Cách để Nhận biết mèo sắp sinh

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mèo nhà có chu kỳ mang thai khoảng 63 ngày. Nếu bạn không biết chính xác mèo bắt đầu thụ thai khì nào thì cũng khó để bạn biết được khi nào thì mèo bắt đầu chuyển dạ.[1] Tuy nhiên, bằng việc quan sát tỉ mỉ các thay đổi ở hành vi và cơ thể của mèo, bạn có thể dành cho chúng sự chăm sóc phù hợp và biết được quá trình chuyển dạ của mèo có diễn ra bình thường hay không.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Quan sát hành vi của mèo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mèo tìm ổ đẻ.
    Khi gần đến ngày chuyển dạ, mèo mẹ sẽ bắt đầu tìm một nơi phù hợp để sinh và chăm sóc mèo con. Đa số mèo mẹ sắp sinh thường tìm đến những nơi ít bị làm phiền như tủ quần áo hoặc những nơi kín đáo khác. Nếu để ý thấy mèo loanh quanh ở những nơi như vậy thì bạn có thể trải một chiếc chăn hoặc một chiếc khăn để ổ của mèo thoải mái hơn.[2][3]
    • Bạn cũng có thể làm ổ cho mèo, chẳng hạn như chuẩn bị sẵn cho nó một hộp các tông. Tuy nhiên, nhiều mèo mẹ thường thích tự chọn nơi làm ổ và thậm chí là có thể thay đổi vị trí ổ của chúng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quan sát các thay đổi trong hành vi.
    Khi gần đến ngày sinh con, mèo sẽ bắt đầu tỏ ra bồn chồn và đi lại nhiều hơn. Bạn cũng có thể để ý thấy các thay đổi trong thói quen của mèo. Ví dụ, nếu bình thường mèo tỏ ra khá khó gần thì gần đến ngày sinh nó có thể sẽ quấn quít bạn hơn hoặc ngược lại.[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Để ý xem mèo có bỏ bữa không.
    Mèo mang thai thường sẽ ăn nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, khi gần đến ngày chuyển dạ thì có thể nó sẽ ăn ít hơn hoặc thậm chí là bỏ ăn.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát hành vi vệ sinh bộ phận sinh dục.
    Việc chuẩn bị chuyển dạ sẽ kéo theo một số thay đổi về sinh lý mà mèo mẹ có thể cảm nhận được. Bạn có thể để ý thấy mèo liếm bộ phận sinh dục để làm sạch. Đôi khi bộ phận sinh dục của mèo còn tiết ra dịch nhầy báo hiệu ngày chuyển dạ của nó đã đến rất gần.[6]
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Kiểm tra cơ thể mèo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đo nhiệt độ cơ thể.
    Bắt đầu kiểm tra thân nhiệt của mèo vào khoảng ngày thứ 60 sau giao phối có thể dự đoán khá chính xác rằng mèo sắp sinh. Kể cả nếu bạn không nắm được ngày mèo thực hiện giao phối thì việc thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể khi nó đã mang thai khá lớn cũng có thể giúp bạn dự đoán được ngày chuyển dạ của nó.[7][8]
    • Nhiệt độ trực tràng của mèo khi mang thai biến động trong khoảng từ 38.1 đến 38.9 °C.
    • Trong vòng khoảng 2h trước khi sinh, nhiệt độ trực tràng của mèo sẽ giảm xuống nhiều nhất là 2 độ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quan sát tình trạng thể chất của mèo.
    Khi ngày chuyển dạ đến gần, núm vú và tuyến vú của mèo sẽ phát triển lớn hơn. Mèo cũng có thể bắt đầu liếm các núm vú. Một số dấu hiệu về thể chất khác bao gồm: sụt bụng, âm hộ mềm và mở rộng. Tất cả các dấu hiệu này đều có thể quan sát được khá rõ ràng.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý đến nhịp thở của mèo.
    Nếu nghi ngờ là mèo sắp chuyển dạ và có thể tiếp cận nó, bạn hãy nghe kỹ nhịp thở của mèo. Nhịp thở của mèo khi sắp sinh có thể nhanh hơn và thậm chí là bắt đầu trở nên hổn hển. Mèo cũng có thể bắt đầu rên nhịp nhàng liên tục.[10]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cảm nhận sức căng và áp lực ở bụng.
    Sắp tới lúc sinh, ở mèo sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt. Bạn có thể cảm nhận được điều này bằng cách nhẹ nhàng đặt tay vào bụng mèo. Sức căng và áp lực ở bụng thường là dấu hiệu cho thấy những cơn co thắt đang diễn ra. Đôi khi bạn cũng có thể nhìn thấy bụng mèo co thắt thành nhịp. Vào lúc này, mèo thường nằm nghiêng sang một bên, nhờ vậy mà bạn có thể quan sát dễ dàng hơn.[11][12][13]
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Liên hệ với bác sĩ thú y nếu quá trình chuyển dạ diễn ra quá lâu.
    Hầu hết mèo mẹ thường có thể tự sinh con. Tuy nhiên hãy quan sát cẩn thận khi mèo mẹ nhà bạn bắt đầu chuyển dạ. Nếu có những dấu hiệu (chẳng hạn như các cơn có thắt) cho thấy mèo đang rặn đẻ nhưng không sinh được sau khoảng 1 tiếng thì bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Bác sĩ sẽ biết cần phải làm gì để giúp đỡ nó.[14][15]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quan sát mèo kỹ càng nếu nhiệt độ cơ thể của nó tăng lên.
    Việc kiểm tra thân nhiệt không chỉ cho biết mèo sắp sinh và còn giúp xác định những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Thường thường thân nhiệt của mèo sẽ giảm khi đẻ con. Nếu nhiệt độ của mèo tăng, bạn cần để ý đến nó và kiểm tra nhiệt độ cơ thể lại sớm nhất có thể. Nếu thân nhiệt của mèo vẫn cao hơn bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ thú y.[16]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lưu ý sự tiết dịch bất thường.
    Trong quá trình đẻ con, mèo có thể bị ra một chút máu. Mèo mang thai cũng có thể tiết ra dịch nhầy và nước ối khi sắp sinh. Tuy nhiên, nếu mèo chảy quá nhiều máu hoặc tiết dịch có mùi hôi, bạn cần gọi bác sĩ thú y ngay vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nó không ổn.[17]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chú ý xem mèo có bị đau không.
    Việc sinh đẻ thường đi kèm với sự khó chịu và những thay đổi về hành vi nên rất khó để bạn biết được mèo có ổn hay không. Hầu hết mèo mẹ đều có thể tự sinh một cách thuận lợi, tuy nhiên nếu thấy mèo cắn vùng âm hộ hoặc kêu gào và liếm âm hộ thì bạn nên cân nhắc việc liên hệ bác sĩ thú y để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.[18]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chú ý những hành vi nguy hiểm.
    Mèo thường có những hành vi bất thường khi đến gần ngày sinh. Tuy nhiên việc ngủ li bì và ủ rũ thường không phải là dấu hiệu của việc sắp chuyển dạ mà có thể là do các vấn đề khác. Bạn cần miêu tả và xin ý kiến của bác sĩ thú y về cách xử lý nếu mèo xuất hiện những hành vi như vậy.[19][20]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 52.133 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 52.133 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?