Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dưới mắt của người không sành thì bạch kim, bạc hoặc bac sterling thoạt nhìn có vẻ rất giống nhau. Tuy nhiên, chỉ cần tập luyện đôi chút là bạn sẽ nhận ra sự khác biệt của chúng trong nháy mắt!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Kiểm tra món trang sức

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm dấu xác nhận trên món trang sức.
    Dấu xác nhận sẽ được khắc vào bề mặt kim loại. Nếu món trang sức có khoá cài thì có lẽ dấu này được khắc ở mặt sau khoá cài. Món trang sức cũng có thể gắn một mảnh kim loại nhỏ có khắc dấu. Cuối cùng, bạn hãy tìm ở phần rộng nhất của trang sức.
    • Nếu món trang sức của bạn không có bất cứ dấu khắc nào, có lẽ nó không phải là kim loại quý.
    How.com.vn Tiếng Việt: Edward Lewand

    Edward Lewand

    Chuyên gia giám định & nhà thẩm định đá quý
    Edward Lewand là chuyên gia giám định & nhà thẩm định đá quý đã qua đào tạo, có hơn 36 năm kinh nghiệm trong ngành trang sức. Ông hoàn thành chương trình học chuyên ngành giám định đá quý tại G.I.A năm 1979, New York và hiện tại chuyên tư vấn về đồ trang sức thật, đồ cổ và di sản và làm chuyên gia chứng nhận. Ông là nhà thẩm định thuộc Hiệp hội Thẩm định viên Hoa Kỳ (AAA) và là thẩm định viên cao cấp của Hội Thẩm định viên Hoa Kỳ về Đá quý và Trang sức.
    How.com.vn Tiếng Việt: Edward Lewand
    Edward Lewand
    Chuyên gia giám định & nhà thẩm định đá quý

    Xem xét cả màu sắc và trọng lượng của món trang sức. Nếu bạn có cơ hội để so sánh bạch kim và bạc thì cũng dễ phân biệt hai kim loại này. Bạch kim có tỷ trọng cao hơn bạc nhiều nên sẽ nặng hơn. Ngoài ra, bạch kim cũng không thực sự trắng – màu xám thì chính xác hơn.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm dấu xác nhận món trang sức bạc.
    Một số đồng xu và trang sức có khắc con số “999." Dấu khắc này cho biết món trang sức đó làm bằng bạc nguyên chất.[1] Nếu món trang sức có khắc số “925” kèm chữ “S" nằm trước hoặc sau thì đó là bạc sterling. Bạc sterling là hợp kim gồm 92,5% bạc nguyên chất và một kim loại khác, thường là đồng.[2]
    • Ví dụ, dấu “S925” khắc trên món trang sức cho biết đó là bạc sterling.
    • Trang sức bạc nguyên chất khá hiếm, vì bạc nguyên chất mềm và dễ bị hư hại.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm các dấu khác xác định trang sức bạch kim.
    Bạch kim là kim loại rất hiếm và đắt tiền, do đó tất cả các trang sức bạch kim đều được khắc dấu xác thực. Bạn hãy tìm từ “Platinum" (bạch kim) “PLAT," hoặc “PT” đứng trước hoặc sau con số “950” hoặc “999." Những số này chỉ độ tinh khiết của bạch kim, trong đó 999 là tinh khiết nhất.[4]
    • Ví dụ, một món trang sức bạch kim thật có thể được khắc dấu “PLAT999."
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rà nam châm trên món trang sức.
    Hầu hết các kim loại quý đều không có từ tính, thế nên nếu bạn đặt nam châm gần món trang sức thì sẽ thấy chúng không chuyển động. Tuy nhiên, nếu món trang sức bạch kim của bạn phản ứng với thanh nam châm thì cũng đừng hoảng hốt. Bạch kim nguyên chất là kim loại mềm và thường được pha trộn với một kim loại khác để tạo thành sản phẩm cứng hơn. Coban là kim loại khá cứng và được sử dụng phổ biến trong hợp kim bạch kim. Coban có từ tính nhẹ, do đó một số món trang sức bạch kim có thể phản ứng với nam châm.[5]
    • Hợp kim bạch kim/coban thường được khắc dấu PLAT, Pt950, hoặc có thể là Pt950/Co.[6]
    • Kim loại phổ biến nhất dùng để làm cứng bạc sterling là đồng – không có từ tính. Nếu bạn có món trang sức bạc sterling có khắc dấu 925 nhưng lại bị hút vào nam châm, hãy đem đến thợ kim hoàn có uy tín đế kiểm tra tính xác thực của nó.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Sử dụng bộ thử axit

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng bộ thử axit để kiểm tra trang sức khó xác định.
    Nếu bạn không tìm thấy bất cứ dấu xác nhận nào và cũng không chắc nguồn gốc của món trang sức, bạn có thể dùng bộ thử axit để xác định nó là kim loại gì. Mua bộ thử axit từ nhà bán lẻ trên mạng hoặc ở cửa hàng bán đồ trang sức. Bộ thử bao gồm đá mài và vài lọ axit.
    • Mua bộ thử có thể thử được cả bạc và bạch kim. Tên kim loại có ghi trên nhãn của các lọ axit.
    • Nếu trong bộ thử không có găng tay, bạn nên mua thêm. Axit sẽ làm bỏng da nếu bạn để dính vào da.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chà món trang sức vào đá.
    Đặt hòn đá đen lên mặt phẳng. Chà nhẹ món trang sức vào đá theo chuyển động tới lui để tạo thành một vạch.[7] Chà 2 hoặc 3 vạch lên phiến đá hoặc mỗi vạch cho một loại axit sẽ sử dụng. Ví dụ, nếu muốn thử bạch kim, bạc và vàng, bạn sẽ vạch 3 vạch.
    • Chọn vị trí khó nhìn thấy của món trang sức để chà vào đá. Bề mặt đá sẽ làm trầy xước và hư hại một phần của món trang sức.
    • Trải khăn bên dưới hòn đá để bảo vệ mặt bàn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rỏ axit lên các vạch kim loại khác nhau.
    Chọn một lọ axit trong bộ thử và cẩn thận rỏ một giọt nhỏ axit lên một trong các vạch trên hòn đá. Nhớ đừng để các loại axit lẫn vào nhau để khỏi ảnh hưởng đến kết quả.
    • Hầu hết các bộ thử có các loại axit chuyên dụng để thử bạc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng axit thử vàng 18 karat để xác định bạc nguyên chất hoặc bạc sterling.[8]
    • Luôn luôn đeo găng tay khi sử dụng axit.
    How.com.vn Tiếng Việt: Edward Lewand

    Edward Lewand

    Chuyên gia giám định & nhà thẩm định đá quý
    Edward Lewand là chuyên gia giám định & nhà thẩm định đá quý đã qua đào tạo, có hơn 36 năm kinh nghiệm trong ngành trang sức. Ông hoàn thành chương trình học chuyên ngành giám định đá quý tại G.I.A năm 1979, New York và hiện tại chuyên tư vấn về đồ trang sức thật, đồ cổ và di sản và làm chuyên gia chứng nhận. Ông là nhà thẩm định thuộc Hiệp hội Thẩm định viên Hoa Kỳ (AAA) và là thẩm định viên cao cấp của Hội Thẩm định viên Hoa Kỳ về Đá quý và Trang sức.
    How.com.vn Tiếng Việt: Edward Lewand
    Edward Lewand
    Chuyên gia giám định & nhà thẩm định đá quý

    Lời khuyên của các chuyên gia: Khi muốn thử bạch kim, bạn hãy chà món trang sức lên hòn đá, sau đó rỏ axit nitric hydrochloric lên đó. Nếu vạch được vẽ vẫn còn nguyên thì món trang sức đó là bạch kim. Nếu vạch bị hoà tan thì đó không phải bạch kim.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát phản ứng của các đường vạch với axit.
    Phản ứng có thể diễn ra trong 1 giây đến 1 phút. Nếu đường vạch bị hoà tan thì món trang sức đó không phải là kim loại bạn muốn thử.[9] Ví dụ, nếu bạn rỏ axit thử bạch kim lên đường vạch và vạch đó bị hoà tan thì món trang sức đó không phải bạch kim, còn nếu vạch đó còn nguyên thì đó là bạch kim nguyên chất.
    • Nếu bạn dùng axit thử vàng 18 karat để thử bạc, đường vạch sẽ biến thành màu trắng sữa.[10] Điều này chứng tỏ món trang sức của bạn là bạc nguyên chất hoặc bạc sterling.
    • Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả, bạn hãy thử lại lần nữa cho chắc.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Sử dụng dung dịch thử trực tiếp trên bạc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng dung dịch thử bạc trên các món trang sức to và cứng.
    Tránh dùng axit trên các món đồ trang sức được chế tác tinh xảo. Axit sẽ ăn mòn bất cứ phần nào tiếp xúc với nó. Nếu bạn đã mua bộ thử axit, hãy dùng dung dịch thử bạc có trong đó. Nếu không, bạn có thể mua dung dịch thử bạc trên mạng hoặc ở các tiệm kim hoàn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử món trang sức.
    Rỏ một chút dung dịch thử bạc lên bề mặt kim loại. Chọn một vị trí khuất của món trang sức để thử. Ví dụ, nếu muốn thử chiếc lắc tay bản rộng, bạn có thể rỏ vài giọt axit vào mặt trong của chiếc lắc. Nếu muốn thử sợi dây chuyền to và dẹt, bạn nhỏ axit vào mặt sau của một đoạn dây chuyền.
    • Đeo găng tay để bảo vệ da tay và trải khăn để bảo vệ mặt bàn làm việc.
    • Đừng rỏ axit lên khoá cài hoặc các phần quan trọng khác của món trang sức. Axit có thể làm hư hại các bộ phận nhỏ của trang sức.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát phản ứng.
    Ban đầu axit sẽ chuyển màu nâu sẫm hoặc trong, sau đó biến thành một màu khác. Màu sắc mới xuất hiện sẽ biểu thị độ tinh khiết của kim loại. Ví dụ, nếu axit chuyển màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi thì kim loại đó có tối thiểu 99% bạc nguyên chất.
    • Nếu dung dịch chuyển thành màu trắng, kim loại đó có hàm lượng 92,5% bạc, tức là bạc sterling.[12]
    • Nếu axit chuyển thành màu gần như xanh lá, kim loại bạn đang thử là đồng hoặc một kim loại khác kém giá trị hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa sạch axit trên món trang sức.
    Dùng vải sạch lau axit và vứt đi. Rửa món trang sức dưới nước lạnh để loại bỏ axit còn sót. Đậy nút bồn rửa để đề phòng trang sức trôi xuống ống thoát nước. Hong gió cho món trang sức thật khô trước khi đeo lại.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Thử trang sức bằng nước ô xy già

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngâm món trang sức trong nước ô xy già.
    Đầu tiên, bạn hãy đổ ô xy già vào bát hoặc cốc thuỷ tinh, sau đó thả trang sức vào bát. Món trang sức phải ngập trong nước ô xy già. Nếu không, bạn phải rót thêm ô xy già.
    • Bạn có thể mua ô xy già ở các hiệu thuốc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quan sát phản ứng.
    Bạch kim là chất xúc tác mạnh đối với ô xy già. [13] Nếu món trrang sức đó là bạch kim, ô xy già sẽ bắt đầu sủi bọt gần như ngay lập tức.[14] Bạc là chất xúc tác yếu hơn. Nếu bạn không thấy bọt sủi ngay, hãy chờ khoảng 1 phút xem có các bong bóng nhỏ hình thành xung quanh món trang sức không.[15]
    • Ô xy già không ăn mòn hoặc làm hư hại trang sức.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rửa kỹ món trang sức.
    Rửa trang sức dưới vòi nước lạnh cho sạch ô xy già. Nhớ nút bồn rửa lại để đề phòng trang sức lọt xuống ống thoát nước. Chờ cho trang sức khô hoàn toàn trước khi đeo.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn vẫn không chắc về tính xác thực của món trang sức, hãy đem đến nhờ thợ kim hoàn có uy tín kiểm tra.

Cảnh báo

  • Để axit và bộ thử axit tránh xa tầm với của trẻ nhỏ. Axit có thể làm bỏng da và gây chết người nếu nuốt phải.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Edward Lewand
Cùng viết bởi:
Chuyên gia giám định & nhà thẩm định đá quý
Bài viết này đã được cùng viết bởi Edward Lewand. Edward Lewand là chuyên gia giám định & nhà thẩm định đá quý đã qua đào tạo, có hơn 36 năm kinh nghiệm trong ngành trang sức. Ông hoàn thành chương trình học chuyên ngành giám định đá quý tại G.I.A năm 1979, New York và hiện tại chuyên tư vấn về đồ trang sức thật, đồ cổ và di sản và làm chuyên gia chứng nhận. Ông là nhà thẩm định thuộc Hiệp hội Thẩm định viên Hoa Kỳ (AAA) và là thẩm định viên cao cấp của Hội Thẩm định viên Hoa Kỳ về Đá quý và Trang sức. Bài viết này đã được xem 22.993 lần.
Trang này đã được đọc 22.993 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo