Cách để Kiểm tra độ trễ của mạng và internet trên Microsoft Windows

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Gần như không gì nản hơn lướt web mà phải chờ trình duyệt tải lại hay đợi trang tải xong. Đó chính là độ trễ của mạng internet, được đo lường bằng thời gian để một gói dữ liệu đi từ nguồn (máy chủ web) đến đích (máy tính của bạn). Những bước dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng cả công cụ dựa trên nền tảng web và các tiện ích trên máy tính để xác định nơi gây nên độ trễ trong việc truyền dẫn này.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Sử dụng công cụ dựa trên nền tảng web

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn website cung cấp dịch vụ kiểm tra.
    Có vô số website cung cấp công cụ kiểm tra mạng, và nhiều khả năng nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) cũng có một số công cụ trên trang của họ. Speakeasy[1] và DSLReports[2] là hai trang nổi tiếng trong số đó. Những bước dưới đây sử dụng công cụ của DSLreports: họ có bộ công cụ chẩn đoán rất toàn diện.
    • Vào www.dslreports.com.
    • Chọn Tools (Công cụ) từ thanh trình đơn ở phía trên.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngừng cho những người khác dùng mạng của bạn.
    Nếu những người sử dụng khác đang vào mạng cá nhân của bạn, báo cáo kiểm tra tốc độ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi việc chia sẻ tài nguyên này.
    • Hãy nói chuyện với những người dùng khác và nhờ họ thoát khỏi mạng cho đến khi bạn kiểm tra xong các vấn đề về kết nối.
    • Nếu bị lỗi kết nối, khi chạy những bài kiểm tra này, thay vì dùng mạng không dây, bạn nên nối máy tính trực tiếp với bộ điều giải internet bằng cáp ethernet để khoanh vùng vấn đề được tốt hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chạy bài kiểm tra tốc độ Speed Test.
    Bài kiểm tra này cho biết tốc độ tải lên và tải xuống thật sự giữa máy tính và website cung cấp dịch vụ kiểm tra, cho phép bạn so sánh chúng với tốc độ được quy định trong hợp đồng với nhà mạng.
    • Nhấn vào nút start (bắt đầu) ở bên phải của hộp Speed Test (Kiểm tra Tốc độ). Bài kiểm tra tốc độ sẽ được bắt đầu.
    • Chọn connection type (kiểu kết nối). Trên trang cung cấp dịch vụ kiểm tra, chọn kiểu kết nối của bạn trong danh sách: Gigabit/Fiber, Cable, DSL, Satellite, WISP, hay kiểu khác.
    • Chạy bài kiểm tra. Bài kiểm tra sẽ được bắt đầu, kiểm tra tốc độ tải lên, tải xuống và báo cáo về độ trễ của mạng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chạy bài kiểm tra Ping Test.
    Bài này kiểm tra thời gian cần để một gói dữ liệu đi từ máy tính của bạn đến máy chủ từ xa và quay trở lại. Nó sẽ kiểm tra đồng thời nhiều máy chủ và cho bạn đánh giá chung về khả năng truyền dẫn ở trên. Với các loại kết nối khác nhau, độ trễ thông thường dao động trong khoảng 5 - 40ms cho bộ điều giải cáp, 10 - 70ms cho DSL, 100 đến 220ms cho kết nối sử dụng đường dây điện thoại và 200 - 600 với kết nối di động[3]. Khoảng cách đến máy chủ biệt lập cũng làm tăng thêm độ trễ: cứ mỗi 100km di chuyển của dữ liệu, độ trễ tăng thêm khoảng 1ms[4].
    • Chạy Ping Test. Từ trang công cụ, chọn Start trong hộp Ping Test (Real Time). Bạn sẽ được chuyển đến trang liệt kê danh sách các máy chủ sẽ được ping đến hai lần mỗi giây và cứ mỗi 30 giây, kết nối của bạn sẽ được đánh giá theo thang điểm từ A đến F.
    • Nhấn Start. Một biểu đồ ra-đa sẽ được hiển thị cùng bản đồ vị trí máy chủ, địa chỉ IP của chúng và số liệu thống kê thời gian thực về độ trễ kết nối.
    • Đọc báo cáo. Khi chạy bài kiểm tra, điểm đánh giá dành cho kết nối của bạn sẽ xuất hiện ở cột bên trái và được cập nhật mỗi 30 giây. Khi kết thúc, bạn có thể kiểm tra lại cũng như chia sẻ kết quả.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm địa chỉ IP của bạn.
    Dù không phải là một bài kiểm tra thực sự, công cụ “What is my IP address” (Địa chỉ IP của tôi là gì) cho biết địa chỉ IP công cộng mà máy tính của bạn có thể được tìm thấy. Với dịch vụ proxy được cung cấp bởi bộ định tuyến, đó không phải địa chỉ IP thực sự của máy tính của bạn. Công cụ này cũng liệt kê những địa chỉ IP phổ biến của các thành phần trong mạng của bạn, từ đó giúp bạn sử dụng các tiện ích của Windows để xác định nguyên nhân độ trễ của mạng hay internet, nếu cần.
    • Chạy What is my IP address. Nhấn start trong hộp What is my IP address. Bạn sẽ được đưa đến trang hiển thị địa chỉ IP cũng như những trang khác phù hợp với máy tính của bạn.
    • Lưu lại địa chỉ IP của bạn. Nếu định chạy những bài kiểm tra chẩn đoán bổ sung cho kết nối mạng/ internet, bạn cần viết lại địa chỉ IP được hiển thị cũng như mọi địa chỉ IP phổ biến được liệt kê ở dưới.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Sử dụng chương trình thông dịch dòng lệnh Windows Command Prompt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Truy cập vào Command Line Prompt.
    Bạn có thể trực tiếp nhập lệnh kiểm tra độ trễ của mạng và internet vào dòng lệnh.
    • Nhấp chuột vào Start, chọn Run (Chạy).
    • cmd, và nhấn OK. Cửa sổ dòng lệnh, nơi bạn chỉ việc gõ lệnh để việc kiểm tra được thực thi, sẽ xuất hiện. Bạn cũng có thể tìm cmd.exe trong chương trình tìm kiếm của windows.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chạy bài kiểm tra Ping Loopback.
    Nó sẽ kiểm tra kết nối máy tính nhằm xác định liệu có vấn đề phần cứng cục bộ nào đang gây trễ mạng hay internet hay không.
    • Gõ “Ping 127.0.0.1 -n 20”. Đây là địa chỉ IP dùng cho gần như mọi kết nối mạng, tham số “-n 20” gửi 20 gói dữ liệu trước khi kết thúc kiểm tra. Nếu quên gõ “-n 20”, bạn có thể hủy bài kiểm tra bằng cách nhập Ctrl+C.
    • Đọc dữ liệu thống kê. Thời gian di chuyển nội bộ của gói dữ liệu phải nhỏ hơn 5ms và không gói dữ liệu nào được phép thất lạc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chạy Ping đến máy chủ từ xa.
    Lúc này, khi đã xác định được cổng nội bộ vẫn hoạt động tốt, bạn có thể Ping đến máy chủ từ xa để kiểm tra độ trễ. Với các loại kết nối khác nhau, độ trễ thông thường dao động trong khoảng 5 - 40ms cho bộ điều giải cáp, 10 - 70ms cho DSL, 100 đến 220ms cho kết nối sử dụng đường dây điện thoại và 200 - 600 với kết nối di động[5]. Khoảng cách đến máy chủ từ xa cũng góp phần làm tăng độ trễ, với mỗi 100km di chuyển của dữ liệu, độ trễ tăng thêm khoảng 1ms [6].
    • Gõ “Ping”, địa chỉ IP hoặc URL trang mà bạn muốn ping đến rồi nhấn enter. Bạn nên bắt đầu với URL của nhà mạng rồi đến những trang thường truy cập.
    • Đọc báo cáo. Vì ping đến địa chỉ từ xa, bài kiểm tra sẽ báo cáo kết quả, con số cuối cùng sau vế “time = “ là thời gian cần thiết, tính bằng mili giây, để gói dữ liệu đi đến trang biệt lập và quay trở lại máy tính. Lưu ý: lệnh này được dùng với tham số “-n 20”. Khi quên nhập tham số này, bạn có thể dùng “Ctrl+C”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chạy bài kiểm tra Traceroute.
    Bài này cho biết đường di chuyển của dữ liệu từ máy tính đến máy chủ từ xa và độ trễ trên đường đi đó. Nó sẽ hữu ích trong việc xác định nguyên nhân dẫn đến độ trễ của mạng hay internet.
    • Gõ “tracert” và địa chỉ IP hay URL trang mà bạn muốn gửi đến rồi nhấn enter.
    • Đọc kết quả. Khi lần theo đường đi của dữ liệu, bài kiểm tra sẽ hiển thị từng địa chỉ mà dữ liệu đi qua, thời gian để gói dữ liệu di chuyển và ghi nhận việc nhận dữ liệu của từng “chặng” trên đường đi. Gói dữ liệu phải di chuyển qua càng nhiều “chặng” hay thiết bị khác, độ trễ càng cao.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Sử dụng tiện ích của máy Mac

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Truy cập Network Utility (Tiện ích Mạng).
    Bạn có thể tìm thấy công cụ phần mềm cần dùng để kiểm tra độ trễ mạng và internet trong ứng dụng Network Utility của máy Mac OSX.
    • Mở Finder (Tìm kiếm) và tìm đến Applications (Ứng dụng).
    • Vào thư mục Utilities (Tiện ích).
    • Tìm Network Utility và nhấp chuột vào biểu tượng của ứng dụng để mở nó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn kết nối mạng của bạn.
    Tiện ích mạng cho phép bạn kiểm tra kết nối qua kết nối ethernet (có dây), kết nối Airport (không dây), kết nối Firewall hay Bluetooth.
    • Trong thẻ Info (Thông tin), chọn kết nối từ trình đơn giao diện mạng được thả xuống.
    • Kiểm tra lại để chắc rằng bạn đã chọn kết nối đang hoạt động. Với kết nối đang hoạt động, bạn sẽ thấy thông tin ở các trường địa chỉ phần cứng, địa chỉ IP và Link Speed (Tốc độ Đường dẫn). Ngoài ra, trường Link Status (Tình trạng Đường dẫn) sẽ có chữ “Active” (Hoạt động): kết nối không hoạt động sẽ chỉ có thông tin ở trường địa chỉ phần cứng, và trường Link Status sẽ đề “Inactive” (Không hoạt động).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chạy bài kiểm tra Ping.
    Bài kiểm tra Ping của ứng dụng Network Utility cho phép bạn nhập địa chỉ và số lần mà bạn muốn Ping đến trang đó. Với các loại kết nối khác nhau, độ trễ thông thường dao động trong khoảng 5 - 40ms cho bộ điều giải cáp, 10 - 70ms cho DSL, 100 đến 220ms cho kết nối sử dụng đường dây điện thoại và 200 - 600 với kết nối di động[7]. Khoảng cách đến máy chủ biệt lập cũng làm tăng thêm độ trễ: cứ mỗi 100km di chuyển của dữ liệu sẽ làm trễ thêm khoảng 1ms[8].
    • Chọn thẻ Ping trong trình đơn Network Utility.
    • Nhập địa chỉ IP hoặc URL trang mà bạn muốn Ping đến. Bạn nên bắt đầu với URL của nhà mạng và tiếp tục với những trang thường truy cập.
    • Nhập số lần Ping đến (10 là số lần mặc định).
    • Nhấp vào nút Ping.
    • Đọc kết quả. Khi bài kiểm tra ping đến địa chỉ biệt lập, nó sẽ báo cáo kết quả, con số cuối cùng đứng sau vế “time = “ là thời gian cần thiết, tính bằng mili giây, để gói dữ liệu di chuyển đến trang biệt lập rồi về lại máy tính.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chạy bài kiểm...
    Chạy bài kiểm tra Traceroute[9]. Nó cho thấy đường đi của dữ liệu khi di chuyển từ máy tính đến máy chủ biệt lập và độ trễ trên đường đi đó, giúp xác định nguyên nhân độ trễ của mạng hay internet.
    • Chọn thẻ Traceroute trong trình đơn Network Utility.
    • Nhập địa chỉ IP hoặc URL trang mà bạn muốn gửi đến.
    • Nhấn nút Tracerout.
    • Đọc kết quả. Khi lần theo đường đi của dữ liệu, bài kiểm tra sẽ hiển thị từng địa chỉ mà dữ liệu đi qua, thời gian để gói dữ liệu di chuyển và ghi nhận việc nhận dữ liệu của từng “chặng” trên đường đi. Gói dữ liệu phải di chuyển qua càng nhiều “chặng” hay thiết bị khác, độ trễ càng cao.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Mitch Harris
Cùng viết bởi:
Chuyên gia công nghệ người tiêu dùng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Mitch Harris. Mitch Harris là chuyên gia công nghệ người tiêu dùng tại Khu vực vịnh San Francisco. Mitch điều hành công ty tư vấn CNTT Mitch the Geek, chuyên hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp về công nghệ văn phòng tại nhà, bảo mật dữ liệu, hỗ trợ từ xa và tuân thủ an ninh mạng. Mitch có bằng cử nhân tâm lý học, tiếng Anh và vật lý và tốt nghiệp Đại học Bắc Arizona loại xuất sắc. Bài viết này đã được xem 8.566 lần.
Chuyên mục: Mạng Internet
Trang này đã được đọc 8.566 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo