Cách để Bắt chước nhân vật hoạt hình và truyện tranh Nhật

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mất hàng tuần mới chọn được trang phục cosplay (hóa trang thành nhân vật) ưng ý, tất cả những gì bạn cần bây giờ là mảnh ghép cuối cùng: kỹ năng diễn xuất hoàn hảo để thổi hồn vào nhân vật. Dù muốn thể hiện nhân vật cụ thể hay chỉ đơn giản là đi theo hình mẫu chung chung nào đó, có vài lời khuyên và mẹo giúp bạn diễn xuất tự nhiên hơn. Hãy ôn lại kiến thức về phim hoạt hình hoặc truyện tranh Nhật, khoác lên mình bộ trang phục và sẵn sàng hóa thân xuất thần thành nhân vật đó!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhập vai nhân vật điển hình

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn tính cách cơ bản.
    Đừng lo lắng: nhân vật hoạt hình hay truyện tranh Nhật không khác nhiều so với người thường. Có nhân vật nhút nhát, vui tính, thích châm biếm, và đương nhiên là bỉ ổi vô liêm sỉ cũng có. Kể cả không bắt chước nhân vật cụ thể, việc xây dựng kiểu tính cách cơ bản sẽ vẫn có ích. Khi đã xây dựng nền tảng cơ bản, bạn có thể bổ sung chi tiết phụ khiến mình giống nhân vật hoạt hình hay truyện tranh Nhật hơn để gây ấn tượng thực sự.
    • Bạn không biết chọn kiểu tính cách nào? Thử chọn tính cách trái ngược với bản thân cho vui và thêm phần thử thách. Nếu bạn nhút nhát, hãy thử vào vai người gan dạ hoặc bốc đồng.
    • Cân nhắc việc dựa theo tính cách nhân vật đã có sẵn. Ví dụ, bạn có thể cư xử lạnh lùng như Sephiroth trong "Ảo Vọng Cuối Cùng 7" (Final Fantasy 7).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cường điệu hóa cảm xúc bản thân.
    Ngay cả người mới yêu thích phim hoạt hình hay truyện tranh Nhật cũng có thể nhận thấy phản ứng có phần thái quá của nhiều nhân vật. Hãy cường điệu hóa đặc điểm tính cách cơ bản mà bạn muốn. Nếu bạn yêu đời, hãy tỏ ra vui mừng tột độ. Còn khi vào vai người lạnh lùng hay nghiêm túc, bạn cần tỏ ra cực kỳ lạnh lùng và nghiêm túc. Hãy coi đây là dịp vui để diễn sâu và khác mọi ngày.
    • Một trong những nhân vật đáng chú ý nhất là Edward Elric trong bộ truyện "Giả Kim Thuật Sư" (Fullmetal Alchemist). Nhân vật này sẽ rất giận dữ mỗi khi có ai đó chê anh ta lùn.
    • Cũng có nhiều hình mẫu khá vô cảm. Thay vì cường điệu hóa, bạn hãy thử che đậy cảm xúc và tỏ ra bình tĩnh, thản nhiên, tự chủ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung vài thói quen hoặc cử chỉ.
    Mỗi người đều có chút ít thói quen hoặc cử chỉ riêng, chẳng hạn như hành động xoắn lọn tóc hay kiểu cười đặc trưng. Nhân vật trong phim hoạt hình và truyện tranh Nhật cũng không phải ngoại lệ. Ví dụ tiêu biểu là động tác cọ ngón chân vào nhau của L trong "Cuốn Sổ Tử Thần" (Death Note). Ngay cả khi đóng vai nhân vật điển hình, việc bổ sung thói quen hay cử chỉ độc đáo sẽ khiến diễn xuất tự nhiên hơn. Hãy vui vẻ trải nghiệm! Nếu đóng vai kẻ xấu,bạn có thể vuốt râu hoặc cười thật man rợ. Còn hiệp sĩ hay người hùng truyền thống thì tạo dáng sao cho mạnh mẽ và múa chiếc gươm giả. Sau đây là vài ý tưởng nữa để tham khảo:
    • Nhân vật thích châm biếm có thể nhướn lông mày.
    • Cô gái nhút nhát thường nghịch lọn tóc của mình.
    • Nhân vật mang trong mình bầu nhiệt huyết sẽ giơ nắm đấm lên cao.
    • Cô gái sống trong vỏ bọc mạnh mẽ có thể khoanh tay hoặc bĩu môi, đặc biệt là khi đang trò chuyện cùng người cô ấy thích thầm!
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sở hữu câu nói làm nên thương hiệu của bản thân.
    Tương tự như thói quen và cử chỉ, câu nói đặc trưng sẽ khơi dậy cảm hứng nhập vai nhân vật hoạt hình hay truyện tranh Nhật. Hãy nghĩ về Naruto với câu nói cửa miệng "Tin tôi đi!" Từ ngữ và lối nói khác gồm: feh (không), meh (thế nào cũng được) và baka (đồ ngốc). Nếu yêu thích nhân vật hoạt hình hay truyện tranh Nhật nào đó, bạn có thể lấy cảm hứng từ vài câu nói quen thuộc của họ hoặc tự mình sáng tạo.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử vào vai cô nàng sống trong vỏ bọc mạnh mẽ nếu như muốn khám phá hai nhân cách đối lập.
    Đây là cơ hội tốt để bạn thử thách bản thân khi phải đóng hai vai gần như khác nhau, vì thế bạn sẽ không bao giờ thấy nhàm chán bởi việc diễn xuất một màu nữa. Cô nàng sống trong vỏ bọc mạnh mẽ thường điềm tĩnh và tự chủ, trừ lúc ở bên người mà cô ấy thích. Trong trường hợp đó, cô ấy sẽ dễ bối rối và thường cư xử thô lỗ để che đậy cảm xúc.[1] Cô ấy sẽ giúp người mình thích thầm, nhưng thường có câu nói kèm theo kiểu như:[2][3]
    • "Không phải tôi thích cậu hay gì gì đó đâu nhé".
    • "Tôi làm điều này chỉ vì quý cậu thôi. Đừng có tưởng bở!"
    • Nếu tình cờ chạm vào người ấy, có thể cô nàng sẽ nói: "Tôi không cố tình. Đừng để bụng nhé!"
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chọn tuýp nhân vật vô cảm nếu thích sự bình tĩnh, tự chủ và nghiêm túc.
    Nhân vật vô cảm có tố chất lãnh đạo bẩm sinh và luôn giữ bình tĩnh trong tình huống khó khăn khi mà mọi người còn đang hoảng loạn. Họ có khuynh hướng nói giọng đều đều và ngại biểu lộ cảm xúc hay điểm yếu của bản thân.[4] Tuy vậy, họ cũng có mặt yếu đuối mà chỉ người họ tin tưởng mới biết, có thể là người yêu của họ hoặc đôi khi là ai đó khác.[5]
    • Ít để cảm xúc chi phối và tập trung nhiều hơn vào thực tế. Nhìn thấy bông hoa đằng xa ư? Đừng đề cập tới vẻ đẹp của bông hoa hay điều bạn nghĩ khi thấy nó. Đó chỉ là bông hoa màu đỏ. Chấm hết!
    • Hạn chế biểu lộ cảm xúc. Nếu người ấy nói điều gì đó hài hước thì mỉm cười nhẹ là đủ.[6]
    • Nhân vật vô cảm có thể hay mỉa mai hoặc chê khéo. Đây là thử thách tinh tế và vui nhộn đòi hỏi khả năng diễn xuất hài hước.[7]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Vào vai nhân vật ít nói nếu bạn không ngại thể hiện sự nhút nhát và có chút xa lánh xã hội.
    Trong thâm tâm, nhân vật ít nói có thể cũng muốn hòa đồng nhưng lại quá nhút nhát hoặc ngại ra ngoài và cởi mở. Khi đã thân với ai đó, họ thường cởi mở, trẻ con và lạc quan.[8] Bởi sự ít nói và nhút nhát mà họ có thể hơi dửng dưng, nhưng không hề lạnh lùng như nhân vật vô cảm.
    • Cách hay để thể hiện sự nhút nhát là thốt ra vài lời chẳng hạn như "ừ" hoặc "ừm". Cũng có thể lắp bắp chút xíu và ăn nói nhẹ nhàng.
    • Hầu hết nhân vật ít nói sẽ không mở miệng trừ khi ai đó bắt chuyện với họ hoặc trường hợp cần thiết phải giao tiếp (giả dụ lúc trên lớp giáo viên gọi họ lên bảng).[9]
    • Bạn không cần phải hoàn toàn xa lánh xã hội. Nhiều nhân vật ít nói vẫn có người đặc biệt để tâm sự. Hãy nhờ ai đó có chung sở thích cosplay hóa thân thành người đặc biệt để bạn thoải mái vào vai nhân vật ít nói và tập thể hiện sự nhút nhát và tự hào mỗi khi họ ở bên.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Nhập vai nhân vật cụ thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn nhân vật.
    Hầu hết mọi người đều cho rằng đóng vai nhân vật có tính cách giống mình là dễ nhất. Tuy nhiên, một số người lại coi chuyện khắc họa nhân vật có tính cách đối lập là thử thách vui nhộn hoặc dễ dàng.
    • Cân nhắc việc khởi đầu bằng hai tuýp nhân vật: tính cách tương đồng và tính cách đối lập với bản thân. Đối với kiểu nhân vật quá khó bắt chước, bạn có thể thu hẹp phạm vi sao cho dễ hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nghiên cứu phân đoạn của họ.
    Nếu được, bạn hãy cố gắng đọc cả truyện tranh xem hoạt hình. Ghi nhớ cách nhân vật phản ứng ở mỗi tình huống khác nhau. Để ý tất cả trạng thái cảm xúc và cách họ phản ứng khi vui, buồn, giận hay sợ hãi. Nghiên cứu phong thái nhân vật lúc ở bên: gia đình, bạn bè, kẻ thù, người lạ. Đây là động lực tốt để xem bộ phim hoạt hình và đọc cuốn truyện tranh Nhật yêu thích, vì thế hãy vui lên nào!
    • Nếu là nhân vật khắc kỷ, bạn nên để ý nhiều hơn. Tuýp người này tinh tế trong việc biểu lộ cảm xúc, do đó cần quan sát thật kỹ.
    • Đừng chỉ xem phim hay đọc truyện. Nếu nhân vật xuất hiện trong trò chơi điện tử, hãy theo dõi cảnh phim trong game (cutscene)!
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm hiểu thông tin nhân vật trên mạng.
    Mạng Internet chứa rất nhiều thông tin về phim hoạt hình và truyện tranh Nhật. Bạn hãy cố gắng tìm kiếm trang chủ của phim hoặc truyện và nghiên cứu nhân vật. Càng biết nhiều, bạn càng dễ bắt chước nhân vật, hiểu tính cách và lý do khiến họ trở nên như vậy.
    • Nguồn tư liệu không chính thức hoặc do người hâm mộ tự sáng tạo có thể hữu ích, nhưng bạn chỉ nên tin một nửa vì nhiều người phân tích nhân vật theo cách hiểu của riêng họ, tức là không phải lúc nào cũng đúng với ý tác giả.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bắt chước cách ăn nói của nhân vật.
    Nếu không giỏi giả giọng, bạn cũng đừng lo sợ: không cần phải bắt chước y hệt, dù tất nhiên bạn có thể thử! Thay vào đó, hãy để ý cách họ nói. Nhanh hay chậm? To hay nhẹ nhàng? Chất giọng tràn đầy cảm xúc hay bình thản và vô hồn? Hãy chú ý cách lên xuống giọng. Cải thiện kỹ năng nhại tiếng và cố gắng bắt chước ngữ điệu êm ái khi trò chuyện.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Học vài câu nói.
    Đẩy nhanh tiến độ bằng cách học vài câu nói quen thuộc của nhân vật. Nếu không sao chép y nguyên nhân vật nào đó đặc biệt, bạn có thể học vài từ hoặc câu tiếng Nhật. Đây là cách tốt để làm quen với ngôn ngữ mới và thậm chí học nói chút tiếng Nhật!
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Kiểm tra tư thế và ngôn ngữ cơ thể.
    Diễn xuất không chỉ là nói và bắt chước biểu cảm khuôn mặt--mà còn bao gồm tư thế đi, đứng, ngồi, nằm và tất tần tật mọi thứ về nhân vật. Xem lại phân đoạn của nhân vật và để ý cách họ đi, đứng hay di chuyển. Có thể nhân vật nhút nhát sẽ thõng vai xuống khi bước đi và dùng tay "che" mặt. Còn nhân vật tự tin hoặc kiêu ngạo thường đứng thẳng, ngẩng cao đầu và ưỡn ngực. Hãy bám theo sự ngớ ngẩn hoặc quá đà trong tính cách nhân vật và đừng ngại vượt qua giới hạn. Đó là điều khiến cosplay thú vị!
    • Đừng quên thói quen của họ! Nhân vật bạn chọn có động tác đặc trưng như là nghịch lọn tóc không? Hãy ghi nhớ điều đó!
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Xem xét việc sở hữu vật dụng gắn liền với hình ảnh nhân vật.
    Nhân vật có hay mang theo vật gì đó không? Nếu có, hãy cân nhắc việc mang theo đồ vật tương tự bên mình! Ví dụ tiêu biểu là nhân vật L trong truyện tranh "Cuốn Sổ Tử Thần" thường gắn liền với hình ảnh miếng bánh kem. Bạn có thể đem theo lát bánh giả hoặc miếng bánh thật coi như đồ ăn nhẹ. Một trường hợp khác là nhân vật Nekozawa trong "Câu Lạc Bộ Trường Ouran" (Ouran High School Host Club) luôn mang theo bên mình con rối Beelzenef.
    • Đừng quá ỷ lại hoặc để vật dụng làm thay vai trò của bạn. Chỉ nên sử dụng để tô điểm và tăng thêm độ chân thực cho diễn xuất.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Biết điểm dừng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cần hiểu rằng không phải mọi thứ đều được xã hội chấp nhận.
    Ứng xử của nhân vật có thể là bình thường trong thế giới của anh ấy hay cô ấy, nhưng trong cuộc sống thực tế thì không. Ngay cả trong lễ hội hóa trang, vẫn có vài cách cư xử khó chấp nhận bao gồm đấm, sờ mó, chửi thề quá đáng và còn nhiều hành vi khác. Hãy lắng nghe trực giác: nếu cảm thấy hành động nào đó có thể đem lại rắc rối cho bản thân thì tốt nhất bạn đừng nên làm.
    • Nếu đó là nhân vật cực xấu xa, hãy xem xét việc bớt xấu tính hơn hoặc làm cho số đông nhìn nhận hành động của mình qua lăng kính hài hước để tránh xúc phạm người khác. Sẽ không ai muốn khen ngợi trang phục hay kỹ năng diễn xuất nếu bạn quá độc ác!.
    • Nói vậy không có nghĩa là bạn không được phép hóa thân thành nhân vật yêu thích. Bạn nên bắt chước điều tốt và giảm bớt cái xấu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết khi nào nên cư xử giống nhân vật và khi nào không nên.
    Tuy việc vào vai nhân vật hoạt hình có vẻ ngầu và vui, cũng có đôi lúc bạn cần nghiêm túc. Nếu ở bên người lạ lẫm với phim hoạt hình hay nghệ thuật cosplay, tốt nhất bạn hãy là chính mình.
    • Ví dụ: Người hâm mộ bộ truyện "Giả Kim Thuật Sư" sẽ cười khoái chí nếu bạn phàn nàn về chiều cao giống Edward Elric. Còn tất nhiên bác sĩ của bạn thì không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng ép mọi người hùa theo.
    Tại lễ hội hóa trang, vài người có thể sẽ tương tác với diễn xuất của bạn và hùa theo, đặc biệt là nếu họ cũng hóa trang, nhưng nên nhớ không phải tất cả đều như vậy. Nếu bạn bắt chước nhân vật nhưng người khác lại không hưởng ứng thì cứ kệ họ. Sẽ còn rất nhiều dân cosplay khác vui vẻ và hào hứng diễn cùng bạn.
    • Quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ để cư xử phù hợp. Nếu họ có vẻ không thoải mái hay bối rối, chẳng hạn như lảng tránh, nhìn xung quanh hoặc thoái thác, bạn hãy để họ yên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Là chính mình.
    Đừng để bản thân bị cuốn vào vai diễn và quên mất mình là ai! Nên nhớ, bạn bè chơi với mình vì con người thật, không phải nhân vật truyện tranh mình đóng.
    • Cùng lúc đó, hãy học hỏi điểm tốt của nhân vật để hoàn thiện bản thân. Ví dụ: Nếu họ là người biết lắng nghe, bạn hãy thử tập trung vào khía cạnh đó ngoài việc diễn xuất. Khi đó, nghệ thuật cosplay không đơn thuần là thú vui--mà còn là cách cải thiện bản thân.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn không cần phải cư xử như nhân vật truyện tranh hay phim hoạt hình Nhật nếu không muốn.
  • Đừng bỏ cuộc vì áp lực từ người xung quanh. Nếu tất cả bạn bè áp đặt cách ứng xử, hãy yêu cầu họ dừng lại.
  • Việc nhập vai có thể khá tốn sức, do đó thỉnh thoảng cần thoát vai để trở lại là chính mình.
  • Nếu quen ai đó am hiểu về nhân vật bạn hóa trang, bạn có thể nhờ họ giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của họ.
  • Bạn không nhất thiết phải giống y hệt nhân vật hoạt hình hay truyện tranh Nhật. Đừng thay đổi bản thân tới mức bạn bè và người xung quanh ghét mình. Không đáng đánh mất tình bạn chỉ vì hóa thân xuất sắc thành nhân vật.
  • Vào vai nhân vật hoạt hình hay truyện tranh yêu thích khá vui, nhưng nên có chừng mực. Đừng quá khích và sao chép y hệt nhân vật; thay vào đó, hãy thêm vào tính cách của riêng mình cho cân bằng.
  • Tuýp nhân vật "yêu say đắm" thường là nữ, nhưng cũng có thể là nam.
  • Nhớ rằng không phải tất cả mọi người đều biết tới bộ phim hoạt hình, vì vậy bạn đừng ép họ chung vui.

Cảnh báo

  • Kiểu gì cũng sẽ có người khó chịu. Bạn cần chuẩn bị tinh thần ứng phó với trường hợp vài người không hiểu sở thích của mình. Giữ vững niềm tin là tốt, nhưng tránh mâu thuẫn hết mức có thể. Sau tất cả, mọi người đều bình đẳng và có quyền phản đối điều họ không thích, bạn cũng vậy. Cần bình tĩnh, lịch sự và thân thiện trong mọi tình huống.
  • Rất có khả năng bạn bị gán mác người lập dị hay giả tạo nếu lúc nào cũng bắt chước nhân vật. Nên hiểu và nhận thức rõ giới hạn.
  • Không bao giờ mang theo vũ khí hay thứ trông giống vũ khí tới trường hoặc nơi làm việc.
  • Đảm bảo rằng tính cách nhân vật không phá hoại hình tượng bản thân hay tình bạn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 172 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 16.986 lần.
Trang này đã được đọc 16.986 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo