loài nấm này sẽ làm vàng lá và rụng lá.[14]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Quét lên cây một lớp xà phòng diệt trùng hoặc dầu làm vườn nếu cây bị nhiễm bệnh.
    Những dung dịch này tiêu diệt cả ruồi trắng và rệp sáp, có bán ở hầu hết các cửa hàng làm vườn.
    • Nếu cây bị nhiễm rệp sáp nặng, bạn phủ toàn bộ cây với nhiều xà phòng diệt trùng hoặc dầu làm vườn. Hai ngày sau khi quét xà phòng diệt trùng lần đầu, bạn hãy cẩn thận phủ lên đất một loài nấm có ích gọi là Beauveria bassiana để tiêu diệt toàn bộ rệp sáp ăn rễ. Nấm Beauveria bassiana cũng có bán tại các cửa hàng làm vườn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Che đậy cây bằng chăn hoặc hộp các-tông vào những đợt rét mùa đông.
    Cây dành dành rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, do đó chúng cần được bao bọc và bảo vệ khỏi những ngọn gió mùa đông lạnh buốt.
    • Chú ý dùng hộp các-tông đủ rộng để che đậy được cả bụi cây mà không bẻ cong cành. Bạn có thể dùng chăn cũ, rơm rạ hoặc túi xốp hơi để bao bọc thêm bên dưới hộp.[15]
    • Dù bạn nỗ lực đến mấy, ngọn của những cánh cây vẫn có thể chết và chuyển màu đen vì sương giá hoặc vì lạnh. Khi đó bạn hãy dùng kéo tỉa cây sắc cắt tỉa những cành cây dưới phần bị hỏng vài cm.
    • Có một cách khác, bạn có thể sang cây qua chậu và đem vào nhà trong mùa đông. Mặc dù cây có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm sâu bệnh cao hơn, nhưng bạn có thể thực hiện các bước sau đây để chăm sóc cho cây dành dành khi trồng trong nhà.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Chăm sóc Dành dành Trong Nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt cây ở nơi có thể nhận được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời trong nửa ngày.
    Bạn có thể đặt gần cửa sổ hướng nam.
    • Đem cây dành dành vào nhà trong mùa đông khi ánh sáng mặt trời hiếm hoi là một việc đầy thách thức. Bạn có thể lựa chọn bổ sung ánh sáng cho cây bằng loại đèn chuyên dùng cho cây.
    • Cây dành dành cũng cần nhiệt độ trong phòng ban ngày là 13 độ C và ban đêm là 18 độ C.[16] Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng cho thích hợp và theo dõi sự phát triển của cây.
    • Tránh luồng gió lạnh thổi vào cây và không bao giờ đặt cây dành dành ở nơi hứng luồng khí nóng tỏa ra từ lò sưởi. Không khí khô của lò sưởi có thể khiến cây dành dành của bạn rụng ra từng mảnh - theo nghĩa đen.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tưới cho cây mỗi tuần một lần, bón phân một lần vào mùa xuân và một lần nữa vào mùa hè.
    Nhớ dùng phân a-xít để cây phát triển tốt.
    • Bạn cũng cần tưới cho cây. Nếu sờ vào mặt đất thấy khô, bạn hãy tưới cho đến khi đất đủ độ ẩm.
    • Thường xuyên kiểm tra độ pH trong đất để đảm bảo độ pH phải từ 5 đến 6. Dùng loại phân bón đặc biệt cho cây ưa a-xit đang ra hoa. Loại phân bón cho cây họ đỗ quyên sẽ có tác dụng tốt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng máy tạo ẩm để tăng độ ẩm trong phòng.
    Điều này đặc biệt cần thiết trong mùa đông.
    • Như đã nói ở trên, bạn có thể đặt các chậu cây dành dành thành cụm và đặt một đĩa nước ở giữa để tăng độ ẩm. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi phun sương cho cây, vì việc phun nước trực tiếp lên cây cùng lúc với việc dùng máy tạo ẩm có thể khiến nấm mọc trên cây.
    • Bạn cũng có thể đặt bộ rễ cây trực tiếp lên một khay sỏi và nước. Đầu tiên, rải một lớp sỏi vào khay và đổ nước xâm xấp mặt sỏi. Lớp sỏi sẽ giữ cho rễ cây nằm trên mặt nước mà không bị ngập trong nước. Nước sẽ làm tăng độ ẩm xung quanh cây khi bay hơi lên.[17]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tỉa cây vào mùa xuân để giữ cho cây có kích thước như ý.
    Việc này cũng kích thích cho cây nở hoa tươi tốt.
    • Tốt nhất là tỉa cây khi hoa vừa rụng. Cắt bỏ những cành chết cho đến khi đạt được kích cỡ như ý muốn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thường xuyên kiểm tra tình trạng sâu bọ.
    Khi đem cây vào nhà, cây dành dành sẽ thu hút nhiều loại sâu bọ khác ngoài ruồi trắng và rệp sáp.
    • Một loài sâu bọ cần lưu ý là rệp aphids, một loài côn trùng nhỏ, hình quả lê, có chân và râu dài.[18] Loài rệp này có thể xử lý bằng dung dịch pha một phần xà phòng nước với một phần nước. Xịt lên cả hai mặt trên và dưới của lá. Phương pháp này cũng có hiệu quả diệt trừ rệp sáp.[19]
    • Nhện đỏ rất nhỏ và khó nhìn được bằng mắt thường. Để kiểm tra nhện đỏ, bạn lắc nhẹ cây và hứng phía dưới một mảnh giấy trắng. Nếu bạn để ý thấy những chấm màu đỏ, vàng, nâu hoặc xanh lá thì có lẽ cây đã bị nhiễm nhện đỏ.[20] Xử lý loài côn trùng gây hại này bằng dầu neem - một loại dầu thực vật làm từ cây neem có bán tại hầu hết các cửa hàng thực phẩm.
    • Dầu neem cũng có thể xử lý được sự lây lan các loài sâu bọ đề cập ở trên. Nếu đã sử dụng các cách trên nhưng vẫn thấy lá cây bị vàng, vậy thì có thể cây bị nhiễm tuyến trùng hại rễ. Tuyến trùng hại rễ là loài giun ký sinh nhỏ tấn công rễ cây. Không may là chưa có cách điều trị bệnh này.[21]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khi chọn địa điểm để trồng cây dành dành, bạn nên nhớ rằng có một số loài cây có thể phát triển đến 2,4m cả chiều cao và chiều rộng.

Cảnh báo

  • Dành dành có thể không sống được khi ở ngoài phân vùng khí hậu 9 hoặc 10 (theo cách phân vùng canh tác của USDA).

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ben Barkan
Cùng viết bởi:
Chuyên gia thiết kế vườn & cảnh quan
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ben Barkan. Ben Barkan là chuyên gia thiết kế vườn và cảnh quan, chủ sở hữu và người sáng lập của HomeHarvest LLC, một doanh nghiệp xây dựng và thiết kế cảnh quan tại Boston, Massachusetts. Ben có hơn 12 năm kinh nghiệm thiết kế vườn hữu cơ, chuyên thiết kế và xây dựng cảnh quan với kết cấu tùy biến và kết hợp trồng cây một cách sáng tạo. Anh là chuyên gia thiết kế nông nghiệp bền vững, được cấp phép giám sát xây dựng tại Massachusetts và được cấp phép làm nhà thầu cải tiến nhà ở. Anh có bằng cấp về nông nghiệp bền vững của Đại học Massachusetts Amherst. Bài viết này đã được xem 24.194 lần.
Chuyên mục: Làm vườn
Trang này đã được đọc 24.194 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo