Cách để Đối phó với người trịch thượng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đối mặt với người có thái độ trịch thượng dễ khiến bạn điên tiết. Rõ ràng là chẳng ai muốn bị xem thường cả. Với một chút kiên nhẫn và vài kỹ thuật giao tiếp hiệu quả, bạn có thể kiểm soát hầu hết các tình huống đối mặt với người trịch thượng. Các kỹ thuật dưới đây có thể được áp dụng trong cả hai hoàn cảnh: đời sống cá nhân và môi trường làm việc.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Đối phó với người yêu hoặc bạn bè trịch thượng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ bình tĩnh.
    [1][2] Khi giao tiếp với người trịch thượng, bạn nên cố gắng đừng nổi nóng, vì điều đó có thể khiến tình hình tệ hơn. Trước khi đáp lại người đó, bạn hãy dừng một chút và hít một hơi thật sâu. Tự nhủ với mình những câu như “Mình đang cố gắng làm rõ vấn đề, nhưng mình sẽ giữ bình tĩnh và lịch sự”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy thẳng thắn.
    Nếu ai đó nói với bạn những câu trịch thượng, thậm chí sỗ sàng, bạn đừng e ngại đứng lên để bảo vệ mình.[3][4] Cho người đó biết rằng bạn cảm thấy bị coi thường, và thái độ hống hách đó là sự xúc phạm. Sự thẳng thắn là cần thiết nếu bạn muốn đối phó với tình huống này. Nếu không, người đó thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đang cư xử kẻ cả.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lưu ý ngữ điệu của bạn.
    Sự hống hách thường biểu hiện qua giọng nói.[5] Nói cách khác, đôi khi điều quan trọng không phải nội dung lời nói mà là cách nói. Bạn nên cẩn thận đừng đáp lại sự trịch thượng với thái độ trịch thượng hơn. Nghĩa là bạn nên tránh mỉa mai, lầm bầm hoặc cao giọng, v.v…
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thực hành lối giao tiếp thiện chí.
    [6][7] Để đối phó với người khó chịu, bạn cần cẩn thận trong cách chọn từ ngữ. Tránh nói những câu có tính chất tự vệ, vì điều này có thể tạo điều kiện cho người có thái độ trịch thượng và phá hỏng cơ hội giải quyết tình huống. May mắn là bạn có thể chuyển những câu mang tính tự vệ thành những câu có tính xây dựng hơn. Ví dụ như:
    • Khi ai đó nói với bạn giọng kẻ cả như, “Ồ, tôi mà là cậu thì tôi đã ổn định sự nghiệp và thăng tiến rồi”.
    • Bạn sẽ rất dễ bật lên đáp lại bằng một câu gì đó kiểu như “Anh nói sai rồi! mà anh đừng có can thiệp vào cuộc đời của tôi”.
    • Thay vào đó, bạn thử nói theo cách có hiệu quả hơn như “Tôi hiểu tại sao anh lại nghĩ như vậy. Nhưng mà anh nghe tôi nói đi, sự việc vốn phức tạp hơn thế…”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xác định mối quan hệ của bạn với người đó là gì.
    [8] Nếu bạn đang phải đối phó với một người có thói quen luôn lên giọng kẻ cả, bạn hãy ngừng lại và suy nghĩ về mối quan hệ của bạn với người đó. Dựa vào mối quan hệ của mình, bạn hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân nào khiến bạn nhìn thấy dấu hiệu trịch thượng. Khi đã hiểu được điều đó, bạn sẽ có thể giao tiếp một cách hiệu quả hơn.
    • Ví dụ, nếu bạn đang ở trong mối quan hệ mà bạn cảm thấy như mình đang mắc nợ người kia, áp lực của món nợ có thể gây ra cảm giác bị coi thường. Bạn hãy trang trải nợ nần hoặc thẳng thắn nói với họ về cảm giác của bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nhận biết dấu hiệu thao túng về tình cảm.
    [9] Đôi khi người ta dùng sự trịch thượng để chi phối người khác làm một điều gì đó cho họ. Nếu người yêu hoặc bạn của bạn nói những điều hạ thấp bạn, có lẽ thực ra người đó đang sợ mất bạn. Những lời nói trịch thượng có thể chỉ để khiến bạn cảm thấy thấp kém hơn họ và lệ thuộc vào họ. Nếu nhận thấy kiểu hành vi này, bạn nên nói chuyện một cách bình tĩnh và thẳng thắn với người yêu/bạn bè về việc này.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Gật đầu và mỉm cười, nếu mọi cách khác đều thất bại.
    [10] Đôi khi, cách nhanh nhất và dễ nhất để đối phó với người kẻ cả chỉ là lờ đi. Nếu bạn có thể chịu đựng được những lời bình luận trịch thượng một lúc đủ để thoát khỏi người đó, bạn hãy cố nhịn, và lần sau nhớ tránh mặt người đó.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tìm sự giúp đỡ chuyên môn nếu cần thiết.
    Nếu những lời bình luận coi thường của ai đó gây tổn hại nghiêm trọng cho mối quan hệ mà bạn yêu quí, bạn đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp. Ví dụ, chuyên gia tư vấn hôn nhân và gia đình là người được đào tạo để chuyên hòa giải những mối quan hệ có vấn đề.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Đối phó với đồng nghiệp hoặc cấp trên trịch thượng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận ra hành vi trịch thượng.
    Những biểu hiện như la hét, quát tháo, đưa ra những bình luận coi thường là các dấu hiệu rõ rệt của thái độ hống hách.[11] Tuy nhiên, ở môi trường làm việc, đôi khi người ta tỏ thái độ xem thường với những cách kín đáo hơn như nói sau lưng hoặc nói xấu người khác theo cách châm biếm. Bạn hãy chỉ ra những hành vi đó. Bạn cũng có thể tránh những tình huống như vậy ở nơi làm việc bằng cách tạo một môi trường không khuyến khích những chuyện ngồi lê đôi mách hoặc cười cợt về đồng nghiệp, v.v...
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lờ đi và lướt qua.
    [12] Nếu người đó nói một câu trịch thượng nhưng đó không phải là thói quen của họ, có lẽ cách tốt nhất là lờ đi. Mọi người ai chẳng có lúc lỡ lời, hoặc có ngày không vui, hoặc vô ý làm tổn thương người khác. Nếu lời bình luận đó chỉ xảy ra một lần, bạn nên cố gắng bỏ qua.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biến chuyển thái độ trịch thượng.
    Đôi khi bạn có thể làm chệch hướng sự trịch thượng của người kia. Nếu một đồng nghiệp làm ra vẻ tài giỏi hoặc hiểu biết hơn bạn, bạn hãy nói chuyện với họ theo cách khiến những cảm giác đó trở nên có ích.[13] Thử nói những câu như:
    • “Anh có thể giải thích cho tôi hiểu không?”
    • “Anh nghĩ chúng ta nên làm gì?”
    • “Có lẽ anh là người thích hợp nhất cho việc này”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm sự hỗ trợ.
    [14] Nếu bạn đang đối phó với một đồng nghiệp lúc nào cũng lên giọng, bạn hãy nói chuyện với người quản lý về hành vi đó. Cố gắng tìm các chứng cứ như các email mà bạn đã lưu lại. Nếu người có thái độ đó chính là người quản lý thì sự việc có thể phức tạp hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm sự hỗ trợ từ những đồng nghiệp cũng ở hoàn cảnh tương tự như bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm cách để đối thoại trực tiếp.
    [15] Để đối phó một cách hiệu quả hơn với đồng nghiệp hoặc người quản lý trịch thượng, bạn hãy đề nghị sắp xếp một buổi gặp riêng để nói chuyện. Nếu không muốn tiết lộ trước về chủ đề của cuộc đối thoại, bạn hãy nêu lý do của cuộc gặp một cách chung chung như “chiến thuật giao tiếp ở nơi làm việc”.
    • Bạn cũng có thể mời người quản lý có mặt trong buổi đối thoại để làm người trung gian hòa giải.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thẳng thắn lên tiếng.
    [16] Nếu thái độ kẻ cả trịch thượng của người đó gây trở ngại cho bạn trong công việc, bạn cần phải nói với người đó. Giữ thái độ lịch sự, không giận dữ nhưng thẳng thắn phản ứng với hành vi đó. Thử nói những câu như, “Tôi coi trọng khả năng của anh, tôi biết anh có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhưng anh biết không, đôi khi thật khó mà hỏi được anh vì tôi cảm thấy anh không tôn trọng tôi khi tôi không biết về điều gì đó. Tôi cảm thấy như bị coi thường".
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Không nổi giận.
    Nếu người đồng nghiệp đó phản ứng bằng thái độ trịch thượng hơn nữa, bạn cần kiềm nén cảm giác muốn trả đũa. Dừng lại vài phút để hít thở, lấy lại bình tĩnh và đánh giá tình hình trước khi tiếp tục.[17]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tránh những cử chỉ mang tính phán xét.
    [18] Giao tiếp không lời luôn là yếu tố quan trọng, nhất là khi bạn đang cố gắng xử lý xung đột. Khi trao đổi với đồng nghiệp về thái độ trịch thượng, bạn nên lưu ý ngôn ngữ cơ thể cũng như lời nói. Tránh những cử chỉ như:
    • Chỉ tay
    • Trợn tròn mắt
    • Khoanh tay trước ngực
    • Dí mặt sát vào mặt người đó
    • Đứng dậy chồm qua người đó khi họ đang ngồi
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Cố gắng nhìn sự việc qua cặp mắt của người đó.
    [19] Đôi khi người ta có thái độ trịch thượng mà không nhận ra. Bạn hãy cố gắng vượt ra khỏi tình huống và cảm giác của bạn và hiểu cách nhìn của đồng nghiệp mình.
    • Gợi ý cho đồng nghiệp diễn giải về suy nghĩ hoặc cảm giác của họ khi nói ra điều mà bạn cảm nhận là trịch thượng.
    • Tỏ thái độ nhã nhặn bằng những câu như “Sao anh không nói với tôi về cách nhìn nhận của anh?”
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Xem xét lại cách điều chỉnh.
    [20] Sau cuộc gặp, bạn có thể nhờ người quản lý viết một biên bản đưa ra các gợi ý về cách đối phó và tránh hành vi trịch thượng. Biên bản này dùng để hướng dẫn cho những cá nhân có xung đột hoặc được dùng như một quy định về ngôn ngữ và các bình luận trịch thượng nên tránh ở nơi làm việc.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Trudi Griffin, LPC, MS
Cùng viết bởi:
Tư vấn viên chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 16.587 lần.
Trang này đã được đọc 16.587 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo