Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hệ mặt trời là một hệ hành tinh có mặt trời và tám hành tinh xoay quanh nó, bao gồm sao Thuỷ, sao Kim, trái đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, và sao Hải Vương. Một khi bạn biết kích thước và thứ tự của các hành tinh thì hệ mặt trời rất dễ vẽ. Đây cũng là một cách tuyệt vời để học về đặc tính của các thiên thể cùng chia sẻ không gian với trái đất, và bạn còn có thể vẽ hệ mặt trời theo tỷ lệ bằng cách thu nhỏ khoảng cách giữa các hành tinh và mặt trời.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Vẽ mặt trời và các hành tinh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Vẽ mặt trời gần bên trái trang giấy.
    Mặt trời là thiên thể lớn nhất trong hệ mặt trời, thế nên bạn hãy vẽ một vòng tròn to để tượng trưng cho mặt trời. Tô hình tròn bằng màu cam, vàng và đỏ để mô tả các chất khí nóng tạo nên mặt trời. Nhớ chừa khoảng trống đủ để vẽ tất cả các hành tinh.[1]
    • Mặt trời được tạo thành chủ yếu từ khí heli và hydro qua một quá trình gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
    • Bạn có thể vẽ mặt trời bằng tay hoặc dùng compa, hoặc đồ theo một vật hình tròn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Vẽ sao Thuỷ về phía bên phải mặt trời.
    Sao Thuỷ là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời và gần mặt trời nhất. Bạn sẽ vẽ sao Thuỷ bằng một vòng tròn nhỏ (nhớ là nó phải nhỏ hơn các hành tinh còn lại mà bạn sẽ vẽ), và tô màu xám đậm.
    • Tương tự như trái đất, sao Thuỷ có phần lõi lỏng và lớp vỏ cứng bên ngoài.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phác thảo một vòng tròn lớn bên phải sao Thuỷ để tượng trưng cho sao Kim.
    Sao Kim là hành tinh thứ hai gần mặt trời và lớn hơn sao Thuỷ. Tô màu sao Kim với các tông màu vàng và nâu khác nhau.
    • Sao Kim có màu nâu vàng là do các đám mây sulfur dioxide bao phủ bề mặt hành tinh. Tuy nhiên, nếu ta có thể đi xuyên qua các đám mây và quan sát được bề mặt thực sự của hành tinh này thì sẽ thấy nó có màu đỏ nâu.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Vẽ trái đất về phía bên phải sao Kim.
    Trái đất và sao Kim có kích thước xấp xỉ nhau (đường kính của sao Kim chỉ nhỏ hơn trái đất 5%), vì vậy bạn sẽ vẽ trái đất chỉ nhỉnh hơn một chút so với sao Kim mà bạn vừa vẽ.[4] Tô các lục địa bằng màu xanh lá cây và màu xanh dương cho đại dương. Để lại vài khoảng trắng để tượng trưng cho các đám mây trong bầu khí quyển của trái đất.
    • Một lý do giải thích vì sao sự sống chỉ tồn tại trên trái đất mà không có trên các hành tinh khác trong hệ mặt trời (mà các nhà khoa học biết đến) là vì khoảng cách từ trái đất đến mặt trời không quá gần đến mức cực nóng, nhưng cũng không qua xa đến mức tất cả đểu bị đóng băng.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thêm một vòng tròn nhỏ hơn bên phải trái đất để tượng trưng cho sao Hoả.
    Sao Hoả là hành tinh nhỏ thứ nhì trong hệ mặt trời, vì vậy bạn hãy vẽ nó hơi lớn hơn sao Thuỷ nhưng nhỏ hơn sao Kim và trái đất. Tô màu đỏ và nâu để sao Hoả có màu sắt gỉ.[6]
    • Sao Hoả có màu sắt gỉ của oxit sắt bao phủ bề mặt hành tinh này. Oxit sắt cũng khiến cho máu và gỉ sắt có màu đỏ.[7]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Vẽ một vòng tròn lớn bên phải sao Hoả để làm sao Mộc.
    Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, do đó bạn sẽ vẽ một vòng tròn to hơn tất cả các hành tinh trước đó; chỉ cần nhớ vẽ vòng tròn này nhỏ hơn mặt trời, vì mặt trời có đường kính lớn gấp 10 lần sao Mộc. Tô màu sao Mộc bằng màu đỏ, cam và nâu để thể hiện các hoá chất khác nhau trong khí quyển của hành tinh này.[8]

    Bạn có biết? Màu sắc của sao Mộc có thể thay đổi theo thời tiết. Những trận bão lớn trong bầu khí quyển đưa các hoá chất và vật chất bị che phủ lên bề mặt và làm thay đổi màu sắc của hành tinh.

  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Vẽ sao Thổ bên phải sao Mộc bằng một vòng tròn nhỏ hơn có một vành đai.
    Sao Thổ nhỏ hơn sao Mộc nhưng lớn hơn tất cả các hành tinh còn lại trong hệ mặt trời, thể nên bạn hãy vẽ lớn hơn 4 hành tinh đã vẽ. Tô màu sao Thổ và vành đai bằng màu vàng, xám, nâu và cam.
    • Không như các hành tinh khác, sao Thổ có một vành đai nổi bật xung quanh nó, vốn là các vật chất bị vỡ trong quỹ đạo của hành tinh này và bị kẹt lại vì sức hút trọng lực.[9]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Phác thảo sao Thiên Vương bên phải sao Thổ.
    Sao Thiên Vương là hành tinh lớn thứ ba của hệ mặt trời, vì vậy bạn cần vẽ vòng tròn nhỏ hơn sao Mộc và sao Thổ nhưng lớn hơn tất cả các hành tinh đã vẽ. Sao Thiên Vương chủ yếu cấu thành từ băng đá, do đó bạn hãy tô màu xanh dương nhạt.[10]
    • Không như hầu hết các hành tinh trong hệ mặt trời, sao Thiên Vương không có lõi đá nóng chảy. Thay vào đó, hành tinh này chủ yếu được cấu tạo từ băng, nước và khí metan.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Vẽ sao Hải Vương bên phải sao Thiên Vương.
    Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và cuối cùng trong hệ mặt trời (Sao Diêm Vương trước đây từng được xem như là hành tinh thứ chín, nhưng nó đã được xếp loại lại như một hành tinh lùn). Đây là hành tinh lớn thứ tư trong hệ mặt trời, vì vậy bạn cần vẽ nhỏ hơn sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, nhưng lớn hơn các hành tinh còn lại. Tô màu xanh thẫm cho sao Hải Vương.[11]
    • Bầu khí quyển của sao Hải Vương có chứa khí metan hấp thụ ánh sáng màu đỏ từ mặt trời và phản xạ ánh sáng xanh dương. Đó là nguyên nhân khiến hành tinh này có màu xanh dương.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Phác thảo các đường quỹ đạo của từng hành tinh để hoàn tất bức vẽ.
    Mỗi hành tinh trong hệ mặt trời đều quay xung quanh mặt trời. Để mô tả hiện tượng này, bạn hãy vẽ một đường cong xuất phát từ đầu trên và đầu dưới của từng hành tinh. Kéo dài các đường cong này về phía mặt trời và ra ngoài cạnh của trang giấy để thể hiện rằng các hành tinh này di chuyển xung quanh mặt trời.[12]
    • Đảm bảo các đường quỹ đạo của các hành tinh không cắt nhau.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Thu nhỏ hệ mặt trời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuyển đổi khoảng cách giữa từng hành tinh với mặt trời sang đơn vị thiên văn (AU).
    Để thể hiện chính xác khoảng cách giữa các hành tinh và mặt trời trong hình vẽ, bạn cần chuyển đổi các khoảng cách thành đơn vị thiên văn trước. Khoảng cách từ mặt trời đến các hành tinh tính theo đơn vị thiên văn như sau:[13]
    • Sao Thuỷ: 0.39 AU
    • Sao Kim: 0.72 AU
    • Trái đất: 1 AU
    • Sao Hoả: 1.53 AU
    • Sao Mộc: 5.2 AU
    • Sao Thổ: 9.5 AU
    • Sao Thiên Vương: 19.2 AU
    • Sao Hải Vương: 30.1 AU
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn một tỷ lệ để sử dụng trong hình vẽ.
    Bạn có thể dùng 1 centimet = 1 AU, 1 inch = 1 AU, hay dùng một đơn vị hoặc con số khác để vẽ tỷ lệ. Tuy nhiên, lưu ý rằng, đơn vị và con số bạn sử dụng càng lớn thì tờ giấy vẽ phải càng lớn.[14]

    Lời khuyên: Với khổ giấy tiêu chuẩn, bạn có thể dùng 1 centimet = 1 AU. Nếu bạn vẽ 1 AU dài hơn 1 cm, tờ giấy của bạn sẽ phải rộng hơn cỡ này.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuyển đổi tất cả các khoảng cách theo tỷ lệ của bạn.
    Nhân từng khoảng cách tính theo đơn vị thiên văn với con số ghi trước đơn vị mới. Sau đó, hãy viết lại khoảng cách bằng đơn vị mới.[15]
    • Ví dụ, nếu tỷ lệ của bạn là 1 centimet = 1 AU, bạn sẽ nhân từng khoảng cách với 1 để chuyển đổi. Do đó, vì sao Hải Vương cách mặt trời 30.1 AU, nó sẽ cách xa mặt trời 30.1 centimet trong bức vẽ của bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng các khoảng cách thu nhỏ để vẽ hệ mặt trời theo tỷ lệ.
    Bắt đầu bằng cách vẽ mặt trời trên giấy, sau đó dùng thước đo và đánh dấu các khoảng cách thu nhỏ tính từ mặt trời cho mỗi hành tinh. Khi đánh dấu xong, bạn sẽ vẽ các hành tinh lên trên các điểm đã đánh dấu.[16]
    • Ghi chú tỷ lệ mà bạn đã sử dụng trên bức vẽ để chỉ rõ khoảng cách giữa các hành tinh.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Giấy
  • Bút chì
  • Bút chì màu
  • Compa (tuỳ ý)

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kelly Medford
Cùng viết bởi:
Họa sĩ vẽ ngoài trời
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelly Medford. Kelly Medford là một họa sĩ người Mỹ sống tại Rome, Ý. Cô học chuyên ngành hội họa cổ điển, vẽ và đồ họa in ấn tại Mỹ và Ý. Cô chủ yếu làm việc ngoài đường phố tại Rome và cũng đi công tác cho các tổ chức sưu tầm quốc tế. Cô là nhà sáng lập của Sketching Rome Tours, tại đây cô dạy du khách đến The Eternal City cách sử dụng sổ tay phác họa. Kelly tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Florence. Bài viết này đã được xem 19.609 lần.
Trang này đã được đọc 19.609 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo