Cách để Trở nên vô cảm

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mọi người thường bị phiền lòng bởi những người xung quanh họ. Một người có thể bị quá tải bởi sự phản bội, thất vọng, hay những cảm xúc tiêu cực khiến họ thấy thà đừng có cảm xúc còn hơn. Trong khi việc trở nên vô cảm là không thể đối với những người khỏe mạnh, đôi khi bạn có thể được lợi từ việc tỏ ra vô cảm trong vài tình huống cụ thể. Nếu bạn tách bản thân khỏi địa hạt cảm xúc, tránh tỏ ra quá thân thiện, đặt bản thân lên trước, thì những người khác không có cơ hội lợi dụng hay tổn thương bạn vì lợi ích của họ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Hành động vô cảm để tránh nỗi đau cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ cho bản thân bận rộn.
    Sự bận rộn giúp bạn cải thiện sự hài lòng với cuộc sống. Hãy chọn những hoạt động giúp thúc đẩy bạn đến mục tiêu hoặc có lợi cho bạn. Tự ra phần thưởng động viên bản thân sẽ giúp bạn giữ được trạng thái bận rộn.[1]
    • Điều này cũng giúp bạn tiêu hao năng lượng vào công việc, tập luyện, dọn dẹp,…v.v. thay vì tìm kiếm những mối ràng buộc tình cảm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ cho các mối quan hệ trong tầm kiểm soát.
    Tránh để cho mọi người tiếp cận quá gần hay kiểm soát bạn bằng những lời hứa, cầu xin hay xin lỗi. Hãy xác định từng loại quan hệ bạn muốn tham gia vào và kiểm soát mức độ đầu tư vào mối quan hệ đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bỏ qua những cảm xúc trong quá khứ.
    Thuật ngữ “món nợ tình cảm” để chỉ những xúc cảm chưa lành và chúng ta cứ để chúng lặp đi lặp lại trong đời sống hàng ngày. Bạn nên thành thật với bản thân về những cảm xúc trong quá khứ còn vương vấn, cố gắng phá vỡ các khuôn mẫu bạn đã phát triển để đáp lại những cảm xúc đó, và bước ra khỏi vùng an toàn. Điều này giúp bạn nhận thức được ảnh hưởng của cảm xúc trong quá khứ và có thể bỏ qua chúng.[2]
    • Bạn có thể nghĩ rằng vùng an toàn bảo vệ bạn khỏi những cảm xúc tồi tệ, nhưng nếu cứ mãi ở đó, bạn đang khiến cho những cảm xúc không dễ chịu kìm chân bạn. Khi bước ra khỏi đó, bạn có thể kiểm soát được cảm xúc tiêu cực.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh những kỳ vọng cụ thể.
    Khi trải nghiệm hay con người nào đó không được như bạn kỳ vọng, bạn sẽ bị tổn thương. Hãy loại bỏ mọi kỳ vọng bạn có trong đời, và một khi mong đợi điều gì, hãy giữ cho tầm nhìn rộng và càng ít cụ thể càng tốt. Điều này ngăn bạn không phải chịu đựng bất kỳ nỗi đau cảm xúc nào khi mọi thứ không theo như ý bạn muốn.
    • Bạn cũng có thể thay đổi kỳ vọng thành thứ thực tế hơn. Ví dụ, nếu bạn mong hôm nay thời tiết mát mẻ hơn, bạn sẽ ít bị thất vọng hơn so với khi bạn mong đợi thời tiết chính xác 23 độ, có gió và nắng vừa.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ trị liệu.
    Nếu cảm thấy quá tải bởi những sang chấn từ quá khứ và không thể để cảm xúc trôi đi, bạn có thể cần sự trợ giúp từ nhà trị liệu tâm lý chuyên nghiệp. Những vấn đề như trầm cảm mãn tính hoặc lo âu không nên bị bỏ qua. Nhà trị liệu có thể giúp bạn xác định các biện pháp y tế/thuốc men nào phù hợp để giúp bạn vượt qua món nợ cảm xúc này.[3]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Hành động vô cảm để tránh bị lợi dụng và tiến lên phía trước

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết mình muốn gì.
    Dường như bạn đã biết được mình không muốn gì trong đời. Những gì bạn cần làm tiếp theo là xác định sở thích của bản thân và tiến tới xác định chính xác điều bạn muốn trong đời. Càng mong muốn rõ ràng mà không e dè, bạn càng tiến tới đạt được điều mình muốn một cách hiệu quả.[4]
    • Nếu bạn biết rõ những gì mình muốn thì những người khác càng khó mà sai khiến bạn. Đây là điều quan trọng để đạt được thành công và không bị hao tốn thời gian và năng lượng cho người khác.
    • Đôi khi cảm giác tội lỗi và căng thẳng sẽ khiến bạn làm trái điều bản thân khao khát. việc biết được bản thân muốn gì sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn khi đối mặt với những tình huống khó khăn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Truyền đạt mong muốn của bạn.
    Một khi bạn đã biết chính xác những gì mình muốn, thì có khả năng bạn sẽ phải san sẻ một số thứ cho người khác hiểu. Hãy truyền tải chính xác những gì bạn muốn và mong đợi ở những người quanh bạn. Đừng thỏa hiệp với mong muốn của bản thân.[5]
    • Bạn có thể sẽ cần phải bỏ ra chút thời gian và năng lực để làm cho những người xung quanh được theo ý bạn. Nhưng nhớ vạch rõ ranh giới và không để cho ai lợi dụng mong muốn của bạn để chống lại bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói “Không” với mọi thứ không có lợi cho bạn.
    Khi bạn đồng ý làm việc gì đó không có lợi cho mình, đó là bạn đang phí thời gian. Đừng cho đi thời gian một cách dễ dàng như vậy. Hãy chỉ tham gia vào những hoạt động giúp bạn đạt được mục tiêu cá nhân, và lịch sự từ chối những đề nghị hay lời mời không có lợi.
    • Hãy thẳng thắn. Nói rằng “Không, tôi không thể (hoặc sẽ không) làm việc đó”. Nếu bạn muốn giải thích thêm, thì có thể nói “Tôi không có thời gian để cam kết với chuyện này” cũng được, nhưng không cần thiết.[6]
    • Bước này có thể khó, nhất là khi bạn dễ bị kết tội. Những việc như từ thiện mà bạn không ủng hộ, bạn bè cần bạn giúp đỡ, và thậm chí gia đình đòi hỏi quá nhiều thời gian của bạn có thể cản trở bạn đến thành công. Hãy nói “Không”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc việc hợp tác với người khác.
    Cho dù với tư cách bản thân hay công ty bạn, tổ chức, cộng đồng…v.v, thường thì bạn sẽ khó chấp nhận sự thật rằng làm việc với người khác có thể mang lại lợi ích cho bạn, nhưng điều đó lại đúng. Hợp tác là cách lành mạnh và hiệu quả để đạt được mục tiêu của bạn. Hãy đảm bảo mối quan hệ có lợi cho hai bên và không bên nào bị lợi dụng.[7]
    • Các mối quan hệ phải tới từ hai phía. Khi làm việc với người khác, bạn phải cho đi tương đương với nhận lại. Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp và quan hệ xã hội mạnh mẽ hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xem xét động cơ của người khác.
    Bạn sẽ thường được yêu cầu giúp đỡ mọi người theo cách nào đó. Bạn nên hiểu tại sao họ lại nhờ mình và họ hy vọng gì khi nhờ đến bạn. Hiểu rằng tại sao có người cần điều gì từ bạn, sau đó xác định xem có mang lại lợi ích gì để bạn sẵn sàng làm việc đó hay không.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Hành xử vô cảm để tránh né mọi người

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh chuyện phiếm.
    Công nghệ đã giúp việc tránh chuyện phiếm trở nên dễ hơn. Giả vờ gọi điện hay thể hiện chủ đích bằng cách đeo tai nghe để ngăn người lạ hay người quen tiếp cận. Bạn cũng có thể cắt ngang hội thoại mọi lúc bằng cách nói đại loại như “Tôi đang bận quá không nói chuyện được”.
    • Ví dụ, khi đồng nghiệp gặp bạn ở máy bán đồ ăn vặt, bạn chỉ cần cắt ngang họ bằng câu “Giờ tôi không nói chuyện được. Có hạn chót phải nộp”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Từ chối lời mời đến những buổi họp mặt.
    Bạn không cần phải từ chối một cách phũ phàng. Tuy nhiên bạn nên đưa ra quyết định cứng rắn và dứt khoát. Nếu bạn viện một cớ yếu ớt nào đó để không tham gia, thì người chủ trì cuộc họp sẽ năn nỉ bạn đến.[8]
    • Một cách hay để tránh hầu hết mọi sự kiện là nói những câu có sức nặng như “Xin lỗi. Tôi có kế hoạch khác rồi”.
    • Bạn không cần phải giải thích nếu từ chối một lời mời. Chỉ cần nói đơn giản “Xin lỗi, tôi không đến được”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Từ chối giúp đỡ.
    Đôi khi bạn có cảm giác như việc giúp đỡ người khác là việc phải làm. Thay vào đó, hãy chọn cách từ chối và nói “Không” một cách tự tin. Một lần nữa, bạn không cần phải thô lỗ mới khiến người khác hiểu.[9]
    • Nếu một người bạn nhờ bạn trông nhà, hãy đơn giản nói “Xin lỗi. Tớ không giúp được”. Bạn có thể giải thích thêm nếu muốn, nhưng thường thì không cần phải như thế.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc xây dựng hệ thống hỗ trợ mới.
    Nếu bạn cảm thấy bạn bè và gia đình là vấn đề, thì có thể xây dựng hệ thống hỗ trợ mới là cách lành mạnh để cắt đứt với những người ấy. Hãy thử gặp gỡ những người mới có cùng sở thích với mình. Tìm những người hay lui tới nơi chốn mà bạn cũng hay đến, làm cùng ngành với bạn, hay nói chung là thích những thứ mà bạn cũng thích.[10]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng chần chừ mà hãy tận dụng cơ hội cho bản thân bạn.
  • Đừng cảm thấy tội lỗi.

Cảnh báo

  • Chuẩn bị tinh thần bị người khác đối xử lạnh lùng.
  • Vài người sẽ không thích khi bạn trở nên vô cảm với họ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Adam Dorsay, PsyD
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tâm lý & Diễn giả TEDx
Bài viết này đã được cùng viết bởi Adam Dorsay, PsyD. Tiến sĩ Adam Dorsay là chuyên gia tâm lý làm việc cho một công ty tư nhân tại San Jose, CA. Ông chuyên giúp những người thành đạt nhưng gặp trắc trở trong tình yêu hôn nhân, giảm stress và lo âu và giúp họ hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Năm 2016, ông đã có bài diễn thuyết trên chương trình TED về nam giới và tình cảm của nam giới. Ông là người đồng sáng lập Project Reciprocity, một chương trình quốc tế tại trụ sở của Facebook và hiện đang tư vấn cho Digital Ocean để hỗ trợ Nhóm An Toàn của họ. Ông nhận bằng tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng năm 2008. Bài viết này đã được xem 45.171 lần.
Chuyên mục: Mối quan hệ
Trang này đã được đọc 45.171 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo