Cách để Điều trị mụn cóc tại nhà

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mụn cóc là phần da phát triển lành tính (không gây ung thư) có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trong đó thường gặp nhất là ở trên mặt, bàn tay, bàn chân và bộ phận sinh dục. Mụn cóc do vi-rút Human Papillomavirus (HPV) gây nhiễm trùng lớp da trên cùng thông qua các vết cắt nhỏ và trầy xước. [1] Mụn cóc dễ lây và có thể lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt là giữa những người có hệ miễn dịch yếu. Mụn cóc khó loại bỏ nhưng nhiều liệu pháp tại gia cũng có thể giúp ích.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Điều trị mụn cóc tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tẩy da chết bằng đá bọt.
    Cách dễ nhất và ít tốn kém nhất để loại bỏ mụn cóc đó là tẩy da chết bằng đá bọt. Đá bọt có tính mài mòn tự nhiên và giúp cạo hoặc mài mòn mụn cóc, đặc biệt là mụn cóc dưới bàn chân tạo thành vết sần dày.[2]
    • Đá bọt là cách tiết kiệm để loại bỏ mụn cóc trên bề mặt da nhưng bạn cần biết rằng mụn cóc có "rễ" nằm dưới bề mặt da. Do đó, bạn nên dùng đá bọt để mài đi phần lớn mụn cóc, sau đó nên thoa một hợp chất giúp phá hủy “phần rễ”, đồng thời ngăn ngừa mụn cóc tái phát.
    • Trước khi dùng đá bọt, bạn cần ngâm vùng da bị mụn cóc (đặc biệt là mụn cóc dưới chân có lớp sần dày bọc bên ngoài) vào nước ấm 15 phút để làm mềm.
  2. 2
    Cẩn trọng khi dùng đá bọt ở vùng da nhạy cảm và mỏng như dương vật và môi âm hộ. Dùng tấm bìa phủ bột mài sẽ thích hợp hơn để mài mụn cóc sinh dục.
    • Người bị tiểu đường hoặc bệnh thần kinh ngoại vi không nên dùng đá bọt mài mụn cóc trên bàn tay hoặc bàn chân vì giác quan của những đối tượng này kém nhạy và có thể gây tổn thương mô xung quanh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thoa axit salicylic.
    Thoa thuốc axit salicylic không kê đơn (có bán ở các hiệu thuốc) cũng là một cách để loại bỏ phần thịt của mụn cóc xuất hiện trên bề mặt da. Axit salicylic có tính tiêu sừng mạnh, tức làm tan chất sừng (protein) trên bề mặt mụn cóc và phần chai cứng bên ngoài (nếu có).[3] Cần kiên nhẫn vì có thể mất vài tuần để loại bỏ mụn cóc lớn bằng axit salicylic.
    • Chất tiêu sừng có thể phá hủy/kích ứng vùng da khỏe mạnh nên bạn cần cẩn thận khi thoa axit salicylic dạng lỏng, gel, thuốc mỡ hoặc miếng dán. Trước khi dùng axit salicylic (tối đa 2 lần mỗi ngày), bạn nên ngâm vùng da bị mụn cóc và dùng đá bọt (hoặc tấm bìa phủ bột mài) mài bớt để giúp thuốc thấm vào “rễ” mụn cóc tốt hơn.
    • Thuốc axit salicylic có thể chứa axit dichloroacetic (hoặc trichloroacetic) giúp đốt đi phần mụn cóc hiện rõ. Tuy nhiên, cần cẩn thận không thoa lên vùng da khỏe mạnh xung quanh.
    • Để điều trị hầu hết các vết mụn cóc, bạn nên sử dụng dung dịch axit salicylic 17% hoặc miếng dán axit salicylic 15%.[4]
    • Mụn cóc không được xem là vấn đề y tế và không cần điều trị, đặc biệt là nếu không gây đau. Đôi khi, mụn cóc có thể tự biến mất.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử dùng liệu pháp làm lạnh.
    Liệu pháp làm lạnh tức quá trình đông lạnh và thường được các bác sĩ gia đình, bác sĩ da liễu dùng để loại bỏ mụn cóc. Nếu muốn, bạn có thể mua sản phẩm khí nitrogen không kê đơn có sẵn ở dạng hóa lỏng hoặc dạng xịt (như Compound W Freeze Off, Dr. Scholl's Freeze Away) để dùng tại nhà.[5] Sử dụng khí nitrogen hóa lỏng sẽ tạo mụn nước quanh mụn cóc, sau đó khiến cả mụn nước và mụn cóc rơi ra sau khoảng một tuần. Cần phải thoa nhiều lần để mụn cóc không tái phát. Để liệu pháp làm lạnh hiệu quả hơn, bạn nên dùng đá bọt hoặc vật tương tự để mài bớt mụn cóc trước khi sử dụng sản phẩm khí nitrogen.
    • Liệu pháp làm lạnh không gây đau. Liệu pháp này thường được bác sĩ áp dụng (kèm với thuốc kê đơn mạnh) đối với trẻ nhỏ để loại bỏ mụn cóc và các tình trạng da phát triển lành tính khác.
    • Nitrogen hóa lỏng có thể gây sẹo nhạt màu hoăc đốm nâu trên da của người có da tối màu. Vì vậy, nên cẩn thận khi thoa lên vết mụn cóc.
    • Chườm đá viên là một dạng liệu pháp làm lạnh dùng khi bị bong gân và căng cơ. Tuy nhiên, không nên chườm đá viên để điều trị mụn cóc vì sẽ không hiệu quả và có thể gây bỏng lạnh.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng băng keo quấn mụn cóc.
    Mặc dù chưa xác định được cơ chế nhưng nhiều báo cáo (và một số nghiên cứu) cho rằng việc quấn băng keo thường xuyên lên mụn cóc thông thường và mụn cóc ở chân là phương pháp hiệu quả. [6] Trong một nghiên cứu năm 2002, người ta nhận thấy 85% người dùng băng keo đã chữa khỏi mụn cóc trong vòng 28 ngày, hiệu quả hơn cả liệu pháp làm lạnh. Bạn có thể dùng băng keo bạc quấn mụn cóc. Sau đó, gỡ băng keo, dùng đá bọt mài mòn phần mô chết và quan sát xem mụn cóc có tái phát không. Có thể sẽ phải lặp lại quy trình vài lần. Tuy nhiên, vì ít tốn kém, dễ áp dụng và ít rủi ro nên phương pháp này rất đáng thử.
    • Thoa cồn để làm sạch da và dán cố định một miếng băng keo lên mụn cóc. Để 24 tiếng và thay miếng băng keo mới. Lặp lại quy trình trong vòng một tuần (có thể là 6 tuần nếu cần thiết). Luôn dùng đá bọt mài mụn cóc và thoa cồn trước khi dán băng keo.
    • Một số báo cáo cho thấy các loại băng keo không xốp khác như băng keo điện cũng hiệu quả tương tự băng keo thông thường trong điều trị mụn cóc thường và mụn cóc ở chân.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thoa giấm táo.
    Giấm táo (làm từ táo lên men) mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có điều trị mụn cóc các loại. Giấm táo chứa axit citric và hàm lượng lớn axit acetic với đặc tính kháng vi-rút (tiêu diệt vi-rút HPV và các vi-rút khác).[7] Tuy nhiên, axit citric và axit acetic cũng có thể kích thích mô khỏe mạnh nên cần cẩn trọng khi sử dụng. Bạn có thể ngâm bông gòn vào giấm và đắp lên vết mụn cóc rồi dùng băng gạc băng lại để qua đêm. Thay bông và băng gạc mới vào ngày hôm sau. Có thể mất vài ngày mới thấy được chuyển biến đáng kể.
    • Thoa giấm táo có thể gây bỏng hoặc sưng nhẹ ở vùng da quanh mụn cóc nhưng tác dụng phụ này thường biến mất nhanh chóng. Sau khi thoa giấm táo khoảng 1 tuần, mụn cóc sẽ tối màu và rơi ra. Da non sẽ sớm mọc lại.
    • Giấm trắng cũng chứa axit acetic nhưng không có tác động tương tự như giấm táo đối với mụn cóc. Hiện các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác định nguyên nhân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử dùng chiết xuất tỏi.
    Từ xa xưa, tỏi đã là nguyên liệu được dùng để điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Người ta phát hiện ra rằng khả năng kháng khuẩn mạnh của tỏi là nhờ hóa chất Allicin giúp tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật, bao gồm vi-rút như HPV.[8] Bạn có thể đắp trực tiếp tỏi sống, tỏi nghiền nhuyễn hoặc chiết xuất tỏi (mua ở các cửa hàng) lên mụn cóc vài lần mỗi ngày trong vòng 1-2 tuần. Nên dùng băng cá nhân quấn quanh để cố định và thay băng mới khi cần thiết. Nên dùng tỏi vào buổi tối trước khi đi ngủ để Allicin có thể thấm sâu vào tận “rễ” của mụn cóc.
    • Trong một nghiên cứu năm 2005, người ta phát hiện chiết xuất cloroform của tỏi giúp chữa khỏi hoàn toàn mụn cóc sau vài tuần sử dụng và mụn không tái phát lên đến 4 tháng.[9]
    • Mặc dù ít hiệu quả hơn nhưng bạn có thể uống viên nang tỏi tinh chế để tiêu diệt vi-rút HPV từ trong đường máu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử sử dụng dầu tùng bách (Thuja).
    Dầu tùng bách có nguồn gốc từ lá và rễ cây Western Red Cedars. Đây là phương thuốc cổ truyền trong Y học Ấn Độ dùng điều trị nhiều bệnh và vấn đề về sức khỏe nhờ đặc tính kháng vi-rút mạnh. Dầu tùng bách cũng là phương thuốc thảo dược và vi lượng đồng căn phổ biến giúp điều trị mụn cóc các loại. Dầu tùng bách chứa các hợp chất kích thích một số tế bào trong hệ miễn dịch có khả năng phát hiện và tiêu diệt vi-rút hoặc tế bào nhiễm vi-rút. Tác dụng này đặc biệt hữu ích trong việc tiêu diệt vi-rút HPV và loại bỏ mụn cóc.[10] Thoa dầu tùng bách trực tiếp lên mụn cóc, để dầu thấm vài phút rồi dùng băng cá nhân quấn lại. Lặp lại quy trình hai lần mỗi ngày tròng vòng vài tuần. Tuy nhiên, dầu tùng bách khá mạnh và dễ gây kích ứng da nhạy cảm nên cần thận trọng khi thoa lên mụn cóc sinh dục.
    • Nên pha loãng dầu tùng bách với một ít dầu khoáng hoặc dầu gan cá tuyết nếu muốn thoa lên da nhạy cảm.
    • Dầu tùng bách thường được khuyến nghị cho mụn cóc khó chữa và các phương pháp khác đều không có tác dụng. Đối với mụn cóc cứng đầu, bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể sau 1-2 tháng nếu thoa dầu tùng bách hàng ngày.
    • Dầu tùng bách cũng có ở dạng thuốc vi lượng đồng căn, tức có thể ngậm (và chờ thuốc tan) vài lần mỗi ngày. Thuốc nhỏ, không vị và chỉ chứa một lượng nhỏ chiết xuất dầu tùng bách nhưng cũng rất hiệu quả trong một số trường hợp.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng dầu tràm trà.
    Thoa dầu tràm trà (chiết xuất từ cây tràm trà) lên mụn cóc cũng hiệu quả nhưng không bằng giấm táo, chiết xuất tỏi và dầu tùng bách. Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn mạnh giúp tiêu diệt vi-rút như vi-rút HPV. Tuy nhiên, tinh dầu không thấm qua mô tốt như các thảo dược kể trên.[11] Tinh dầu tràm trà còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa tái nhiễm vi-rút HPV. Bạn có thể nhỏ 2-3 giọt tinh dầu lên mụn cóc, hai lần mỗi ngày trong ít nhất 3-4 tuần và quan sát tác dụng của tinh dầu. Để tăng tính hiệu quả, bạn nên dùng đá bọt hoặc chất tẩy tế bào chết để mài mòn phần thịt mụn cóc.
    • Tinh dầu tràm trà là nguyên liệu kháng khuẩn và kháng viêm nổi tiếng từ xa xưa ở Úc, New Zealand và hiện được biết đến ngày càng nhiều ở Bắc Mỹ và nhiều quốc gia khác.
    • Dầu cây trà có thể gây phản ứng kích ứng và dị ứng da ở người đặc biệt nhạy cảm. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc để tránh nguy cơ lây lan đến những vị trí khác trên cơ thể.
  • Không dùng đá bọt đã mài mụn cóc để mài vùng da khỏe mạnh và móng tay.
  • Rửa tay sạch sau khi chạm vào mụn cóc (của bạn và của người khác).

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Heather Richmond, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ da liễu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Heather Richmond, MD. Heather Richmond là bác sĩ da liễu được hội đồng quốc gia chứng nhận, làm việc tại Trung tâm Phẫu thuật bằng Laser và Da liễu ở Houston, Texas. Với hơn chín năm kinh nghiệm, bác sĩ Richmond chuyên về da liễu toàn diện bao gồm các thủ thuật y tế, phẫu thuật và thẩm mỹ. Cô tốt nghiệp xuất sắc từ Đại học Yale với tấm bằng cử nhân sinh học phân tử, tế bào và phát triển. Cô lấy bằng bác sĩ y khoa của Trường Y Irvine thuộc Đại học California, nơi cô được tiếp nhận vào Hiệp hội Y khoa Danh dự Alpha Omega Alpha. Cô đã hoàn thành khóa thực tập về y học nội khoa tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và làm bác sĩ nội trú về da liễu tại Trung tâm Điều trị Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas ở Houston. Richmond là thành viên của Học viện Da liễu Hoa Kỳ và là thành viên của Hiệp hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ, Hiệp hội Y học và Phẫu thuật Laser Hoa Kỳ và Hiệp hội Da liễu Texas và Houston. Bài viết này đã được xem 2.115 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 2.115 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo