Cách để Ghét một người đã từng yêu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi bị người mình yêu làm tổn thương, hẳn sẽ rất khó để vượt qua. Có lẽ điều tốt nhất có thể làm là biến yêu thành hận, nhưng thật ra điều đó chỉ khiến mọi thứ khó khăn hơn hơn bởi ghét không trái ngược với yêu - cả hai đều là những cảm xúc mãnh liệt và hao mòn năng lượng. Nếu muốn sớm vượt qua nỗi đau mất người yêu (cho dù đó là chia tay, cãi nhau, cái chết hay thứ gì khác), điều tốt nhất bạn có thể làm đó là đối mặt với cảm xúc và bước tiếp trên đường đời.

Phần 1
Phần 1 của 5:

Bỏ đi những vật gợi nhớ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xóa thông tin liên lạc của người đó.
    Nếu người đó không còn liên quan gì đến đời bạn nữa, bạn nên xóa thông tin liên lạc của họ. Điều này ngăn bạn gọi điện, nhắn tin hoặc gửi mail cho họ.
    • Bạn có thể đã ghi nhớ số điện thoại hoặc địa chỉ mail của họ, nhưng bằng cách xóa số họ khỏi điện thoại, máy vi tính, máy tính bảng, sổ địa chỉ…v.v. có thể khiến việc liên lạc khó khăn hơn một chút.
    • Ví dụ, nếu xóa số liên lạc của người yêu cũ khỏi điện thoại, thì bạn sẽ đỡ bị thôi thúc ấn vào tên họ và gửi tin nhắn hoặc gọi điện - ít nhất, bạn sẽ phải suy nghĩ trước khi làm như thế.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Khóa số điện thoại của họ.
    Nếu người ấy vẫn gọi hoặc nhắn tin cho bạn, nếu bạn có điện thoại thông minh, hãy tải ứng dụng khóa số điện thoại, tin nhắn để không nhận thông báo từ họ.
    • Bước này đặc biệt hữu ích khi bạn đang cố gắng hết sức để xóa bỏ họ khỏi tâm trí, bởi mỗi lần họ gọi/nhắn bạn sẽ nhớ đến họ và bị thôi thúc trả lời lại.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lọc mail của họ.
    Nếu họ liên lạc qua mail, hãy ngay lập tức chuyển thư của họ sang một thư mục khác ngoài hộp thư đến. Bạn có thể thực hiện cách này tại bộ lọc thư điện tử - cách làm còn tùy thuộc bạn dùng thư điện tử nào.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Khóa họ trên mạng xã hội.
    Nếu khó có thể vượt qua một người, thì còn theo dõi họ trên Facebook, Twitter là ý tưởng tồi tệ. Thay vì chỉ bỏ theo dõi, hãy khóa học luôn; bằng cách này bạn sẽ không còn nhìn thấy bài đăng của họ và ngược lại.
    • Có lẽ bạn sẽ bị thôi thúc theo dõi xem họ đang làm gì trên Facebook, Twitter, Instagram hoặc mạng xã hội nào khác. Tránh kiểm tra trang của họ vì như thế chỉ khiến bạn khó vượt qua họ và sống tiếp cuộc đời của mình.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xóa tin nhắn.
    Hãy xóa tin nhắn cũ và các cuộc hội thoại khác như thư điện tử, tin nhắn FB, WhatsApp…v.v. Bạn còn nhiều việc hay hơn để làm hơn là ngồi đọc lại những tin nhắn cũ rồi buồn khổ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Suy nghĩ cẩn thận trước khi xóa ảnh.
    Trước khi xóa những bức ảnh, hãy xem liệu đó có phải là khoảng thời gian cuộc đời mà bạn muốn quên vĩnh viễn hay không.
    • Theo thời gian, bạn có thể an lòng quay nhìn lại mối quan hệ hoặc ít nhất là khoảng thời gian từng có.
    • Nếu sợ hối hận nếu lỡ bỏ ảnh, hãy cân nhắc cho chúng vào hộp hoặc USB, sau đó đem gửi một người bạn hoặc két sắt cho đến khi bạn đủ khỏe để có thể nhìn lại chúng lần nữa.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cất đồ kỷ niệm vào hộp.
    Hãy kiểm tra quanh phòng và loại bỏ mọi thứ khiến bạn nhớ về người ấy. Bạn có thể muốn cho những món đồ đó vào hộp cho đến khi cảm thấy sẵn sàng để đối mặt với chúng.
    • Ở thời điểm nào đó bạn có thể muốn đem đi quyên góp hoặc thậm chí đốt những thứ ấy, nhưng bây giờ, hãy tạm gạt chúng đi chỗ khác để không khơi gợi lại nỗi đau nữa.
    • Nếu quyết định đốt bỏ, hãy đảm bảo tìm một khu vực an toàn nơi cho phép đốt lửa - ví dụ, một hố đốt rác ngoài trời chứ không phải sàn phòng ngủ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 5:

Giải quyết vấn đề về cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đảm bảo kiểm soát được cảm xúc.
    Nghiên cứu cho thấy chúng ta điều hòa cảm xúc tốt hơn nếu nhìn nhận chúng một cách khoa học, như đó là những điểm dữ liệu có thể kiểm soát (nhưng vẫn bất ngờ) trong phòng thí nghiệm cuộc đời.[1]
    • Nếu nhận được những kết quả bất ngờ trong thí nghiệm, ta sẽ kiểm tra thí nghiệm, xem nó sai lệch ở đâu và xem xét kết quả từ sau lệch đó. Sau đó, bạn lên kế hoạch cho những bước tiếp theo. Nghe có vẻ vô cảm nhưng cách này thực sự có thể giúp bạn tiếp cận trái tim đang tan vỡ của mình.
    • Bạn có thể cảm thấy mình chưa kiểm soát được cảm xúc ngay bây giờ nhưng nếu kiên trì, bạn có thể luyện cho não phản ứng lại theo lối có kiểm soát - ví dụ, chúng có thể xem xét sự việc một cách bình tĩnh, khách quan thay vì thấy bị xúc xiểm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chấp nhận cảm xúc.
    Mất đi người mình yêu có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy cảm xúc: sốc, đơ, không tin được, tức giận, buồn bã, sợ hãi - thậm chí là dịu lòng và hạnh phúc. Thậm chí bạn còn cảm thấy cùng lúc tất cả cảm giác đó.
    • Thay vì chối bỏ, hãy thử chấp nhận cảm xúc và cho phép chúng diễn ra. Bạn cũng nên lùi lại một bước và cố gắng quan sát cảm xúc từ góc nhìn thứ ba, tách mình khỏi chúng. Hãy nhắc bản thân nhớ rằng những cảm xúc này là hoàn toàn tự nhiên.
    • Bạn cũng có thể nói với bản thân, “Tôi đang đau buồn vì mất mát của mối quan hệ và những cảm xúc này đều có liên quan”.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ghi chép cảm xúc.
    Bạn có thể viết hoặc nói vào máy thu âm. Điều quan trọng là tránh dồn ép cảm xúc từ bên trong, khiến việc vượt qua trở nên khó hơn.
    • Các chuyên gia khuyến khích hình thức viết nhật ký mỗi ngày. Điều này giúp bạn kết nối với cảm xúc và thậm chí tìm ra cách vượt qua chúng.
    • Nếu cảm xúc dâng trào và cảm thấy cần trút bỏ, hãy dùng tập giấy ghi chú hoặc ứng dụng ghi chú trong điện thoại để viết ra những điều đang cảm thấy.
    • Ghi chép cảm xúc nhìn chung hữu hiệu khi bạn muốn trao đổi với người mình nhung nhớ hoặc khiến bạn buồn. Thay vì phải liên lạc với họ, hãy viết một bức thư hoặc thu âm những điều bạn muốn nói. Đừng gửi cho họ. Cách này là để giúp bạn thôi. Bạn sẽ muốn hủy bức thư/bản thu âm sau khi hoàn thành đấy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng dằn vặt bản thân.
    Một mối quan hệ cần 2 người xây đắp cũng như cần 2 người mới kết thúc. Có nghĩa là một mình bạn không thể kiểm soát hết mối quan hệ, bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân.
    • Đừng quay mãi một đoạn băng quá khứ trong đầu. Đừng đắm chìm nghĩ rằng mọi thứ có thể khác đi; mọi thứ đã chấm dứt rồi và có khi lý do còn chẳng phải vì bạn - ví dụ, hai bạn chỉ là có hai lối đi khác nhau trong đời.
    • Thay vì tự hỏi “sao lại là tôi” hay tự trách “mình thật vô dụng”, hãy nghĩ về những thứ bạn có thể thay đổi về hành vi và vận dụng nó để phát triển và vượt qua.
    • Thay vì dằn vặt bản thân, hãy chăm sóc bản thân. Bạn có thể bắt đầu từ việc tự hào vì đã trưởng thành hơn từ trải nghiệm này.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhớ về những điều tồi tệ.
    Khi một mối quan hệ kết thúc, nhiều người trong chúng ta vin bám vào những kỷ niệm đẹp và hành hạ bản thân về những gì đã bỏ lỡ. Bằng cách ghi nhớ những điều tồi tệ của mối quan hệ, bạn có thể thấy chia tay là điều tích cực nhất.
    • Ngoài những điều bạn không thích về họ và mối quan hệ, hãy nghĩ xem người ấy có khiến bạn trở thành phiên bản bạn ghét hay không, “Khi còn quen em, anh lúc nào cũng hủy kèo với bạn bè mà dành thời gian cho em. Anh không còn theo đuổi sở thích riêng nữa, cảm thấy như mình đang trở thành cái bóng của em”.
    • Bạn cũng có thể lập danh sách những điều tồi tệ khi quen người ấy; nhưng nhớ là giữ ở nơi cẩn mật hoặc hủy đi ngay. Đừng cho ai thấy những thứ đó - nhất là người yêu cũ. Điều này chỉ gây thêm thị phi và khó để dứt áo ra đi hơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đừng ghét người ấy.
    Khi người này tổn thương người kia, thường là do tận bên trong người đó cũng đã chịu tổn thương y như vậy. Thế nên điều quan trọng là hãy bao dung với nhau.[3]
    • Thay vì căm hận và tức giận người ấy, hãy lấy làm tiếc cho họ. Có thể họ đang đối mặt với thứ gì đó mà về mức độ ý thức lẫn vô thức bạn không thể hiểu được.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Kể cho người bạn tin tưởng nghe về cảm xúc bản thân.
    Nghiên cứu cho thấy con người hồi phục nhanh hơn sau sang chấn nếu được nói về điều đó.[4] Cho dù đó là bạn bè, gia đình, hay người bạn thân trên mạng, hãy cầu viện những người xem trọng cảm xúc và có thể an ủi bạn.
    • Đừng nói chuyện với những người sẽ xem nhẹ cảm xúc của bạn, họ chỉ khiến bạn thấy tệ hơn.
    • Nếu thật sự khổ sở với cảm xúc, bạn có thể cân nhắc gặp một cố vấn. Người cố vấn tốt sẽ cho bạn những lời khuyên thực tiễn để vượt qua.
    • Cho dù tâm sự là điều lành mạnh, bạn sẽ cần đảm bảo không phải lúc nào cũng tỉ tê về cảm xúc của mình, nếu không bạn sẽ đẩy những người thân ra xa. Nếu lo lắng chuyện đó, hãy hỏi mọi người về cảm giác của họ. Một người bạn tốt sẽ nói ra sự thật mà không làm bạn buồn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đừng đắm chìm.
    Nghiên cứu cho thấy trút hết cảm xúc ra cũng cần thiết, nhưng nếu quá đắm chìm vào nó sẽ gây vài hậu quả tiêu cực ngang với khi kìm nén cảm xúc.[5]
    • Nghiên cứu cho thấy nếu quá tập trung vào bản thân mà không hành động để tự giải thoát khỏi tâm trí và cải thiện tâm trạng, bạn có thể mắc trầm cảm mạn tính.[6]
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Hãy kiên nhẫn với bản thân.
    Cần nhiều thời gian để chữa lành từ mối quan hệ tan vỡ; đừng mong bản thân vượt qua được ngay. Có thể bạn sẽ không bao giờ ngừng yêu người ấy, nhưng theo thời gian, tình yêu sẽ phai nhạt.
    • Rồi có lẽ một ngày bạn sẽ nhìn lại và bật cười vì mình đã cuồng si như thế nào, bởi khi ấy họ chỉ còn là kỷ niệm của một khoảng thời gian rất khác biệt trong đời bạn.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Sống tích cực.
    Khi cố quên người yêu cũ, bạn sẽ trải qua những ngày mưa cũng như nắng. Tích cực không có nghĩa là mặc kệ những ngày tồi tệ mà là luôn tin rằng những ngày tươi đẹp sẽ lại tới.
    • Có những ngày bạn sẽ thấy thậm chí không leo nổi khỏi giường. Không sao cả. Hãy mang thái độ tích cực. Bạn có thể nằm cả ngày trên giường đọc sách, xem phim, nghe nhạc buồn và khóc trôi cả giường. Nhưng hãy tự nhủ bản thân, “Được thôi, mình sẽ dành cả ngày hôm nay để buồn, nhưng ngày mai mình sẽ chạy bộ. Mình biết mình đủ mạnh mẽ để vượt qua chuyện này”.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 5:

Học các mẹo tâm lý để vượt qua

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem cuộc tình này như một thí nghiệm.
    Hãy xem xét dữ liệu của mối quan hệ thất bại này. Nó sai ở đâu? Nghiên cứu cho thấy nếu xem mối quan hệ theo góc nhìn khoa học sẽ giúp bạn lấy lại bản thân và chữa lành nhanh hơn sau khi chia tay.[7]
    • Hãy bước lùi lại và xem xét yếu tố nào đã góp phần gây nên đổ vỡ. Nhưng nhớ rằng đừng dành qua nhiều thời gian cho quá trình này - bạn đang học một bài học và phát triển từ nó, không phải để dằn vặt bản thân vì những sai sót đã gây ra.
    • Cách này không phải là để bạn suy nghĩ xem mình sau chỗ nào. Chuyện này có khi chỉ đơn giản là “Hai ta là những con người khác biệt với những mục tiêu khác nhau”.
    • Bạn còn có thể tấu hài bằng cách dành vài giờ xem chuyện tình của mình như một thí nghiệm, với đồ thị và biểu đồ các kiểu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Học được bài học.
    Sẽ dễ hơn nếu ta chịu chấp nhận sai lầm trong đời và xem chúng như cơ hội học hỏi. Xem mối tình tan vỡ là một cơ hội học tập có thể giúp bạn nhìn nhận chúng một cách tích cực hơn.
    • Sau khi chia tay bạn thường cảm thấy như mình đã phí phạm thanh xuân. Nếu xem mối quan hệ là một trải nghiệm học tập, thì không có gì phí phạm cả. Những thứ giúp ta trưởng thành và học tập không bao giờ phí thời gian.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tách biệt bản thân khỏi người ấy.
    Khi mất đi người bạn yêu thương, bạn có cảm giác một phần bản thân như cũng chết đi. Bạn nên xây dựng lại bản ngã con người mình, tách biệt khỏi người bạn yêu nhưng đánh mất.[8]
    • Một bài tập hay để xây dựng lại khái niệm về bản thân đó là viết vào một trang sổ “Tôi là ai?” hoặc “Điều gì khiến tôi là chính tôi?” rồi bên dưới viết những câu trả lời.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng cấm bản thân nghĩ về người ấy.
    Nghiên cứu cho thấy ngăn cấm bản thân khỏi cái gì chỉ khiến ta nghĩ về nó nhiều hơn.[9]
    • Thay vì tự nhủ bản thân không được nghĩ về người cũ, thì khi những ý nghĩ ấy dấy trên trong tâm trí, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở rằng họ không còn thuộc về cuộc đời bạn nữa, sau đó kéo sự chú ý sang điều khác có lợi hơn.[10]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cho bản thân thời gian vài phút mỗi ngày để nghĩ về người ấy.
    Khi người yêu bỏ ta đi, tâm trí ta bị hao mòn bởi hình ảnh người ấy. Nếu ngăn bản thân không được nghĩ về người cũ không hiệu quả, thì hãy tự nhủ “không phải bây giờ, để sau nhé”.
    • Bất cứ khi nào suy nghĩ về người ấy len lỏi trong đầu, hãy đẩy nó ra xa và nói với bản thân rằng bạn sẽ quay lại với chúng sau, vào khoảng thời gian bạn cho phép bản thân được nghĩ về người ấy.
    • Đến thời điểm ấy, bạn hãy ngồi im lặng và nghĩ bất cứ điều gì bạn muốn về họ. Bạn có thể chia ra 2 lần sáng và tối mỗi ngày, mỗi lần 10 phút.
    • Cố gắng không nghĩ về người ấy khi sắp sửa đi ngủ. Nếu được, hãy đọc sách hoặc tập yoga trước khi ngủ; suy nghĩ về người ấy có thể lại cuộn lên, nhưng bạn có thể đuổi nó đi chỗ khác cho đến thời gian biểu lần sau.
  6. 6
    Hình dung bản thân đã buông bỏ. Hãy ngồi ở một nơi thoải mái và cố gắn hình dung ra một chiếc hộp trước mặt bạn. Hãy cho hết mọi kỷ niệm vào hộp rồi đóng nắp lại.
    • Cầm chiếc hộp tưởng tượng trong tay rồi thổi nó bay đi. Sau đó nếu những suy nghĩ lại quay về, hãy tự nhủ “Không, mấy thứ này đã ra đi lâu rồi” và nhanh chóng nghĩ đến thứ gì khác.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sống trong hiện tại.
    Mỗi ngày, hãy cố gắng tập trung vào hiện tại mình đang sống. Đắm chìm vào quá khứ và tương lai sẽ chỉ khiến bạn khao khát được sống ở mốc thời gian khác. Điều này không có ích, bởi thời gian duy nhất bạn có là hiện tại ngay bây giờ.
    • Điều quan trọng là phải có mục tiêu và bắt tay vào đạt được chúng, nhưng bạn không cần phải lúc nào cũng nghĩ về những mục tiêu này. Nếu làm thế, bạn sẽ đắm chìm vào tương lai mà quên mất những việc cần hoàn thành trong hiện tại để đạt được những mục tiêu đó.
    • Bạn sẽ không muốn một năm sau nhìn lại mình của bây giờ và nhận ra bạn đã phí phạm cả năm để buồn thảm, không làm gì chỉ vì quá đau buồn cho mối quan hệ mất mát.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Hãy cười lên.
    Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ đơn giản bằng hành động cười, thì dù cho bạn đang không vui cũng sẽ trở nên vui hơn. Hãy thử ngay bây giờ - kéo khóe miệng lên và giữ đó trong vòng 30 giây.
    • Ít nhất, bạn sẽ phải bật cười bởi sự ngớ ngẩn của mình khi cứ nhìn chằm chằm vào mấy tính và cố gắng nở một nụ cười giả trân.
    • Nếu không làm được cách này, hãy thử xem hài độc thoại hoặc thứ gì đó khiến bạn cười, cho dù chỉ là trong phút chốc.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 5:

Giữ sức khỏe bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm theo cách riêng của bạn.
    Hãy làm những việc ngăn bạn liên lạc lại với người ấy. Điều này có nghĩa là hãy lên kế hoạch cho những đêm bạn biết bạn sẽ nhớ họ nhất và cố gắng bận rộn.
    • Nếu thấy bản thân quá cô đơn vào tối thứ Sáu và muốn gọi cho họ, hãy lập kèo đi chơi tối thứ Sáu. Hãy làm vậy kể cả khi bạn đang buồn đến mức chẳng muốn động tay. Bạn nên lên kế hoạch đi chơi và cố gắng sống cho hiện tại khi gặp gỡ mọi người.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tận hưởng khoảng thời gian bên người khác lẫn một mình.
    Hãy ra ngoài giao thiệp và khám phá những sở thích mới cũng như cũ. Mấu chốt là để có thể sống vui mà không có người đó, nghe có vẻ bất khả thi nhưng bạn hoàn toàn có khả năng làm được.
    • Bạn nên làm những thứ giúp cải thiện tâm trạng, nếu không bạn sẽ chết chìm trong tình trạng này và trầm cảm.[11]
    • Ví dụ các sở thích: âm nhạc, hội họa, thể thao, nhảy múa, phim ảnh, trò chơi điện tử, đọc sách, nấy ăn, đi xem kịch hay lễ hội địa phương, tham quan viện bảo tàng…v.v.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vùi đầu vào việc khác.
    Các chuyên gia nói rằng cách tốt nhất để loại bỏ thói quen xấu đó là thay thế bằng cái mới. Hãy bắt đầu một sở thích mới hoặc cũ mà đã lâu bạn chưa làm.[12]
    • Khi bắt đầu cảm thấy buồn và thiếu thốn điều gì, hãy chuyển hướng năng lượng sang thói quen mới thay vì cứ ngồi nghĩ ngợi về người yêu cũ.[13]
    • Nhớ là điều này không có nghĩa bạn nên hẹn hò người mới hoặc cố thay thế người cũ bằng một người mới. Đây là điều không lành mạnh đâu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm lại bản sắc.
    Sẽ thật khó để vượt qua một mối quan hệ khi cảm thấy một phần của mình như bị mất đi. Bạn nên xây dựng lại bản sắc cá nhân mình mà không cần con người ấy.
    • Một cách hay đó là dành thời gian một mình khám phá sở thích, cảm xúc…v.v. Điều này ban đầu sẽ khó khăn trong vài tuần hay tháng đầu. Bạn sẽ biết bản thân đã sẵn sàng khi không còn nghĩ về người yêu cũ từng phút từng giây nữa.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chăm sóc bản thân.
    Khi đối mặt với nỗi u sầu, điều quan trọng là chăm sóc tốt bản thân về thể xác lẫn tinh thần. Hãy làm những việc khiến bạn cảm thấy tốt từ trong ra ngoài.
    • Ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và tập thể dục, thiền định - bạn thậm chí sẽ cần mua quần cáo mới hoặc cắt kiểu tóc mới.
    • Các chuyên gia nói rằng căng thẳng là yếu tố chính kích động hành vi nghiện và căng thẳng này bao gồm người yêu cũ. Nếu cảm thấy quá tải, mệt mỏi hoặc căng thẳng, bạn sẽ khó cưỡng lại thôi thúc liên lạc lại với người cũ.[14]
    • Các nghiên cứu cho thấy việc nuôi dưỡng phần bản thân vốn bị bạn bỏ bê khi còn trong mối quan hệ sẽ giúp bạn vượt qua mọi chuyện.[15]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh cơ chế đối phó không lành mạnh.
    Hãy nghĩ về những hành vi thiếu lành mạnh bạn hay tìm tới khi buồn bực hoặc căng thẳng và tránh những thứ đó. Một số cơ chế đối phó không lành mạnh bao gồm:
    • Uống rượu, chơi thuốc, ăn quá nhiều hoặc bỏ ăn, cô lập bản thân, hành vi bạo lực, dành nhiều thời gian lên mạng hoặc quá đà ở mọi hành vi (như chơi game, mua sắm, xem phim khiêu dâm, tập luyện…v.v.).
    • Ví dụ, nếu nhận thấy bản thân đang ăn mất kiểm soát, hãy khắc phục bằng cách đi bộ hoặc chạy bộ, hoặc làm việc chân tay như vẽ tranh, làm thủ công.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đừng cố trả thù.
    Một khao khát thường thấy khi ta bị tổn thường đó là trả thù; tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều đó không những không giúp con người cảm thấy khỏe hơn mà còn gia tăng căng thẳng, sức khỏe suy yếu.[16]
    • Vài nghiên cứu cho thấy trả thù sẽ khiến bạn nhớ đi nhớ lại câu chuyện trong đầu, còn nếu buông bỏ sẽ giúp tình hình ít nghiêm trọng hơn, dễ bỏ qua hơn.[17]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Biết giá trị bản thân.
    Bạn không phải kẻ vô dụng. Người bạn yêu cũng không bỏ bạn mà đi; chỉ là chuyện hai người không đi đến đâu. Nhận biết giá trị bản thân không có nghĩa là tự phụ (tức là nghĩ mình đáng giá hơn người khác).
    • Nếu cảm thấy khó mà nhận ra giá trị bản thân, hãy ngồi xuống và viết một danh sách những điều bạn thích về bản thân. Ngày đầu tiên có thể bạn chỉ viết được một điều, thậm chí còn khó để nghĩ ra một điều đó, nhưng nếu cố gắng mỗi ngày thì một tuần bạn sẽ có được năm điều tốt về bản thân - có lẽ vài tháng sau điều tốt về bạn sẽ lấp kín trang giấy.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 5:

Bước tiếp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết rằng bạn là người kiểm soát cuộc sống.
    Bạn là người chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và lựa chọn của cuộc đời mình chứ không phải ai khác. Nếu không làm những việc giúp cải thiện tâm trạng và thay đổi cuộc đời, bạn sẽ cứ mãi buồn và dần rơi vào trầm cảm.
    • Nếu bị ai đó tổn thương, đừng để họ làm được điều đó mãi bằng cách đắm chìm vào cơn buồn thảm chắn lối cuộc đời bạn.[18]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lập mục tiêu.
    Hãy thiết lập những mục tiêu và bắt tay vào thực hiện sẽ cho bạn lý do xác đáng để ngưng chìm ngập trong hình bóng người cũ mà bắt đầu làm việc để cuộc sống tốt hơn.
    • Ví dụ, nếu bạn muốn vào đại học, hãy thử thách bản thân đạt điểm tốt nhất có thể và nhập học trường đại học mơ ước.
    • Nếu không chắc những gì mình muốn trong đời, hãy dành thời gian khám phá các lựa chọn. Nếu còn đi học, hãy gặp cố vấn sự nghiệp. Nếu đã đi làm, hãy hỏi bạn thân và gia đình về những điểm mạnh và họ nghĩ bạn giỏi ở việc gì.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết rằng rồi bạn sẽ gặp một người khác.
    Lúc này nghe có vẻ vô lý, nhưng rồi bạn sẽ gặp ai đó phù hợp hơn. Khi bạn gặp họ, bạn sẽ biết ơn mối quan hệ cũ.
    • Càng trưởng thành, bạn càng biết điều gì phù hợp và giúp bạn tìm được người hợp với mình hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Biết khi nào bạn sẵn sàng cho mối quan hệ mới.
    Không có mốc thời gian cụ thể cho việc quên một người. Điều đó tùy vào mỗi cá nhân và mối quan hệ - vài người chỉ cần vài tháng, có người mất vài năm.[19]
    • Nếu bạn vẫn thường nghĩa về người yêu cũ, bạn sẽ không có khả năng dành cho mối quan hệ mới sự chuyên tâm cần thiết và lành mạnh.[20]
    • Điều quan trọng là phải tự tin trước khi bắt đầu mối quan hệ mới. Nếu chỉ vì sợ cô đơn, bạn vẫn chưa thể bắt đầu với người khác đâu.[21]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu cảm thấy khó khăn để vực dậy, hãy thử học tập theo một hình mẫu - ví dụ, một người nổi tiếng mà bạn ngưỡng mộ, người cũng đã trải qua những khó khăn cá nhân, hoặc một nhân vật hư cấu trong sách hoặc phim, người có năng lực mà bạn hâm mộ.[22]
  • Tránh thay thế người cũ với một người mới ngay lập tức. Điều quan trọng là cho bản thân thời gian cảm nhận, suy nghĩ, học tập từ các cảm xúc, thậm chí là buồn thương cho mối quan hệ. Sẽ không công bằng cho người mới nếu bạn cứ vấn vương bóng hình cũ.
  • Đọc sách là cách hay để thoát khỏi thực tại và thậm chí còn dạy bạn nhiều thứ, như viết câu chuyện của riêng mình. Trở thành một phần trong câu chuyện của người khác - niềm hy vọng và nỗi buồn của họ - có thể giúp bạn thoát khỏi vấn đề, thậm chí là thắp lên một tia sáng.
  • Du lịch cũng là cách tuyệt vời để quen người yêu cũ. Khoảng cách địa lý giúp bạn thấy tự do hơn và dù có thể khá cô đơn, bạn sẽ vượt qua được và cảm thấy tự tin hơn với bản thân vì đã tự lặn lội tới những nơi xa xôi một mình.

Cảnh báo

  • Nếu cảm thấy cuộc đời không còn đáng sống hoăc cảm thấy nếu không thể yêu người đó thì bạn không thể yêu ai, thì bạn cần sự giúp đỡ y khoa. Mất đi người mình yêu thật đau khổ nhưng con người có khả năng vượt qua và trưởng thành từ những trải nghiệm khó khăn nhất. Đừng chấm dứt cuộc sống vì người khác.
  • Nếu tin rằng bản thân bị trầm cảm, hãy cân nhắc đi gặp bác sĩ hoặc cố vấn. Buồn là bình thường, nhưng nếu trải qua nhiều tuần nhiều tháng không ra khỏi giường nổi thì bạn không khỏe, cần được giúp đỡ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 15 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 4.161 lần.
Chuyên mục: Mối quan hệ
Trang này đã được đọc 4.161 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo