Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tiền cho mượn thật dễ mà đôi khi thu hồi lại thật khó. Và những lúc như vậy, bạn đừng nên cảm thấy đòi nợ là tội lỗi: đối phương mới là người đã phá vỡ lời hứa của mình. Bất kể nguyên nhân vay mượn là gì, luôn có cách để bạn xử lý khi ai đó nợ tiền và không chịu trả. Đôi lúc, chỉ một lời nhắc nhở nhẹ nhàng là đủ. Thế nhưng, việc sẵn sàng gia tăng tính quyết liệt trong hành động sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu và giảm thiểu phiền nhiễu không cần thiết.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Yêu cầu trả nợ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định thời điểm khi mà bạn không còn tin tưởng đối phương sẽ tự động trả tiền.
    Nếu ngày đáo hạn cụ thể không được đề cập trong thỏa thuận ban đầu, hãy tự mình quyết định: theo bạn, khả năng người ấy sẽ tự trả mà không cần nhắc nhở là bao nhiêu?
    • Cân nhắc giá trị cho vay. Món nợ nhỏ có lẽ sẽ không đáng để kiên trì đòi ngay và món nợ lớn hơn có thể sẽ cần nhiều thời gian để thu lại được.
    • Nếu ai đó nợ tiền giao dịch kinh doanh, hãy đòi càng sớm càng tốt. Chờ đợi chỉ khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi về món nợ một cách lịch sự.
    Khi đã quá hạn, hãy đề nghị đối phương trả nợ. Ở giai đoạn này, tất cả những gì bạn muốn là đảm bảo đối phương ý thức được khoản vay của họ vẫn chưa được thanh toán. Đôi khi, người ta đơn giản quên mất khoản nợ đó và chỉ cần lời nhắc nhở thiện chí mà thôi. Trang trọng hơn, đây còn được gọi là "đề nghị thanh toán".
    • Thay vì yêu cầu thanh toán, hãy nhắc nhở ("Cậu vẫn còn nhớ khoản tiền đang mình chứ?") nhằm giữ thể diện cho người đó.
    • Cung cấp mọi thông tin liên quan khi hỏi về khoản nợ. Bạn nên sẵn sàng cho việc nhắc lại lượng tiền đã cho mượn, thời điểm nhận khoản thanh toán cuối cùng, giá trị còn thiếu, bất kỳ thỏa thuận vay nợ nào mà bạn sẵn lòng chấp nhận, thông tin liên lạc và một thời hạn thanh toán rõ ràng.
    • Khi phải làm việc với một công ty hay khách hàng, gửi thư chính thức có thể sẽ hữu ích. Đó sẽ là bằng chứng bằng văn bản cần thiết khi tình huống leo thang.
    • Với ngày đáo hạn, thường thì 10 đến 20 ngày kể từ khi nhận được đề nghị là khung thời gian hợp lý: sẽ không quá lâu nhưng cũng không gần đến mức làm đối phương hoảng loạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định khả năng chấp nhận các hình thức thanh toán khác.
    Liệu nó có đáng để chờ đợi? Nếu đó chỉ là một khoản nhỏ hoặc nếu bạn không có lòng tin đối phương sẽ trả được nợ, hãy cân nhắc cho phép họ hoàn trả bằng thứ gì đó khác – cung cấp dịch vụ hay đặc ân nào đó là cách giải quyết hợp lý nếu bạn cảm thấy thỏa thuận là chấp nhận được. Trong trường hợp này, hãy làm rõ đề nghị thay thế và thu về càng nhanh càng tốt.
    • Đừng chấp nhận đàm phán quá nhanh chóng, bởi trong nhiều trường hợp, đó sẽ là tín hiệu cho thấy khoản nợ có thể mặc cả, hoặc người vay thậm chí còn có thể kéo dài thêm thời gian.[2]
  4. Step 4 Mạnh mẽ hơn với "yêu cầu thanh toán".
    Nếu người vay không phản hồi, bạn nên trực tiếp hơn. Đảm bảo rằng bạn đã làm rõ mong đợi được trả ngay lập tức, xác định nghĩa vụ thanh toán và cung cấp chỉ dẫn hoàn tiền cụ thể.
    • Ngôn ngữ sử dụng nên trực tiếp hơn và thể hiện đôi chút cấp thiết. Những cụm từ như "Anh/Chị cần thanh toán ngay" hay "Chúng ta cần đạt được thỏa thuận ngay về vấn đề này" sẽ cho người vay thấy bạn thật sự nghiêm túc và không chấp nhận đàm phán.
    • Khi yêu cầu, hãy nêu rõ hậu quả của việc không thanh toán. Để đối phương hiểu dự định của bạn là gì và sẵn sàng cho việc thực hiện chúng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đòi nợ ngày một quyết liệt hơn.
    Nếu yêu cầu thanh toán không đem lại bất kỳ kết quả gì, nhiều khả năng đối phương không có tiền hoặc đơn giản là không thích trả. Nhiệm vụ của bạn là thông qua điện thoại, thư, e-mail hay gặp mặt trực tiếp dành được quyền ưu tiên: buộc họ phải thanh toán cho bạn trước khi họ trả cho người khác (hay trốn đi).
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê.
    Động thái này cho thấy bạn thật sự nghiêm túc và đồng thời, giúp bạn tránh được phiền hà trong liên hệ và thu xếp các khoản thanh toán. Công ty đòi nợ có thể lấy phí đến 50% số tiền phải thu. Do đó, trước khi quyết định sử dụng dịch vụ, bạn cần xác định liệu thu về một phần có tốt hơn không thu được gì hay không.[3]
    • Nếu chi phí quá cao, bạn có thể cân nhắc bỏ qua bước này và tìm đến tòa án có thẩm quyền.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhận biết đâu là giới hạn.
    Khi tự thu nợ, một số hành vi nhất định có thể là phạm pháp ở địa phương của bạn. Nếu ở Mỹ, luật liên bang có thể áp dụng trong trường hợp bạn được coi là người đòi nợ dưới Sắc luật Đòi Nợ Công bằng liên bang. Cũng rất có thể, bạn vẫn cần tuân thủ luật địa phương. Dù luật ở mỗi nơi có thể không đồng nhất, nhìn chung, nên tránh những chiến lược sau:
    • Gọi điện vào thời điểm không phù hợp;
    • Tính thêm phí phát sinh;
    • Cố tình thu tiền chậm nhằm tăng phí;
    • Tiết lộ thông tin về khoản nợ với cơ quan của họ;
    • Nói dối về khoản tiền người đó đang thiếu nợ;
    • Đưa ra những đe dọa không có thật.[4]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Thưa kiện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm hồ sơ khởi kiện ở tòa án cấp huyện, nơi bị đơn cư trú, làm việc.
    Nghiên cứu luật hay trang web của tòa án địa phương để nắm được cách làm đơn kiện. Thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày nhận biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nếu ở Mỹ, hãy tìm đến tòa án đặc biệt chuyên xử các vụ nợ nhỏ với giới hạn giá trị nằm trong khoảng từ 2.500 USD đến 25.000 USD, tùy từng bang.[5] Bạn có thể tìm website, quy chế tòa án bang thông qua đường dẫn chính xác từ [mục lục] trang Trung tâm Quốc gia Tòa án Tiểu bang.
    • Nếu kiện, hãy chuẩn bị cho phiên tòa của bạn. Nếu có hợp đồng, giấy nợ hay bất kỳ tài liệu nào để chứng minh, hãy chuẩn bị đủ bản sao cho thẩm phán và người thiếu nợ hay đại diện của họ. Làm tương tự với mọi bằng chứng muốn nộp kèm khác.
    • Đây có thể là bước đi rất quyết liệt. Hãy chắc rằng khoản nợ xứng đáng với phiền toái đến từ việc xuất hiện ở tòa. Nếu đối phương là bạn bè hay người thân, bước làm này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đệ đơn lên tòa án cấp cao hơn.
    Nếu không thành công hoặc không được phép nộp đơn ở tòa án cấp huyện, hãy tìm đến tòa án cấp cao hơn. Tư vấn hoặc thuê người đại diện, điền đúng đơn và chuẩn bị ra tòa với mọi giấy tờ cần thiết mà bạn có thể thu thập được.
    • Xét đến phí tòa án và luật sư, lựa chọn này thường tốn kém hơn. Nhưng nếu thành công, có lẽ nó đáng lựa chọn hơn dịch vụ đòi nợ.[6]
    • Đe dọa khởi kiện có thể đã đủ để ai đó trả tiền. Tuy nhiên, bạn đừng nên đe dọa nếu không thật sự có ý định đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đệ đơn xin trát hầu tòa.
    Một khi đã đạt được phán quyết chống lại người thiếu nợ, bạn có thể đệ đơn xin trát hầu tòa với lý do đối phương không trả tiền, coi thường phán quyết của tòa án. Cùng với thông báo hầu tòa, nó đủ để toà sắp xếp phiên xét xử và buộc bị đơn trở lại, giải thích lý do chưa thanh toán nợ.
    • Tại phiên tòa, bạn nên yêu cầu quyền tịch thu lương của bị đơn.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Nhận thanh toán

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thu tiền.
    Sau quá trình nhắc nhở, yêu cầu và khởi kiện, người thiếu nợ sẽ buộc phải trả tiền. Đôi khi bạn chỉ cần yêu cầu là đủ. Cũng có lúc, bạn cần thêm những bước cưỡng chế của tòa để được trả nợ đầy đủ. Đó có thể là lệnh thi hành án hay quyền nắm giữ vật thế chấp.
    • Nếu phải thưa kiện và thuê luật sư đại diện, bạn nên tham khảo ý kiến họ để có những bước đi hợp lý nhất.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định cơ quan người thiếu nợ.
    Một khi tòa đã trao quyền kiểm soát lương, việc xác định và tìm đến cơ quan của đối phương là trách nhiệm thuộc về bạn. Cách dễ nhất là hỏi trực tiếp người thiếu nợ. Nếu họ không muốn nói, có thể bạn sẽ cần gửi đến bộ câu hỏi thẩm vấn – là những câu hỏi buộc phải trả lời bằng văn bản dưới lời tuyên thệ trước tòa. Hãy kiểm tra website tòa án địa phương để có mẫu văn bản cần thiết.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gửi đến người sử dụng lao động của đối phương.
    Một khi đã tìm được cơ quan làm việc hiện thời của họ, bạn cần gửi bộ câu hỏi thẩm vấn để xác nhận rằng người vay nợ hiện đang làm việc tại đó và lương của họ chưa bị tịch thu đến mức giới hạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xin lệnh tịch thu.
    Khi có xác nhận, bạn có thể yêu cầu tòa cấp lệnh tịch thu – lệnh này được gửi đến người sử dụng lao động và lương của người thiếu nợ sẽ được chuyển về cho bạn.
    • Mỗi địa phương có luật tịch thu lương khác nhau và vì vậy, hãy chắc là bạn đã nắm rõ luật nơi cư trú.[7]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng cảm thấy tội lỗi trong việc đòi lại những gì thuộc về chính mình. Bạn không nuốt lời. Người vay nợ đã làm vậy và bạn có mọi quyền để đòi lại nó.
  • Nhớ giữ điềm tĩnh và đừng để bản thân rơi vào buồn bực. Người thiếu nợ mới nên phiền muộn bởi họ đã không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Hãy kiên quyết nhưng lịch sự. Nó sẽ làm tăng khả năng thành công của bạn.
  • Nếu thanh toán là vấn đề vô cùng khó khăn với cá nhân hay doanh nghiệp nào đó, hãy thật thận trọng khi giao dịch với họ trong tương lại.
  • Lưu mọi hồ sơ giấy tờ trong quá trình truy đòi, đặc biệt nếu phải kiện ra tòa. Với giao dịch kinh doanh, bạn hãy lưu giữ hồ sơ pháp lý khi có thể.
  • Trong bài viết này, quy trình thu nợ được trình bày với mục đích thông tin sơ lược. Nhớ rằng mỗi loại giấy tờ cần được hoàn thành có thể sẽ rất khác nhau và tuân thủ quy trình không đồng nhất. Hãy nghiên cứu kỹ trước khi làm hồ sơ khiếu kiện hay thuê luật sư.
  • Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ hoặc là nhà thầu độc lập, có thể bạn cần cách tiếp cận khác khi đối phó với các khách hàng không chịu thanh toán.

Cảnh báo

  • Nếu ở Mỹ, với nợ kinh doanh, hãy đảm bảo là bạn đã xem qua Sắc luật Đòi Nợ Công bằng liên bang (https://www.ftc.gov/enforcement/rules/rulemaking-regulatory-reform-proceedings/fair-debt-collection-practices-act-text) và mọi điều luật được áp dụng khác. Bằng không, có thể đến cuối cùng, bạn lại là người có tội.
  • Cẩn trọng trong việc tiết lộ với bắt kỳ ai về việc người đó chưa trả nợ cho bạn, bởi có thể, bạn sẽ phải nhận tội vu khống hay phỉ báng, tùy trường hợp.
  • Nếu người thiếu nợ nộp đơn xin vỡ nợ, bạn buộc phải dừng nỗ lực thu nợ ngay lập tức nhằm tránh luật vỡ nợ và thu nợ của chính phủ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Clinton M. Sandvick, JD, PhD
Cùng viết bởi:
Cựu luật sư dân sự
Bài viết này đã được cùng viết bởi Clinton M. Sandvick, JD, PhD. Clinton M. Sandvick là luật sư tranh tụng dân sự tại California trong hơn 7 năm. Ông đã nhận bằng JD của Đại học Wisconsin-Madison năm 1998 và bằng Tiến sĩ Lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học Oregon năm 2013. Bài viết này đã được xem 17.236 lần.
Chuyên mục: Quan hệ xã hội
Trang này đã được đọc 17.236 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo