Liệu ghen có phải là biểu hiện của tình yêu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi đang yêu, chắc rằng bạn và người bạn yêu cũng có đôi lúc trải qua cảm giác ghen tuông. Thỉnh thoảng ghen một chút thì không sao, nhưng sự ghen tuông có nguy cơ biến thành độc dược hủy hoại mối quan hệ tình cảm, thậm chí dẫn đến tan vỡ. Dù bạn đang khổ sở vì ghen hay bạn yêu phải một người hay ghen, hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về vấn đề này và biết cách cùng người yêu vượt qua.

Question 1 của 7:

Ghen có phải là một biểu hiện của tình yêu không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Có, thỉnh thoảng cảm thấy ghen là bình thường.
    Dù là ai đi nữa, có lẽ đôi lúc bạn cũng trải qua cảm giác ghen khi đang yêu. Có thể bạn nhận thấy ai đó đang muốn tán tỉnh người yêu của bạn hoặc người bạn yêu có vẻ thích người kia. Bạn ghen là vì bạn không muốn một nửa của mình ở bên người nào khác. Bạn chỉ muốn người ấy ở bên mình![1]
    Quảng cáo
Question 2 của 7:

Ghen có phải là dấu hiệu của sự thiếu tin tưởng không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Có thể.
    Khi những hành động của người yêu khiến bạn phát ghen, có thể là vì bạn không tin rằng họ ra ngoài giao tiếp với những người khác mà không bị xao động bởi ai đó. Điều này có thể là do người kia từng có những chuyện mờ ám trong quá khứ, hoặc chỉ là do trước đây bạn đã từng bị tổn thương. Tuy rằng không phải cứ ghen nghĩa là không tin tưởng, nhưng điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra.[2]
Question 3 của 7:

Vì sao chúng ta cảm thấy ghen trong mối quan hệ tình cảm?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bạn có thể ghen khi thấy ai đó có sức cuốn hút với người yêu của mình.
    Hãy hình dung cảnh này: Bạn và người yêu cùng đi dự tiệc. Bạn vào nhà vệ sinh và quay trở lại thì thấy nửa kia của bạn đang say sưa trò chuyện với ai đó – và hai người họ trông như có chút tán tỉnh. Cơn ghen dâng lên trong khoảnh khắc này là hoàn toàn bình thường – bạn có thể bước đến và chen vào cuộc trò chuyện giữa họ hoặc sau đó bạn hỏi người yêu của mình về người kia. Một chút ghen hờn trong tình yêu là hoàn toàn chấp nhận được, miễn là cảm giác ghen tuông không trở thành nỗi ám ảnh và sự kiểm soát.[3]
    • Đôi khi cảm giác ghen nhẹ lại giúp bạn quý người yêu hơn. Khi thấy người yêu của mình có sức hấp dẫn với những người khác, bạn sẽ nhớ rằng bạn đang có những gì và vì sao bạn lại yêu người ấy đến thế.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ghen tuông có thể bắt nguồn từ mặc cảm tự ti.
    Nếu cảm thấy mình không xứng với người yêu, có lẽ là bạn sẽ không ngừng lo rằng một ngày nào đó người kia sẽ ra ngoài tìm một người mới. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề ghen tuông vì bạn sẽ luôn cảm thấy bất an mỗi khi nửa kia của bạn tương tác với những người khác. Dù rằng ghen tuông không khiến bạn (hoặc người yêu của bạn) trở thành người xấu, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy có những vấn đề mà bạn cần phải khắc phục để có mối quan hệ lành mạnh.[4]
    • Bạn có thể nâng cao lòng tự trọng bằng cách nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ có các bài tập chuyên biệt để giúp bạn đối xử tốt với bản thân và tăng sự tự tin.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cũng có khi ghen tuông xuất phát từ những mong đợi phi thực tế.
    Nếu bạn muốn ở bên người yêu mọi nơi mọi lúc nhưng người kia lại cần có chút không gian riêng (hoặc ngược lại), khi đó ghen tuông có thể nảy sinh. Bạn có thể xử trí vấn đề này bằng cách cùng người yêu ngồi xuống nói chuyện về những gì hai bên mong muốn. Như vậy, bạn sẽ tìm được giải pháp dung hòa phù hợp với cả hai và ghen tuông sẽ tan biến.[5]
    • Ví dụ, mỗi tuần hai bạn có thể dành ra hai hoặc ba tối ra ngoài tận hưởng buổi tối chỉ có hai người, và một hoặc hai tối khác tách ra đi chơi với bạn bè. Như vậy mỗi người đều có không gian riêng mà vẫn có những khoảng thời gian chất lượng dành cho nhau.
    Quảng cáo
Question 4 của 7:

Ghen có đem lại điều gì tích cực không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Có, ghen tuông có thể giúp cặp đôi đặt ra các ranh giới trong mối quan hệ.
    Đôi khi, ghen tuông là phản ứng hoàn toàn bình thường (và hợp lý) đối với hành động của người kia. Nếu bạn cảm thấy ranh giới đã bị vượt qua, hãy cùng ngồi xuống nói chuyện với người yêu. Bạn có thể giải thích vì sao bạn lại ghen và người yêu của bạn có thể làm gì để xoa dịu cảm xúc của bạn.[6]
    • Ví dụ, có thể bạn cảm thấy ghen hoặc lo âu khi người kia ra ngoài mà không cho bạn biết họ đi đâu. Bạn có thể nói “Em thấy hơi lo khi anh ra ngoài cả đêm mà không nói chuyện với em. Em cần anh thỉnh thoảng nhắn tin và thông báo cho em biết vài lần.”
Question 5 của 7:

Làm thế nào để biết bạn đang quá ghen tuông?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bạn liên tục kiểm tra xem người kia đang đi đâu.
    Bạn lo lắng hoặc hỏi người yêu đang đi đâu thì không sao, nhưng cơn ghen có thể xui khiến bạn hành động thái quá, chẳng hạn như gọi điện hoặc nhắn tin liên tục khi họ ra ngoài chỉ để biết họ đang ở đâu. Một số người hay ghen thậm chí còn cài các ứng dụng theo dõi để có thể kiểm tra người kia mỗi khi họ ra ngoài.[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bạn theo dõi các tin nhắn, cuộc gọi hoặc email của người yêu.
    Ghen tuông đôi khi khiến chúng ta tưởng tượng rằng người kia đang trò chuyện tình cảm với những người khác. Nếu bạn liên tục đòi xem điện thoại hoặc máy tính của người yêu thì đó là dấu hiệu của ghen tuông và có thể nhanh chóng trở nên độc hại. Mọi người đều có quyền riêng tư, ngay cả trong mối quan hệ yêu đương.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bạn không muốn cho người yêu gặp gỡ bạn bè của họ.
    Nếu bạn ghen với cả tình bạn thuần khiết của người yêu, có thể bạn sẽ bắt đầu ngấm ngầm tìm cách tách họ ra khỏi bạn bè. Cũng dễ hiểu nếu bạn muốn luôn ở bên cạnh người yêu, nhưng đến mức bạn không muốn họ đi chơi với những người khác thì rõ ràng là có vấn đề.[9]
    Quảng cáo
Question 6 của 7:

Ghen tuông có phải là một tín hiệu báo động đỏ không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Có, ghen tuông có thể là dấu hiệu cho thấy người yêu của bạn có tính kiểm soát.
    Đôi khi, người ra ghen bởi vì họ muốn kiểm soát người đang có quan hệ với mình một cách hoàn toàn và tuyệt đối. Nếu người yêu của bạn bắt đầu bộc lộ hành vi ghen tuông hoặc can thiệp vào việc bạn chơi với ai, có lẽ tốt nhất là bạn nên chia tay.[10]
    • Ghen tuông không luôn luôn là biểu hiện của mối quan hệ bạo hành, nhưng điều này là hoàn toàn có thể. Nếu người yêu của bạn liên tục buộc tội bạn lừa dối, bắt đầu gọi điện hoặc nhắn tin vào những thời điểm ngẫu nhiên để “bắt quả tang” bạn đang làm điều gì đó hoặc cấm bạn gặp bạn bè và gia đình, vậy thì đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của bạn đang trở nên độc hại.
Question 7 của 7:

Ghen tuông có thể hủy hoại mối quan hệ như thế nào?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ghen tuông có thể dần dần làm xói mòn lòng tin.
    Nếu yêu phải một người hay ghen, bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi cứ liên tục bị hỏi đang ở đâu hoặc đi cùng với ai. Bị dằn vặt bởi những lời buộc tội, bạn có thể cảm thấy người yêu không tin bạn, và điều này dẫn đến oán giận. Những mối quan hệ lành mạnh được xây dựng trên lòng tin, và sự ghen tuông cho thấy giữa hai người đang thiếu lòng tin.[11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ghen tuông có thể dẫn đến hành vi bạo hành hoặc kiểm soát.
    Mặc dù ghen tuông chưa chắc đã dẫn đến bạo hành, nhưng nó là một trong các dấu hiệu báo động đỏ mà bạn cần chú ý khi đến với người mới. Vì sự ghen tuông tích tụ theo thời gian, người đó có thể sẽ tìm cách kiểm soát bạn đi đâu và gặp gỡ những ai . Nếu cảm thấy mình đang mắc kẹt trong mối quan hệ bạo hành, bạn có thể gọi đến đường dây nóng phòng chống bạo lực gia đình để được giúp đỡ.[12]
    • Nếu ở Việt Nam, bạn có thể gọi đường dây nóng phòng chống bạo lực gia đình số 1900 1768. Nếu bạn ở Mỹ, hãy gọi số 1-800-799-7233 để gặp chuyên gia tư vấn về bạo hành gia đình.[13]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tara Vossenkemper, PhD, LPC
Cùng viết bởi:
Nhà tư vấn chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tara Vossenkemper, PhD, LPC. Tiến sĩ Tara Vossenkemper là nhà tư vấn chuyên nghiệp được cấp phép kiêm người sáng lập và giám đốc điều hành của The Counseling Hub, LLC - dịch vụ tư vấn theo nhóm tại Columbia, Missouri. Cô là cũng là người sáng lập và chuyên gia tư vấn kinh doanh của Tara Vossenkemper Consulting, LLC - dịch vụ tư vấn dành cho chủ sở hữu dịch vụ trị liệu. Với hơn chín năm kinh nghiệm, cô chuyên sử dụng Phương pháp Gottman trong trị liệu mối quan hệ cho các cặp đôi đang trên bờ vực ly hôn vì mâu thuẫn hoặc mất kết nối với nhau. Tiến sĩ Vossenkemper có bằng cử nhân Tâm lý học của Đại học Missouri, Saint Louis, bằng thạc sĩ chuyên ngành Tư vấn của Đại học Missouri Baptist và bằng tiến sĩ tâm lý học với chuyên ngành Giám sát và tư vấn giáo dục của đại học Missouri, Saint Louis. Cô cũng hoàn thành khóa đào tạo Cấp độ 3 của Phương pháp Gottman trong trị liệu cặp đôi và được đào tạo về phương pháp tư vấn cặp đôi trước hôn nhân và phương pháp PREP trong tư vấn cặp đôi. Bài viết này đã được xem 3.350 lần.
Chuyên mục: Tình yêu
Trang này đã được đọc 3.350 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo