Tải về bản PDFTải về bản PDF

Giày lười vải bố hay giày thể thao đế mềm đi rất dễ chịu, nhưng sự thật là chúng không phù hợp với thời tiết ẩm ướt. Nhưng bạn khoan hãy đổi chúng lấy một đôi ủng lội nước. Với bình xịt chống thấm nước, một ít sáp và máy sấy tóc, bạn có thể tạo lớp bảo vệ cho bất kỳ loại giày vải nào chỉ trong vài phút. Như vậy bạn có thể dùng đôi giày yêu thích của mình thường xuyên hơn trong khi vẫn bảo vệ được đôi chân khỏi nước mưa và các vũng nước trên đường.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chống thấm cho giày bằng sáp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lấy một miếng sáp ong hay sáp nến không màu.
    Với loại dự án nâng cấp này, chắc chắn bạn sẽ không sai khi dùng sáp ong tự nhiên. Sáp ong có bán tại hầu hết các cửa hàng kim khí dưới dạng chất bôi trơn. Nếu bạn không tìm được sáp ong thì mua sáp nến paraffin không màu không mùi (như nến tealight) cũng được.[1]
    • Bất kể là loại sáp nào thì bạn cũng phải chọn sáp không phẩm màu, nếu không đôi giày sẽ bị lem màu.
    • Nếu đôi giày bạn muốn chống thấm là loại đắt tiền hay có một không hai, bạn nên chọn dùng loại sản phẩm nào an toàn nhất.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Vệ sinh giày bằng khăn ẩm hay đem giặt nếu giày quá bẩn.
    Để đảm bảo sáp bám chặt vào giày, bạn nên vệ sinh bề mặt giày sạch hoàn toàn. Lau sơ qua sẽ giúp loại bỏ bụi và đất cát nếu giày không quá bẩn. Đối với giày khá cũ và đã được sử dụng nhiều, có lẽ bạn phải cho vào máy giặt và sấy trước khi đánh sáp.[2]
    • Đánh sáp cho giày mà không vệ sinh trước sẽ khiến bụi bẩn mặc kẹt dưới lớp sáp. Sau đó, giày sẽ được chống thấm nên bạn không thể vệ sinh được nữa.
    • Đảm bảo giày khô hoàn toàn trước khi bạn bắt đầu chống thấm. Nếu dự đoán được thời tiết xấu, bạn nên giặt giày cũ vài ngày trước kế hoạch sử dụng.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra sáp tại một vị trí khuất của giày.
    Trước khi đánh sáp lên toàn bộ chiếc giày, bạn hãy chấm một điểm nhỏ ở gót giày hoặc ở cạnh bên gần đế giày và xem nó trông thế nào. Như vậy bạn có thể đảm bảo sáp không làm lem màu. Nhớ rằng phần lớn sự tương phản về màu sắc sẽ không còn sau khi sáp tan chảy.
    • Sáp không màu hoặc có màu trắng nhạt sẽ ít tương phản nhất, và có thể hòa lẫn hoàn hảo với màu của vật liệu may giày.
    • Nếu bạn dùng sáp có màu, hãy đảm bảo màu của sáp càng giống màu của giày càng tốt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đánh sáp lên toàn bộ mặt ngoài của giày.
    Đánh sáp tới lui mạnh tay để phủ một lớp trên bất kỳ phần nào của giày mà bạn muốn chống thấm. Chà mạnh tay để sáp ăn sâu vào vải. Hãy tưởng tượng như bạn đang tô bằng bút màu. Chú ý kỹ đến các khu vực quanh mũi giày, gót giày, hai má bên và dây giày là nơi có khuynh hướng hút nước.[4]
    • Kiểm tra kỹ để đảm bảo sáp đã được phủ trên toàn bộ chiếc giày. Bất cứ điểm nào bị bỏ sót đều sẽ dẫn tới rò rỉ.
    • Chỗ nào có sáp dồn lại sẽ hoen màu thấy rõ. Đừng lo, vấn đề này sẽ không còn sau khi bạn sấy giày.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đặt máy sấy tóc ở nhiệt độ cao.
    Mở máy sấy để làm ấm trước khi phun lên giày. Nhiệt độ càng cao thì sáp càng chảy nhanh và triệt để hơn.[6]
    • Để đầu máy sấy tóc gần với bề mặt giày để hơi nóng được tập trung tốt hơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Di chuyển máy sấy qua lại trên chiếc giày.
    Di chuyển máy sấy chậm rãi, xoay hoặc nghiêng máy sấy khi cần. Bạn sẽ thấy sáp nhanh chóng hòa lẫn vào bề mặt giày. Sau khi sấy xong một chiếc, tiếp tục sấy chiếc còn lại.[7]
    • Cuộn dây bên trong máy sấy cần được gia nhiệt khoảng nửa phút để có thể làm chảy sáp.
    • Mỗi lần chỉ sấy một chiếc giày. Sau khi sấy xong chiếc đầu tiên, bạn sẽ có kinh nghiệm để biết khi nào sáp đã ngấm vào giày hoàn toàn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tiếp tục sấy cho đến khi sáp biến mất.
    Khi được lỏng hóa, sáp sẽ ngấm vào vải giày, bít kín các lỗ li ti và tạo ra rào cản chống lại nước. Sau đó, sáp sẽ cứng lại và tạo thành lớp bảo vệ trong suốt. Chiếc giày được chống thấm xong sẽ trông giống như lúc chưa đánh sáp.[8]
    • Quan sát kỹ để tìm các vị trí sáp chưa tan chảy mà bạn bỏ sót trước khi cất máy sấy.
    • Sáp là chất chống nước tự nhiên, thậm chí đối với các vật liệu rất xốp, do đó nó sẽ không gây hại cho giày khi được kết hợp vào kết cấu của giày.[9]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Kiểm tra khả năng chống nước.
    Việc còn lại cần làm là xem khả năng chống nước của giày. Thử rót một cốc nước lên trên mũi giày. Nước sẽ bị trượt đi ngay lập tức. Chúc mừng bạn! Bây giờ bạn có thể ra đường mà không sợ mưa hay đường ngập.[10]
    • Nếu giày thấm nước, bạn cần đánh thêm một lớp sáp hoàn hảo hơn. Nhớ chờ cho giày khô hoàn toàn trước khi đánh lớp sáp thứ hai.
    • Bạn sẽ không thể đi bơi bằng đôi giày mới nâng cấp này, nhưng nếu chỉ mưa nhẹ hoặc bước đi trên cánh đồng tuyết thì sẽ không thành vấn đề.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xử lý giày bằng bình xịt chống thấm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn một đôi giày vải để chống thấm.
    Mặc dù bạn có thể chống thấm cho bất kỳ loại giày nào, nhưng bạn sẽ nhận được kết quả tốt nhất đối với giày vải có khả năng thấm hút tốt. Sáp sẽ ngấm đều vào sợi vải của giày. Trên các vật liệu như da hoặc nhựa tổng hợp, sáp sẽ tạo thành một lớp trên bề mặt và sẽ mòn đi rất nhanh.[11]
    • Vải bố, vải gai dầu, da lộn, và các vật liệu có độ nhám khác sẽ là ứng cử viên tốt nhất để chống thấm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mua bình xịt chống thấm chất lượng tốt.
    Có nhiều nhãn hiệu và kiểu khác nhau để bạn chọn, nhưng mục đích của chúng là như nhau. Các thành phần quan trọng nhất mà bạn cần tìm là silicôn hay polyme acrylic, giúp ngăn chặn nước, nấm mốc, hơi ẩm, và mọi hư hại do nước gây ra.
    • Bình xịt chống thấm được bán tại các cửa hàng bán giày, cũng như cửa hàng chuyên bán quần áo và thiết bị dùng ngoài trời.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xịt lên toàn bộ phần trên của giày.
    Cầm bình xịt cách giày 15-20cm và xịt một lớp mỏng và đều. Đảm bảo phủ hết mọi vị trí mà nước có thể tấn công vào giày, bao gồm đường nối giữa phần trên và đế giày. Đừng xịt ướt sũng. Thay vào đó, bạn chỉ nên xịt một lớp trông lấp lánh trên bề mặt.[12]
    • Treo giày lên nếu được. Như vậy bạn có thể nhắm chính xác vào nửa trên của giày mà không vô tình xịt vào tay.
    • Để hạn chế tiếp xúc với hơi độc, bạn nên làm việc ở nơi thông gió tốt. Làm việc ngoài trời là tốt nhất, nếu không thì bạn có thể mở quạt trần.
    • Bạn cần xịt hai hay nhiều lớp cho các vật liệu có bề mặt sần sùi như da lộn hay da nubuck để chống thấm hoàn toàn.[13]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng khăn vải mịn hay khăn tay lau hết phần chất chống thấm thừa trên mặt giày.
    Lau nhẹ tay trên toàn bộ chiếc giày. Đừng lau mạnh tay đến mức thấm hết chất chống thấm -- bạn chỉ cần chấm nhẹ vài cái là được.
    • Tránh dùng khăn giấy. Các sợi giấy bung ra có thể mắc kẹt trong chất chống thấm và trở thành một phần của vật liệu đó.
    • Nhớ lau sạch chất chống thấm dính ở xung quanh đế giày, cũng như các phụ kiện của giày như khóa kéo, lỗ xâu dây, và các chi tiết được tráng cao su.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Để giày khô qua đêm.
    Đa số các loại chất chống thấm sẽ khô trong vòng 20-30 phút, nhưng để an toàn thì bạn nên để khô 24-48 tiếng trước khi sử dụng. Nếu bạn muốn phủ nhiều lớp thì sau mỗi lớp bạn nên chờ vài phút trước khi xịt lớp kế tiếp.
    • Đừng cố gắng đẩy nhanh quá trình khô bằng cách dùng nguồn nhiệt bên ngoài, như máy sấy hoặc lửa trần. Điều này có thể cản trở phản ứng hóa học tạo ra sự gắn kết, làm hỏng giày hoặc thậm chí là gây cháy.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xịt lại chất chống thấm sau vài lần sử dụng.
    Về nguyên tắc thì chất chống thấm không bền như sáp, do đó bạn phải xịt đắp thường xuyên hơn để giữ cho chân khô ráo và khỏe mạnh. Vào mùa đông hay mùa mưa, bạn nên lặp lại việc chống thấm sau 7-8 lần sử dụng. Tại khu vực có khí hậu khô, bạn có thể xử lý chống thấm với tần suất thưa hơn, và sử dụng bình xịt chống thấm nếu cần.
    • Tần suất xử lý chống thấm giày tùy thuộc chủ yếu vào mức độ sử dụng.
    • Nếu bạn dự định đi bộ đường dài trong thời tiết khắc nghiệt thì nên xịt chất chống thấm 2-3 lần.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Bảo dưỡng giày đã được chống thấm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm mềm giày.
    Chất chống thấm và sáp có thể khiến giày trở nên cứng hơn đáng kể. Sau khi xử lý chống thấm xong, bạn hãy đi vào chân và bước đi qua lại một lúc. Vận động nhẹ nhàng một lúc sẽ giúp giày mềm trở lại. Sau 3-4 lần sử dụng, bạn sẽ không thể thấy sự khác biệt với lúc chưa chống thấm.[14]
    • Vặn vẹo bàn chân theo tất cả các hướng để làm mềm những vị trí còn cứng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Phủ lại sản phẩm chống thấm với tần suất cần thiết.
    Bạn cần chăm sóc giày kỹ hơn khi mùa mưa bắt đầu đến. Trong điều kiện bình thường, bạn chỉ cần chống thấm một lần sau vài tháng sử dụng. Dĩ nhiên, bạn sử dụng càng nhiều thì lớp phủ chống thấm sẽ càng nhanh mòn.[15]
    • Nếu sống ở khu vực có khí hậu nóng, bạn phải chăm sóc giày nhiều hơn. Tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể làm chảy lớp chống thấm, khiến nó mòn đi rất nhanh.
    • Đừng quên xử lý chống thấm lại sau khi giặt giày, nếu không, giày sẽ thấm nước khi bạn bước ra đường!
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giặt để loại bỏ lớp chống thấm nếu muốn.
    Bất kỳ lúc nào muốn bỏ lớp chống thấm, bạn chỉ cần giặt giày trong nước nóng với xà phòng rửa bát hoặc bột giặt quần áo. Nhiệt độ của nước sẽ làm chảy chất chống thấm hoặc sáp, trong khi chất hoạt động bề mặt của xà phòng sẽ đánh tan lớp dầu. Chờ cho giày khô và tất cả dường như trở lại như cũ.[16]
    • Sau khi giặt giày xong, xối nước rửa giày cho đến khi nước trong. Nếu không, chất chống thấm và xà phòng còn sót sẽ đông lại thành cặn trơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bình xịt chống thấm cần được cất ở nơi khô ráo, mát mẻ để các thành phần tạo liên kết không bị phân rã.
  • Đeo găng tay trong khi sử dụng sáp để tay không bị dính nhớp nháp và việc đánh sáp sẽ dễ hơn.
  • Khi giày dính bẩn, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau giày. Vệ sinh giày định kỳ sẽ giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của lớp chống thấm.

Cảnh báo

  • Mặc dù một số người khuyên dùng sáp nguyên chất chưng cất từ dầu hỏa hoặc dầu hạt lanh, nhưng những chất này thường để lại các đốm đen và làm hỏng vẻ đẹp của giày.
  • Cố gắng chống thấm cho các vật liệu như da bóng, nhựa và ni-lông có thể gây ra hư hỏng vĩnh viễn hoặc làm hoen màu.

Những thứ bạn cần

  • Sáp ong
  • Sáp nến paraffin không màu, không mùi (tùy chọn)
  • Máy sấy tóc
  • Bột giặt dịu nhẹ (để giặt giày)

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 1.329 lần.
Chuyên mục: Giầy dép
Trang này đã được đọc 1.329 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo