Cách để Trồng cây thủy sinh trong bể cá

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cây thủy sinh là một nét đẹp tô điểm cho nhà ở và đem lại nhiều lợi ích cho cá nuôi trong bể. Các loài cây trồng trong bể cá sẽ loại bỏ nitrat khỏi nước, cải thiện chất lượng nước và kìm hãm sự phát triển của rong tảo. Chúng cũng giúp làm tăng mức ô-xy trong bể và cung cấp chỗ trú ẩn dễ chịu cho cá.[1] Trồng cây thủy sinh trong bể cá là một sở thích thú vị và dễ thực hiện, có thể đem lại niềm vui cho bạn và cả đàn cá của bạn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chọn cây thủy sinh thích hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn những loại cây thủy sinh phổ biến, dễ trồng.
    Những loài cây sống trong nước ngọt có nhu cầu khác nhau về ánh sáng và đôi khi rất khó nuôi dưỡng. May mắn thay, có một số lựa chọn dễ dàng cho những người mới bắt đầu, và chúng sẽ tạo nên vẻ đẹp mà bạn muốn thấy trong bể cá. Bạn nên tìm những cây ghi tên là Echinoderms, Lilaeopsis, Anarchies, hay Anubis.
    • Các loại cây cao mà bạn có thể chọn là cây lưỡi mác (Amazon Sword) và dương xỉ Java (Java Fern). Cây lưỡi mác trồng rất dễ và nhanh, giúp che khuất hệ thống lọc và dây trong bể cá nếu những thiết bị này lộ ra khi nhìn từ đằng sau. Dương xỉ Java với các cành lá dài có thể cung cấp chỗ ẩn náu tốt cho cá.
    • Với loài cây có kích thước trung bình, các lựa chọn tốt bao gồm cây ráy Nana (Anubias Nana) và cỏ thìa (Dwarf Sagittaria). Ráy Nana có thân cong và lá tròn. Cỏ thìa có lá dài màu xanh với phiến lá cong và sinh trưởng tốt xung quanh các vật trang trí cứng trong bể cá như tượng đá.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng rêu để trang trí dưới đáy và dọc theo mặt trước bể.
    Các loài rêu nước ngọt dễ trồng bao gồm Java Moss, Willow Moss và Water Wisteria. Rêu là loài thực vật mọc thấp, vì vậy bạn có thể trồng ở mặt trước bể cá mà không lo che khuất các cây khác. Rêu cũng mọc khá nhanh, vì vậy bạn sẽ sớm nhìn thấy kết quả.
    • Rêu sinh trưởng tốt nhất dưới ánh sáng từ trung bình đến mạnh.[3]
    • Rêu cũng có thể làm thức ăn cho cá.[4] Tuy nhiên bạn vẫn cần phải cho cá ăn. Không phải loài cá nào cũng ăn rêu.
    • Một lựa chọn tuyệt vời khác cho đáy bể và mặt trước bể là cây trân châu Cuba (Dwarf Baby Tears). Loài cây có lá sum suê này mọc nhanh như rêu nhưng có dạng giống cây bụi hơn. Cây trân châu Cuba sinh trưởng tốt nhất trong ánh sáng mạnh.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mua cây đã trưởng thành nếu bạn muốn có ngay bể thủy sinh hoàn chỉnh.
    Cây trưởng thành thường đắt hơn, nhưng đó là cách tốt nhất để có ngay diện mạo mà bạn mong muốn. Chọn các cây đã đâm chồi và có rễ trắng.
    • Kiểm tra kỹ khi mua cây để đảm bảo không có ốc, tôm và rong tảo trên cây.[6]
    • Cây thủy sinh có bán ở cửa hàng cá cảnh hoặc cửa hàng thiết kế bể cá. Bạn cũng có thể tìm mua trên mạng.
    • Tìm hiểu về người bán trước khi mua để đảm bảo rằng họ có uy tín bán cây sạch và khỏe mạnh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trồng cây thủy sinh từ cành nếu bạn muốn đỡ tốn kém.
    Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi bạn được chiêm ngưỡng thành quả, nhưng cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền. Để trồng cây thủy sinh từ cành, bạn sẽ phải lấy cành từ cây đang trồng, thường có bán ở hầu hết các cửa hàng thiết kế bể cá và trên mạng. Xác định mắt thấp nhất trên cành, sau đó loại bỏ các lá bên dưới. Cắm cành cây vào nền bể để cây mọc rễ.[7]
    • Bạn cũng có thể xin cành từ người quen có bể thủy sinh.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhiều loại cây có kích thước khác nhau sẽ tạo nên khung cảnh đẹp mắt.
    Các loài thực vật được trồng thành nhiều tầng sẽ giúp cho bể cá của bạn hấp dẫn hơn. Các cây làm nền nên có kích thước lớn hơn, trong khi các cây có cỡ trung bình có thể trồng ở giữa bể dọc theo các thành bể. Bạn có thể trang trí mặt trước bể bằng các loài thực vật mọc sát như rêu hay cây trân châu Cuba.[8]
    • Kích thước của cây thủy sinh có thể từ cỡ nhỏ 2,5-5 cm cho đến các cây to chiếm cả bể cá.
    • Thêm vào các bức tượng nhỏ, đá và các khúc gỗ để tạo nét sinh động cho bể cá. Những vật này cũng là nơi tuyệt vời để giữ những cây không cần phải cắm vào đáy bể.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Lắp đặt bể thủy sinh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua và lắp đèn để tạo điều kiện cho cây mọc.
    Cũng như những loài cây khác, cây thủy sinh sẽ cần ánh sáng để sinh trưởng. Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho quá trình quang hợp tạo ra năng lượng và dưỡng chất cho cây. Bạn cần kiểm tra nhu cầu về ánh sáng của từng loài cây, vì mỗi cây lại có nhu cầu khác nhau. Đèn huỳnh quang toàn phổ và đèn LED dành cho bể cá đều là các lựa chọn tốt. Cây thủy sinh cũng có thể lấy thêm ánh sáng từ cửa số gần đó.
    • Nhiều loại cây đòi hỏi nhiều ánh sáng, vì vậy bạn cần nghiên cứu trước khi lựa chọn.[9]
    • Bạn nên bắt đầu bằng đèn huỳnh quang có công suất 2,5 W cho mỗi 4 lít nước, trừ khi bạn có gắn hệ thống carbon dioxide tại chỗ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cách ly và xử lý cây mới đem về trước khi bổ sung vào bể cá.
    Các cây mới có thể mang các loại dịch hại như ốc hoặc tôm vốn có thể đe dọa sự an toàn trong bể. Ốc và tôm có thể sinh sôi nhanh chóng và chiếm đầy bể, trừ khi bạn có nuôi các loài cá ăn các sinh vật này.[10] Ngoài ra, cây mới mua về còn có thể đem vi khuẩn hoặc mầm bệnh vào nước.[11] Quá trình cách ly sẽ giúp bạn phát hiện các loài dịch hại trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào bể.[12] Bạn cũng có thể xử lý cây bằng dùng dịch thuốc tẩy.
    • Để xử lý bằng thuốc tẩy, bạn cần pha 1 phần thuốc tẩy với 19 phần nước. Tùy vào độ nhạy cảm của cây, bạn có thể nhúng cây vào dung dịch khoảng 2-3 phút. Rửa thật sạch cây trong nước trước khi cho vào nước đã khử clo.[13]
    • Để ngăn ngừa ốc xâm nhiễm, bạn nên nhúng cây vào nước muối sau khi mua về. Pha 1 cốc (240 ml) muối chuyên dùng cho bể cá hoặc muối kosher vào 4 lít nước. Nhúng cây vào dung dịch khoảng 15-20 giây, giữ cho rễ cây ở bên trên mặt nước. Đảm bảo rửa cây thật sạch trước khi cho vào bể.[14]
    • Sau một tuần cách ly, bạn có thể cho cây vào bể.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lót vật liệu nền thân thiện với các loài thực vật xuống đáy bể và rải sỏi lên trên.
    Lớp nền là vật liệu dùng để phủ đáy bể. Khi trồng cây, bạn sẽ cần lớp nền giàu dinh dưỡng, tuy loại này lúc đầu có thể hơi đắt hơn một chút. Vật liệu làm nền tốt cho cây cũng thường làm đục nước khi bị khuấy động, nhưng bạn có thể ngăn chặn bằng cách rải một lớp sỏi mỏng lên trên.
    • Seachem Flourite có chứa mọi dưỡng chất cần thiết và có nhiều màu sắc.
    • Đất sét và đá ong là các lựa chọn tốt để bổ sung dinh dưỡng và có thể ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, những vật liệu này thường mất nhiều thời gian hơn để ổn định trong bể.
    • Aqua Soil chứa nhiều dinh dưỡng cho cây, nhưng lại làm cho mức pH trong nước giảm về mức 7. Mặc dù là lựa chọn tối ưu cho cây, nhưng loại vật liệu nền này có thể gây hại cho cá. Bạn cần kiểm tra nhu cầu về độ pH của cá trước khi chọn loại nền này.
    • Sỏi không cung cấp dưỡng chất cho cây nếu chỉ được dùng một mình.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trồng những cây cần bám vào lớp nền để giúp cây lấy dưỡng chất.
    Một số cây cần bám rễ vào lớp nền để hút chất dinh dưỡng cần thiết. Đặt rễ cây ngay dưới bề mặt nền, nhưng không cắm quá sâu, vì như vậy bạn có thể lấp mất phần thân rễ của cây, tức là phần thân dày màu xanh bên trên rễ. Cây có thể bị chết nếu thân rễ bị vùi lấp.
    • Đảm bảo không cắm cây này chồng lên cây kia.[16]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Buộc các cây còn lại vào đá hoặc gỗ để cây có thể mọc rễ.
    Một số loài thực vật như rêu, dương xỉ Java hoặc ráy Nana ưa mọc trên đá hoặc gỗ. Các cây này sau đó sẽ mọc rễ trên đá hoặc gỗ. Bạn hãy quấn nhẹ dây câu cá xung quanh cây, sau đó vòng dây qua tảng đá hoặc mẩu gỗ. Buộc chặt dây câu, sau đó thả đá và cây vào bể.
    • Gỗ lũa và đá nham thạch là các lựa chọn tốt để neo giữ cây.[17]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thả cá khi bể đã ổn định sau một tuần.
    Đợi một tuần sau khi lắp đặt vườn cây thủy sinh trước khi thả cá. Nếu đã mua cá, bạn có thể thả chúng vào bể cá tạm, nhưng tốt nhất là bạn nên chờ cho đến khi bể cá đã sẵn sàng rồi mới mua cá.
    • Chất thải từ cá sẽ là nguồn phân bón cho cây.[18]
    • Đừng háo hức thả cá quá sớm. Bể cá cần phải qua quá trình gọi là “tạo vi sinh”, để môi trường nước ổn định và an toàn cho cá. Rất ít cá có thể sống sót trước khi môi trường nước ổn định.[19]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Chăm sóc cây thủy sinh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cắt tỉa cây mọc vượt ra ngoài bể để tránh bị phân hủy.
    Hầu hết các loài cây đều mọc nhanh, vì vậy việc cắt tỉa là cần thiết. Nếu cây mọc vượt ra khỏi bể thì phần cây bên ngoài sẽ chết. Dùng kéo sắc cẩn thận cắt đi phần cây thừa.
    • Một cách khác là chọn trồng các loại cây mọc chậm.[20]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm sạch nước...
    Làm sạch nước hàng tuần để duy trì môi trường tốt trong bể cá. Khác với cá, cây thủy sinh không đòi hỏi phải thay nước thường xuyên, nhưng việc thay nước định kỳ sẽ duy trì môi trường khỏe mạnh trong bể cá. Bước đầu tiên là cạo rong bám trên thành bể. Dùng ống siphon để hút ra 10-15% lượng nước, chú ý đặc biệt đến lớp sỏi và vùng xung quanh các vật cố định gắn trong bể cá. Bổ sung lượng nước đã hút ra bằng nước sạch và đã khử clo.[21]
    • Khi dùng ống siphon, bạn nhớ đừng đặt trên nền trồng cây để tránh vô tình làm chết cây. Bạn cần đặt ống ở phía trên lớp nền.
    • Tôm và cá da trơn đều ăn rong, vì vậy chúng là những lựa chọn tốt để bổ sung cho bể cá, tùy vào những loài cá khác đã được chọn.[22]
    • Quá trình này còn gọi là thay nước. Một số người thích thay nước hoàn toàn vài tháng một lần, nhưng điều này có thể làm xáo trộn hệ sinh thái trong bể. Tốt hơn là bạn nên dùng bộ lọc nước và duy trì bể cá sạch.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung phân bón để thúc cây mọc nhanh và khỏe mạnh.
    Cây thủy sinh thường không cần phân bón, đặc biệt là khi có cá trong bể, vì chất thải của chúng có thể bón cho cây. Tuy nhiên, phân bón có thể giúp cây phát triển tốt hơn và có thể xứng đáng để bạn bỏ thêm công sức. Có nhiều cách để bón phân cho cây thủy sinh:
    • Bạn có thể bổ sung fluorite trực tiếp vào lớp nền để cung cấp sắt và dinh dưỡng cho cây.
    • Các loại phân nền được đặt gần rễ cây và nhét bên dưới lớp nền. Phân nền sẽ liên tục cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong 2-3 tháng.
    • Nếu thích dùng phân nước hơn, bạn có thể cho vào bể một hoặc hai lần mỗi tuần. Phân nước là loại thích hợp cho loại cây không bám rễ vào lớp nền, chẳng hạn như các cây buộc vào đá.[23]
    • Máy bơm CO2 cung cấp thêm CO2 cho cây hấp thụ và chuyển thành ô-xy. Nếu có trong bể cá có ánh sáng mạnh, việc tạo thêm CO2 sẽ có ích vì ánh sáng đẩy mạnh quá trình quang hợp, nghĩa là cây sẽ chuyển CO2 thành ô-xy nhanh hơn.[24]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh để các cây không ngập hoàn toàn trong nước bị khô.
    Cây sẽ chết khi bị khô. Để giữ cho cây khỏe mạnh, bạn nên bảo quản trong xô nước sạch. Đây là lựa chọn tốt nếu bạn định trồng thêm cây cho bể cá.[25]
    • Bạn có thể bảo quản cây thủy sinh trong xô lâu ngày nếu có nước sạch và ánh sáng thích hợp. Những cây cần phải bám rễ vào lớp nền sẽ phải giữ chìm dưới nước nếu muốn bảo quản lâu. Bạn cần thay nước hàng tuần khi bảo quản cây.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bắt đầu trồng ít một và bổ sung dần dần.
  • Nếu có vấn đề về rong, bạn có thể cho vào bể một cốc tôm ma để chúng ăn rong. Loài tôm nước ngọt này thường sống hòa thuận với cá tetra và cá bảy màu.
  • Chọn các loài cây thủy sinh tương thích với cá, vì một số loài cá sẽ ăn hoặc phá hủy cây.

Cảnh báo

  • Không vứt bỏ cây thủy sinh xuống sông hồ hoặc xuống bồn cầu. Nhiều cây thủy sinh không thuộc loài bản địa và có thể ảnh hưởng đến các loài cây bản địa. Thay vào đó, bạn nên để cho chúng khô đi và vứt vào thùng rác.
  • Nếu có nuôi tôm cảnh, bạn cần lưu ý rằng chúng sẽ nhổ rễ và ăn cây thủy sinh.

Những thứ bạn cần

  • Bể cá
  • Vật liệu nền phù hợp với cây – bùn phù sa, cát, đất sét
  • Sỏi (không bắt buộc)
  • Hệ thống lọc nước
  • Cây thủy sinh nước ngọt
  • Nguồn ánh sáng toàn phổ
  • Cá nước ngọt
  • Nước đã khử clo
  • Muối dành cho bể cá hoặc muối kosher
  • Vợt vớt cá
  • Dụng cụ cạo rong
  • Ống siphon

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 72.464 lần.
Chuyên mục: Nội thất
Trang này đã được đọc 72.464 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo