Cách để Tranh luận với người luôn tự cho mình là đúng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thật là bực bội khi tranh luận với người luôn tự cho mình là đúng nhỉ? Tốt nhất là bạn hãy nghĩ xem mình cần gì ở cuộc tranh luận trước khi nhảy vào đối đáp với họ. Bên cạnh đó, bạn nên tìm cách giúp người đó hiểu ý mình bằng cách chuyển hướng cuộc đối thoại và cố gắng giữ hòa khí trong khi tranh luận.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Sẵn sàng cho cuộc tranh luận

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm ra căn nguyên của vấn đề.
    Nhìn chung, những người “biết tuốt” thuộc vào một trong hai nhóm (hoặc kết hợp cả hai nhóm). Một số người “biết tuốt” có cảm giác bất an tận trong tiềm thức, và họ sẽ che đậy bằng cách cố tỏ ra hiểu biết. Một số người khác thực sự nghĩ rằng họ biết hết mọi thứ trên đời và cảm thấy như mình phải chia sẻ kiến thức cho người khác. Nếu hiểu được nguyên nhân nào khiến họ có thái độ khăng khăng cố chấp như vậy thì bạn có thể xử lý tình huống tốt hơn.[1]
    • Khi bạn bảo một người thiếu tự tin rằng họ nói sai, điều này sẽ chạm vào nỗi bất an của người đó, và họ sẽ “xù lông nhím” lên để tự vệ. Thay vào đó, bạn hãy thử dẫn dắt câu chuyện bằng những câu hỏi, một cách đối phó hiệu quả đối với nhóm người này.
    • Với nhóm người “biết tuốt” thứ hai, thông thường cách tốt nhất là cứ để họ nói, sau đó bạn có thể cố gắng nêu ra ý kiến khác.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định xem bạn có thể mạo hiểm với mối quan hệ với người đó đến mức nào.
    Trước khi lao vào tranh luận với người luôn tự cho mình là đúng, bạn cần cân nhắc về những thứ mà bạn có thể đánh mất. Nghĩ xem mối quan hệ giữa bạn và người đó quan trọng đến mức nào, và cuộc tranh luận đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Cho dù có cẩn thận đến mấy thì mối quan hệ của bạn cũng có thể tổn hại vì cuộc tranh luận.[2]
    • Ví dụ, nếu người “biết tuốt” là sếp của bạn, có lẽ tốt nhất là bạn cứ để cho họ nghĩ là họ đúng đi. Như thế bạn sẽ không đẩy mình vào nguy cơ bị mất việc.
    • Nếu đó là người thân thiết với bạn, chẳng hạn như bạn đời hoặc bạn thân của bạn, hãy cân nhắc xem liệu cuộc tranh luận đó có đáng để bạn mạo hiểm chấp nhận nguy cơ mối quan hệ bị tổn hại không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định xem bạn mong muốn điều gì ở cuộc tranh luận.
    Với bất cứ cuộc tranh luận nào, bạn cũng phải đặt ra mục tiêu cuối cùng. Có thể bạn chỉ muốn người kia hiểu ý mình, hoặc bạn mong họ biết rằng bạn bị tổn thương.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rà soát lại cơ sở lập luận của bạn trước khi bước vào cuộc tranh luận.
    Nếu đó là cuộc tranh luận dựa trên sự thật, bạn luôn phải kiểm tra các sự kiện trước. Nếu có thể, bạn hãy nêu ra các dẫn chứng để hỗ trợ cho lập luận của mình. Nhớ tìm kiếm các nguồn thông tin khách quan thay vì chỉ dựa vào các nguồn nói những điều bạn muốn nghe.[4]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Giúp đối phương nhìn vào mặt khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lắng nghe người kia nói.
    Cho dù người đó luôn cho mình là đúng, họ vẫn đáng được lắng nghe, cũng như bạn có quyền được lắng nghe vậy. Bạn hãy nghe ý kiến của họ trước, dành thời gian chú tâm vào những điều họ nói.[5]
    • Để tỏ ra là mình đang lắng nghe, bạn có thể gật đầu trong khi trò chuyện và tóm tắt lại những điều mà bạn nghe được, chẳng hạn như “Vậy ý của cậu là…”
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt các câu hỏi để hiểu tốt hơn.
    Người đang tranh luận với bạn có thể không đi thẳng vào vấn đề, hơn nữa những câu hỏi mà bạn đặt ra có thể giúp bạn hiểu đúng những điều họ đang nói và cảm nhận của họ về chủ đề đó.[6]
    • Ngay cả những câu hỏi đơn giản như “Vì sao vậy?” hoặc “Sao bạn lại nghĩ như vậy?” cũng có thể giúp bạn đoán được những điều còn ẩn đằng sau.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tán thành trước, sau đó đưa ra lý lẽ phản biện.
    Để tranh luận với người luôn tự cho mình là đúng, ban đầu bạn nên đồng tình với họ đã, hoặc ít ra cũng nên tỏ ra là hiểu ý họ. Sau khi thể hiện sự đồng tình, bạn có thể đưa ra ý kiến phản biện.[7]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi hiểu ý anh nói. Ý kiến của anh rất thú vị, nhưng tôi nghĩ thế này…”
    • Bạn cũng có thể nói những câu như “Cảm ơn bạn đã giúp mình hiểu ý của bạn. Mình hiểu vì sao bạn lại nghĩ như vậy. Mình thì nghĩ hơi khác một chút…”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tranh luận một cách mềm mỏng.
    Nếu bạn hùng hổ khi đưa ra ý kiến tranh luận, rất có thể người kia sẽ khép kín và không nghe nữa. Tuy nhiên, nếu bạn trình bày quan điểm của mình với ngôn ngữ ôn hòa hơn, có thể họ sẽ chịu lắng nghe hơn.[8]
    • Ví dụ, thay vì nói “Chắc chắn là tôi đúng”, bạn hãy nói “À, tôi hiểu như thế này…”
    • Thay vì nói “Nhận định đúng phải là thế này…”, bạn có thể nói “Có thể có cách nhìn khác về vấn đề này…”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đưa cuộc tranh luận ra khỏi tình thế đối đầu.
    Đôi khi, những ý kiến quá thẳng thừng của bạn sẽ khiến người kia thu mình lại và không còn lắng nghe nữa, cũng tương tự như khi bạn quá hùng hổ khi tranh luận. Trong trường hợp này, có thể là bạn đang đưa ra lời khuyên hoặc giải pháp, nhưng người kia lại không nghe được những gì bạn nói.[9]
    • Bạn có thể nhận thấy rằng việc đặt những câu hỏi dẫn dắt sẽ là cách hiệu quả hơn để “lái” suy nghĩ của người kia sang một hướng khác thay vì đối đầu trực diện.
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Ồ, điều gì khiến anh nghĩ như vậy?” thay vì “Tôi thấy anh đang nói sai đấy ”.
    • Thay vì nói “Điều đó hoàn toàn không đúng”, bạn có thể nói “Có bao giờ cậu nghĩ là…?”
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Giữ hòa khí trong khi tranh luận

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đừng khiến căng thẳng leo thang.
    Bất kỳ cuộc tranh luận nào cũng rất dễ rơi vào tình huống leo thang căng thẳng. Cảm xúc thường chen vào khi tranh cãi, và cả hai bên đều có thể nổi nóng. Nếu bạn để cảm giác tức giận lấn át, cuộc tranh luận sẽ biến thành một cuộc đấu khẩu với những lời lẽ xúc phạm ném vào nhau hoặc to tiếng cãi vã. Sự giận dữ leo thang sẽ trở nên nghiêm trọng khi bạn tranh cãi với một người luôn tự cho mình là đúng, vì họ có thể khiến bạn phát cáu. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được mục đích nào đó, bạn phải giữ bình tĩnh.[10]
    • Nếu đang cảm thấy máu nóng đang bốc lên đầu, bạn hãy dừng lại vài giây để hít một hơi thật sâu. Sẽ còn tốt hơn nếu bạn đề nghị tạm dừng và sẽ tiếp tục thảo luận khi đôi bên đều bình tĩnh và tự chủ hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng khoanh tay.
    Ngôn ngữ cơ thể trong khi tranh luận thể hiện nhiều điều hơn bạn tưởng. Nếu những cử chỉ của bạn tỏ ra không cởi mở với cuộc thảo luận, người kia sẽ không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn.[11]
    • Không khoanh tay hoặc vắt chéo chân, và nên quay người về phía người đang nói chuyện với bạn. Ngoài ra, bạn hãy nhớ giao tiếp bằng mắt để người kia biết là bạn đang lắng nghe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cởi mở với quan điểm của họ.
    Những người luôn tự cho mình là đúng đôi khi cũng đúng thật! Khi tham gia vào cuộc tranh luận, bạn phải sẵn sàng thừa nhận rằng đôi khi bạn cũng sai; nếu không, cuộc tranh luận sẽ rơi vào bế tắc.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Biết khi nào và làm thế nào để rút lui!
    Đôi khi, bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc tranh luận sẽ “bất phân thắng bại”. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn hãy chấm dứt cuộc tranh luận. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải giữ thái độ hòa nhã, bằng không người kia sẽ tiếp tục tranh cãi.[13]
    • Bạn có thể kết thúc bằng câu “Tôi thấy là chúng ta tranh cãi cũng chẳng đi đến đâu. Có lẽ ta nên đồng ý là mỗi người đều có quan điểm của mình."
    • Bạn cũng có thể nói “Tiếc là có vẻ như chúng ta chưa nhất trí được về vấn đề này. Có thể lúc nào đó ta sẽ thảo luận sau."
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Sẵn sàng vạch ra những điểm sai sự thật hoặc nói dối. Nếu họ đưa ra những “dẫn chứng” không xác thực hoặc các thông tin thiên kiến, bạn hãy phản biện bằng các nguồn đáng tin cậy.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 53.505 lần.
Chuyên mục: Quan hệ xã hội
Trang này đã được đọc 53.505 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo