Tải về bản PDFTải về bản PDF

Giày Vans thường đắt tiền nên chắc hẳn là bạn không muốn phí tiền mua phải hàng giả. Bạn cần kiểm tra mọi thứ thật cẩn thận từ hộp giày, logo cho đến mẫu giày. Nếu có thể, bạn hãy so sánh đôi giày đó với đôi giày mà bạn biết chắc chắn là thật.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Kiểm tra phần đóng gói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra mã vạch.
    Hộp giày phải có nhãn ghi rõ kích cỡ giày, nơi sản xuất và mã vạch. Bạn có thể dùng điện thoại để quét mã vạch. Thông tin mã vạch phải tương xứng với đôi giày của bạn.
    • Để quét mã vạch bằng điện thoại, bạn sẽ vào kho ứng dụng trên điện thoại. Sau đó tìm ứng dụng đọc mã vạch. Một số ứng dụng uy tín gồm có ShopSavvy và ScanLife. Khi đã sẵn sàng để quét mã vạch, bạn chỉ cần mở ứng dụng và dùng máy ảnh trên điện thoại để ứng dụng hoạt động.[1]
    • Nếu không có nhãn, đôi giày đó là giả.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra giá.
    Giày Vans thường có giá thấp nhất khoảng 40 đô (khoảng 900,000 đồng). Nếu được bán với giá thấp hơn thì đôi giày đó chắc hẳn là giả.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra giấy gói.
    Bên trong hộp giày thường có giấy gói để giày không bị bẩn hoặc xước. Nếu không có giấy, đôi giày đó có thể là giả.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra xem hộp giày có được gài chặt hay không.
    Hộp đựng giày Vans thật cũng được sản xuất một cách tỉ mỉ và có thể gài chặt. Một mẩu bìa nhỏ trên nắp hộp sẽ được cài vào rãnh bên trong để gài lại.
    • Các sản phẩm nhái rẻ tiền không có phần gài trên nắp hộp. Nắp hộp chỉ được gập xuống mà không có mẩu bìa nào giúp giữ chặt.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 So sánh nhãn treo.
    Mỗi đôi giày Vans đều có gắn nhãn treo thể hiện logo của công ty. Nếu có một đôi giày Vans thật, bạn nên dùng để so sánh kích cỡ và phông chữ của nhãn treo. Giày Vans giả thường có nhãn treo to hơn.[6]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xem các nhận xét về đại lý.
    Tìm tên đại lý hoặc người bán trên mạng để xem các đánh giá về họ có tích cực không. Đảm bảo đại lý phải cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc. Nếu họ không sẵn lòng cung cấp số điện thoại hoặc địa chỉ cụ thể thì có lẽ đó là đại lý giả mạo.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Kiểm tra nhãn hiệu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm nhãn hiệu ở ba vị trí.
    Bạn sẽ thấy một nhãn hiệu được may ở bên hông mặt giày. Nhãn hiệu thứ hai in trên miếng nhựa gắn ở phía sau giày. Nhãn hiệu cuối cùng nằm ở đế giày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra xem nhãn hiệu có bị lỗi hay không.
    Chữ trên logo phải được viết đúng chính tả. Hãy thử so sánh phông chữ trên logo của đôi giày bạn vừa mua với logo trên đôi giày Vans thật.
    • Màu trên nhãn hiệu có thể khác nhau, nhưng phông chữ phải giống nhau. Chữ “V” có thêm một đường ngang kéo dài sang bên phải. Phần “ans” nằm ở dưới đường ngang đó.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm logo đậm màu và tinh xảo được in rõ trên đế giày.
    Trên một số giày Vans giả, phần logo trên đế giày sẽ bị phai màu. Giày thật có logo in rõ màu, sáng và rất dễ đọc.[8]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Kiểm tra chất lượng giày

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra hoa văn bên dưới đế giày.
    Giày Vans thật có hoa văn đan chéo với hai hình dạng khác nhau: hình thoi và hình lục giác. Sẽ có ba ký tự mã quốc gia hiển thị trên bề mặt của một trong các hình thoi.[9]
    • Ba ký tự mã quốc gia phải tương ứng với mã trên nhãn dán ngoài hộp giày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra đường chỉ.
    Giày Vans thật có đường may đều và khít. Nếu bạn thấy có đường chỉ bị trùng, nghĩa là hai đường chỉ được may vào cùng một lỗ thì đôi giày đó là giả. Ngoài ra, nếu đường chỉ không thẳng hoặc khoảng cách giữa các lỗ không được bình thường thì đôi giày đó cũng là giả.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cảm nhận độ cứng của dây giày.
    Khi chạm vào dây giày, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng. Giày giả thường có dây giày rất mềm.[11]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra vòng đệm cao su ở mũi giày.
    Giày Vans có đệm cao su ở mũi giày để bảo vệ cho giày không bị rách và mòn. Trong khi phần đệm cao su khác trên giày đều bằng phẳng thì phần cao su tại mũi giày sẽ có độ nhám. Nếu bạn không thấy phần hoa văn trên vòng đệm cao su ở mũi giày, đôi giày đó hàng giả.
    • Sẽ có một khoảng cách nhỏ giữa phần cao su và bề mặt vải của giày. Khoảng cách này được tạo ra bởi một đường nhựa mảnh chạy quanh toàn bộ giày. Trên một số đôi giày Vans giả, phần cao su sẽ gắn liền với phần vải mà không hề có khoảng trống nào.[12]
    • So sánh phần cao su trên giày của bạn với đôi giày thật. Hoa văn của hai đôi giày sẽ giống nhau nếu giày của bạn là thật.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm miếng vải đỏ bên trong gót giày.
    Bên trong gót giày thật sẽ có một miếng vải màu đỏ. Miếng vải này ở phía trên gót, nhưng chỉ khoảng 1 cm và không lộ ra bên ngoài gót.[13]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Kiểm tra độ nghiêng của mũi giày.
    Giày phải hơi cong lên để phần mũi giày hướng lên. Nếu đế giày nằm bằng phẳng thì đôi giày đó là giả.[14]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Kiểm tra độ dẻo của mũi giày.
    Mũi giày phải có khả năng uốn cong. Bạn phải uốn được mũi giày và gót giày để phần trước cùng phần sau của giày có thể chạm vào nhau. Nếu giày cứng thì đó là giả.[15]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tìm ảnh của giày Vans thật trên mạng hoặc lên trang web của thương hiệu này để kiểm tra xem loại giày đang bán có giống của bạn hay không.
  • So sánh giày của bạn với sản phẩm thật được bán ở cửa hàng Vans.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Spencer Shimada
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn hình ảnh
Bài viết này đã được cùng viết bởi Spencer Shimada. Spencer Shimada là nhà tư vấn hình ảnh kiêm người sáng lập White Shoe Consulting tại Denver. Anh chuyên giúp khách hàng trở nên tự tin qua dịch vụ tư vấn tủ đồ và xây dựng phong cách cá nhân. Spencer có bằng cử nhân chuyên ngành Marketing của Đại học Công lập Weber và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Birmingham. Bài viết này đã được xem 52.586 lần.
Chuyên mục: Giầy dép
Trang này đã được đọc 52.586 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo