Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn làm thế nào để biết m1on đồ của mình là vàng thật, mạ vàng hay vàng giả? Theo hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế, bất cứ thứ gì chứa ít hơn 41,7% hoặc 10 karat vàng đều được xem là vàng giả. Để kiểm tra vàng hoặc trang sức tại nhà, bạn có thể thực hiện một vài phép thử đơn giản – hầu hết là những thứ sẵn có như nước, giấm và nam châm. Bạn không cần phải là chuyên gia giám định trang sức cũng có thể biết món đồ của bạn là vàng thật hay vàng giả – chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước một để thử vàng ngay bây giờ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Thử vàng với các vât liệu gia dụng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thả vàng vào bình nước xem nó có chìm không.
    Tìm một vật đựng đủ rộng để có thể chứa nước và món đồ vàng mà bạn muốn thử. Nhiệt độ của nước không quan trọng lắm – bạn cứ dùng nước âm ấm là được. Vàng là kim loại có tỷ trọng nặng, do đó nó sẽ chìm ngay xuống đáy bình. Vàng giả nhẹ hơn nhiều nên sẽ trôi lơ lửng.[1]
    • Vàng thật cũng không gỉ hoặc xỉn mờ khi ướt, thế nên nếu bạn thấy món đồ bị biến màu thì có lẽ đó là vàng mạ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhỏ vài giọt giấm lên vàng.
    Đặt món trang sức hoặc món đồ lên mặt phẳng, dùng ống nhỏ thuốc để nhỏ vài giọt giấm lên đó và chờ 15 phút. Vàng thật sẽ không bị đổi màu, nhưng vàng giả thì có.[2]
    • Bạn cũng có thể ngâm vàng vào bát thủy tinh đựng giấm trong 15 phút. Tuy nhiên, phương pháp này có hơi mạo hiểm hơn một chút vì giấm có thể làm hỏng các loại đá bán quý gắn trên trang sức vàng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm những chỗ biến màu nhìn thấy được khi vàng bị hao mòn.
    Vàng là kim loại khá mềm, do đó lớp mạ vàng thường sẽ bị bay đi theo thời gian. Những vị trí dễ nhận thấy nhất là xung quanh các cạnh của món trang sức hoặc đồng xu. Những chỗ này thường bị cọ vào da và quần áo suốt ngày. Nếu thấy màu của kim loại khác bên dưới lớp vàng thì bạn biết ngay vật đó là đồ mạ và không được xem là vàng thật.[3]
    • Ví dụ, màu bạc có thể là bạc hoặc titan. Màu đỏ có thể là đồng hoặc đồng thau.
    How.com.vn Tiếng Việt: Jerry Ehrenwald

    Jerry Ehrenwald

    Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý
    Chủ tich IGI, Jerry Ehrenwald, là chuyên gia giám định đá quý sống tại New York, ông đã dành cả đời làm việc trong ngành này. Ông là người phát minh ra Laserscribe℠ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, thiết bị dùng để khắc dấu hiệu phân biệt lên kim cương, như số DIN (Số nhận diện kim cương). Ehrenwald phụ trách điều hành phòng thí nghiệm thương mại và bộ phận thẩm định của IGI. Ông được vinh dự làm thành viên cấp cao của Hội Thẩm định viên Hoa Kỳ (ASA) và là thành viên của Câu lạc bộ Twenty-Four Karat tại New York, một câu lạc bộ chỉ giới hạn cho 200 cá nhân thành công nhất trong ngành trang sức.
    How.com.vn Tiếng Việt: Jerry Ehrenwald
    Jerry Ehrenwald
    Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý

    Ý kiến của các chuyên gia: Các vệt đáng ngờ và những chỗ bị biến màu xung quanh cạnh của món trang sức thường là dấu hiệu cho biết đó là vàng giả. Nếu vật đó không phải là vàng 24k (được xem là vàng tinh khiết), theo thời gian nó sẽ xỉn đi khi kim loại nền tiếp xúc với ô xy.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Để ý các vệt trên da khi bạn đeo vàng.
    Vàng nguyên chất không phản ứng với mồ hôi hoặc dầu trên da, do đó nếu bạn nhìn thấy các vệt đen hoặc xanh thì nghĩa là vật bạn đang đeo là kim loại khác. Bạc sẽ để lại các vệt đen, đồng sẽ tạo nên các vệt màu xanh lá. Nếu trên da bạn có nhiều vệt màu như vậy, có lẽ món trang sức bạn đang đeo không phải là vàng nguyên chất như bạn tưởng.[4]
    • Lưu ý rằng phần lớn các vật bằng vàng thường pha vàng với các kim loại khác. Ngay cả trang sức vàng 14K với 58,3% vàng cũng để lại các vệt trên da. Bạn nên sử dụng thêm các phép thử khác để đảm bảo món đồ của bạn là vàng thật.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng nam châm để thử xem món đồ của bạn có bị hút vào không.
    Phương pháp này cần dùng thỏi nam châm mạnh hút được cả các hợp kim. Cầm thỏi nam châm di chuyển bên trên món đồ và quan sát xem nó phản ứng ra sao. Vàng không có từ tính, do đó bất cứ thứ gì bị hút vào nam châm đều không phải là vàng. Nếu vật mà bạn đang thử bị hút vào thỏi nam châm thì nó là vàng giả hoặc không nguyên chất.[5]
    • Nam châm thông thường có thể không đủ mạnh để thử. Để chính xác hơn, bạn cần mua nam châm neodymium mạnh ở các cửa hàng vật liệu tân trang nhà cửa.
    • Phép thử bằng nam châm không hoàn toàn chắc chắn, vì vàng giả cũng có thể được làm bằng các kim loại không có từ tính, chẳng hạn như thép không gỉ. Ngoài ra, một số món đồ vàng thật cũng có chứa các kim loại có từ tính, chẳng hạn như sắt.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chà vật cần thử vào đồ gốm không tráng men xem nó có để lại vệt không.
    Nhớ là phải dùng đồ gốm không tráng men, vì lớp men gốm có thể ảnh hưởng đến kết quả. Quẹt món đồ trên bề mặt chiếc đĩa gốm cho đến khi một ít bụi vàng rơi xuống. Nếu bạn thấy có một vệt màu đen thì vật đó không phải là vàng thật. Nếu là vàng thật thì nó sẽ để lại một vệt vàng óng ánh.[6]
    • Bạn có thể mua gạch gốm hoặc đĩa gốm không tráng men trên mạng hoặc ở các cửa hàng vật liệu xây dựng.
    • Phép thử này sẽ làm trầy vàng một chút nhưng thường thì không thấy rõ. Cách này an toàn hơn nhiều so với các phương pháp đòi hỏi phải cạo hoặc dùng axit.
    • Một cách khác để thử vàng là xoa một ít kem nền trang điểm lên da và dùng vàng quẹt lên lớp kem sau khi nó đã khô. Vàng giả thường phản ứng với kem nền và để lại một vệt đen hoặc xanh lá.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Kiểm tra dấu của nhà sản xuất

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tm con số chính thức đóng dấu trên vàng.
    Dấu xác thực đóng trên vàng biểu thị hàm lượng vàng trong món đồ, thường được đóng trên khóa cài trang sức hoặc mặt trong của nhẫn và bề mặt của đồng xu hoặc thỏi vàng. Dấu xác thực là một con số từ 1 đến 999 hoặc từ 0K đến 24K, tùy thuộc vào hệ thống phân loại vàng được sử dụng.[7]
    • Dùng kính lúp để quan sát dấu xác thực. Dấu này đôi khi khó nhìn rõ bằng mắt thường, đặc biệt là trên những món trang sức nhỏ như nhẫn.
    • Những món trang sức xưa có thể không có dấu xác thực. Đôi khi các dấu này bị mòn vì thời gian, cũng có khi món đồ đó chưa bao giờ được đóng dấu. Dấu xác thực trở nên phổ biến vào thập niên 1950 ở một số quốc gia, nhưng ở những vùng như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ đến năm 2000 mới bắt buộc phải có dấu xác thực.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đọc con số đóng dấu trên vàng để xác định hàm lượng vàng trong món đồ.
    Hầu hết các đồng xu và trang sức không phải là vàng nguyên chất mà thường được pha trộn với các kim loại khác. Có 2 hệ thống thang đo hàm lượng vàng được đóng dấu xác nhận. Hệ thống châu Âu có thang đo từ 1 đến 999, với 999 biểu thị vàng nguyên chất. Hoa Kỳ sử dụng thang đo từ 9 đến 24K, với 24K là vàng nguyên chất.[9]
    • Hệ thống thang đo bằng số dễ đọc hơn thang đo bằng karat. Ví dụ, con số 375 có nghĩa là món đồ của bạn có hàm lượng vàng 37,5%.
    • Mức tiêu chuẩn được gọi là vàng sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia. Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, bất cứ vật nào thấp hơn 9K đều không được xem là vàng, ngay cả chiếc lắc tay 9K có hàm lượng vàng 37,5%.
    • Các món đồ giả có thể cũng có đóng dấu để trông y như thật, do đó bạn đừng chỉ dựa vào dấu hiệu này, trừ khi bạn chắc chắn món đồ đó là vàng thật.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra các chữ cái đựợc đóng dấu trên món đồ để nhận biết vàng không nguyên chất.
    Một số chữ cái phổ biến mà bạn có thể nhìn thấy là GP, GF, và GEP. Những chữ này biểu thị món đồ của bạn là mạ vàng, tức là thợ chế tác sẽ phủ một lớp vàng mỏng bên trên bề mặt kim loại khác, chẳng hạn như đồng hoặc bạc. Món đồ của bạn cũng có một ít vàng trong đó, nhưng nó không được xem là vàng thật.[10]
    • GP là ký hiệu cho biết món đồ được mạ vàng, GF nghĩa là bọc vàng, và GEP nghĩa là mạ vàng điện giải. means gold electroplate.
    • Các ký hiệu có thể khác nhau chút ít tùy vào nơi sản xuất vàng. Ví dụ, vàng sản xuất tại Ấn Độ có biểu tượng tam giác nhỏ biểu thị hệ thống phân loại vàng do hội đồng chính phủ chịu trách nhiệm, kèm theo đó là con số đo hàm lượng vàng và mã ký hiệu, chẳng hạn như chữ K là ký hiệu của nơi bán.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Thử vàng bằng phương pháp đo tỷ trọng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cân trọng lượng của món đồ.
    Bạncó thể dùng để cân vàng nếu có cân thực phẩm đáng tin cậy, còn không thì bạn có thể đến các tiệm vàng nhờ họ cân hộ. Thử gọi đến vài tiệm trang sức hoặc tiệm giám định vàng xem họ có nhận cân không. Nhớ rằng trọng lượng vàng phải tính bằng gram thay vì ounce.[11]
    • Bạn cần tính trọng lượng vàng theo đơn vị gram để sau đó dùng để tính toán. Nếu dùng đơn vị ounce, bạn sẽ không nhận được kết quả chính xác.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rót nước vào đầy nửa ống đo chia vạch.
    Chọn ống đủ rộng để đựng được vật bằng vàng. Ống đo phải có vạch đo theo đơn vị ml hoặc cc. Nếu không có ống đo chia vạch thông thường, bạn có thể dùng cốc đong thực phẩm.[12]
    • Các ống nghiệm có chia vạch theo đơn vị mm cũng hữu ích vì nó cho số đo chính xác hơn trong phép thử.
    • Lượng nước sử dụng không quan trọng lắm, miễn là có không gian rộng rãi cho món đồ vàng. Nếu bạn rót nước đầy ống, nước sẽ tràn ra ngoài khi bạn thả vàng vào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đọc mực nước ban đầu trong ống.
    Nhìn vào vạch mức nước trên ống và ghi lại. Số đo này rất quan trọng, do đó bạn nên viết ra giấy. Nhớ đặt ống nghiệm trên mặt phẳng cân bằng để có số đo chính xác nhất có thể.[13]
    • Lưu ý rằng ống nghiệm chia vạch theo đơn vị ml hoặc cc đều được. Hai đơn vị này bằng nhau, do đó bạn có thể dùng cả hai trong phép thử.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thả vàng vào ống nghiệm và ghi lại mực nước mới.
    Nhẹ nhàng thả vàng vào ống để không làm hụt lượng nước nào. Để vàng sát mặt nước mới thả ra để nước khỏi bắn ra ngoài hoặc làm ướt tay. Sau đó, bạn sẽ nhìn vạch mức nước mới và đọc số đo.[14]
    • Viết lại số đo lần sau vào giấy. Nhớ rằng đây là số đo lần thứ hai, không phải số đo đầu tiên.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm phép trừ giữa hai số đo để tim hiệu số.
    Để biết lượng nước mà vàng đã chiếm chỗ, bạn lấy số đo sau trừ đi số đo ban đầu. Đáp số sẽ có đơn vị là ml hoặc cc, tùy vào đơn vị đo ghi trên ống nghiệm.[15]
    • Ví dụ, nếu mực nước ban đầu là 17 ml và mực nước đo lần thứ hai sau khi nước dâng lên là 18 ml, bạn sẽ có lượng nước chênh lệch là 1 ml.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chia trọng lượng vàng cho lượng nước chênh lệch.
    Tỷ trọng của vàng sẽ bằng với khối lượng vàng chia cho thể tích của nó. Sau khi tính được tỷ trọng, bạn sẽ so sánh kết quả với tỷ trọng tiêu chuẩn của vàng là 19,3 g/mL. Nếu con số không khớp, có thể là món đồ của bạn là vàng giả. Tuy nhiên, lưu ý rằng một số hợp kim trong vàng giả có tỷ trọng tương đương với vàng thật.[16]
    • Ví dụ, bạn có món đồ bằng vàng nặng 38 g và lượng nước bị nó chiếm chỗ là 2 ml. Chia 38 cho 2, bạn sẽ có kết quả là 19 g/mL, rất gần với tỷ trọng của vàng.
    • Tỷ trọng tiêu chuẩn có khác nhau chút ít tùy vào loại vàng. Với vàng vàng 14k, tỷ trọng sẽ vào khoảng 12,9 đến 13,6 g/mL. Với vàng trắng 14K, tỷ trọng sẽ là 14 g/mL.
    • Một món đồ bằng vàng vàng 18K có tỷ trọng trung bình khoảng từ 15,2 đến 15,9 g/mL. Một món đồ bằng vàng trắng 18K có tỷ trọng từ 14,7 đến 16,9 g/mL.
    • Bất cứ vật nào bằng vàng 22K đều có tỷ trọng khoảng 17,7 đến 17,8 g/mL.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Dùng phép thử axit nitric

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua bộ thử vàng để lấy axit mà bạn cần cho phép thử.
    Bộ thử vàng bao gồm vài chai axit nitric dành cho các loại vàng khác nhau. Một số bộ còn có một viên đá phẳng gọi là đá thử vàng mà bạn có thể dùng để quẹt lấy một ít bụi vàng trên món đồ. Ngoài ra có thể còn có những chiếc kim có các mẫu vàng vàng và vàng trắng để so sánh với món đồ của bạn.[17]
    • Các bộ thử vàng có bán trên mạng. Bạn cũng có thể hỏi các cửa hàng trang sức. Hầu hết thợ kim hoàn đều dùng bộ thử này vì nó có độ chính xác cao.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng dụng cụ sắc nhọn khắc một vệt trên vật bằng vàng.
    Chọn một vị trí khó trông thấy trên món trang sức để khắc, chẳng hạn như mặt dưới khóa cài hoặc vành bên trong trang sức và dùng một dụng cụ sắc nhọn như dao khắc trang sức. Khắc đến khi chạm đến dưới bề mặt vàng, để lộ ra lớp vàng mới hoặc kim loại khác bên trong.[18]
    • Phép thử axit nitric đòi hỏi phải khắc vào món đồ. Nếu món đồ vàng đó có giá trị kỷ niệm hoặc bạn muốn giữ nguyên vẹn món đồ, hãy đem đến thợ kim hoàn thay vì tự thử tại nhà.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhỏ một giọt axit nitric vào vết khắc.
    Đeo găng tay latex và làm việc trong phòng thoáng gió để tránh các nguy cơ vì đây là axit nguy hiểm. Tìm chai axit có dán nhãn dành cho vàng 18K. Cho món đồ vàng vào vật đựng bằng thép không gỉ, nhỏ một giọt axit lên vết khắc, sau đó quan sát xem nó có chuyển sang màu xanh lá không. Nếu có, bạn sẽ biết ngay đó là vàng giả.[19]
    • Vàng bình thường không phản ứng với axit, do đó món đồ của bạn có thể là vàng mạ hoặc một loại hợp kim không tinh khiết.
    • Phản ứng tạo ra màu trắng sữa thường là biểu hiện của bạc sterling mạ vàng. Nếu axit biến thành màu vàng, bạn đang có món đồ bằng đồng thau mạ vàng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cầm món đồ vàng quẹt vào đá thử vàng để kiểm tra độ tinh khiết của nó.
    Nếu bạn nghĩ món đồ đó là vàng thật, hãy quẹt nó vào đá thử vàng để tạo một vệt trên vàng. Nhỏ một giọt axit nitric để thử vàng 12K, 14K, 18K, và 22K lên những điểm khác nhau trên vệt đó. Đợi 20 -40 giây rồi kiểm tra. Tìm một điểm mà axit không phân hủy vàng để biết độ tinh khiết của nó tính theo karat.[20]
    • Các loại axit trong bộ thử vàng có nồng độ tăng dần, do đó axit dùng để thử vàng 22K mạnh hơn axit thử vàng 12K. Nếu axit thử vàng 16K phân hủy vàng nhưng axit thử vàng 14K lại không, vậy thì bạn sẽ biết món đồ của bạn là khoảng 14K.
    How.com.vn Tiếng Việt: Jerry Ehrenwald

    Jerry Ehrenwald

    Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý
    Chủ tich IGI, Jerry Ehrenwald, là chuyên gia giám định đá quý sống tại New York, ông đã dành cả đời làm việc trong ngành này. Ông là người phát minh ra Laserscribe℠ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, thiết bị dùng để khắc dấu hiệu phân biệt lên kim cương, như số DIN (Số nhận diện kim cương). Ehrenwald phụ trách điều hành phòng thí nghiệm thương mại và bộ phận thẩm định của IGI. Ông được vinh dự làm thành viên cấp cao của Hội Thẩm định viên Hoa Kỳ (ASA) và là thành viên của Câu lạc bộ Twenty-Four Karat tại New York, một câu lạc bộ chỉ giới hạn cho 200 cá nhân thành công nhất trong ngành trang sức.
    How.com.vn Tiếng Việt: Jerry Ehrenwald
    Jerry Ehrenwald
    Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý

    Để yên tâm hơn, bạn hãy đem món đồ đến chuyên gia giám định vàng có uy tín để xác định chất lượng của nó.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hấu hết các phương pháp thử vàng ở đây không chính xác tuyệt đối. Có thể bạn phải thử nhiều lần để xác định được độ thật của vàng.
  • Có lẽ bạn cũng nghe nói người ta thường cắn vào vàng để thử xem có thật không vì vàng thật sẽ có dấu răng trên đó. Tuy nhiên, vì phần lớn các món đồ vàng thường làm bằng hợp kim cứng hơn, bạn đừng thử vàng bằng cách này để bảo vệ răng.
  • Khi người bán nói rằng vàng của họ là vàng 24K thì họ có ý đó là vàng 99,9% tinh khiết với một lượng tối thiểu kim loại khác. Món đồ vàng 22K có 22 phần vàng và 2 phần kim loại khác.[21]
  • Trong các vật bằng vàng có chất lượng kém hơn vàng 24K, các kim loại khác sẽ tạo nên màu sắc và độ cứng của vật đó. Vàng nguyên chất rất mềm, do đó các kim loại khác như bạc và đồng được pha vào để làm tăng độ bền của món đồ vàng.
  • Các món trang sức vàng trắng, vàng vàng, vàng đỏ và vàng hồng đều là các hợp kim của vàng và các kim loại khác.
  • Nếu bạn cần người giúp xác định vàng thật, hãy đem món đồ đến thợ kim hoàn hoặc chuyên gia giám định vàng.

Cảnh báo

  • Axit nitric là loại axit mạnh có thể làm bỏng da và làm hư hại món đồ quý giá bằng vàng. Nếu không yên tâm với phương pháp này, bạn có thể làm các phép thử tại nhà với giấm, vốn là loại axit nhẹ hơn, hoặc bạn có thể đến chuyên gia giám định hoặc thợ kim hoàn thử bằng axit nitric.

Những thứ bạn cần

Thử vàng bằng vật liệu gia dụng

  • Vàng
  • Bình
  • Nước
  • Giấm
  • Ống nhỏ giọt
  • Nam châm neodymium
  • Gạch gốm hoặc đĩa gốm không tráng men

Kiểm tra dấu xác thực và các ký hiệu

  • Vàng
  • Kính lúp

Thực hện phép thử tỷ trọng

  • Vàng
  • Cân
  • Ống có chia vạch mức hoặc cốc đong
  • Máy tính

Sử dụng axit nitric

  • Vàng
  • Bộ thử vàng
  • Axit nitric
  • Vật đựng bằng thép không gỉ
  • Đá thử vàng
  • Găng tay latex

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jerry Ehrenwald
Cùng viết bởi:
Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jerry Ehrenwald. Chủ tich IGI, Jerry Ehrenwald, là chuyên gia giám định đá quý sống tại New York, ông đã dành cả đời làm việc trong ngành này. Ông là người phát minh ra Laserscribe℠ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, thiết bị dùng để khắc dấu hiệu phân biệt lên kim cương, như số DIN (Số nhận diện kim cương). Ehrenwald phụ trách điều hành phòng thí nghiệm thương mại và bộ phận thẩm định của IGI. Ông được vinh dự làm thành viên cấp cao của Hội Thẩm định viên Hoa Kỳ (ASA) và là thành viên của Câu lạc bộ Twenty-Four Karat tại New York, một câu lạc bộ chỉ giới hạn cho 200 cá nhân thành công nhất trong ngành trang sức. Bài viết này đã được xem 128.080 lần.
Trang này đã được đọc 128.080 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo