Cách để Theo đuổi đam mê nhiếp ảnh

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Việc chụp ảnh đem đến một cảm giác rất đặc biệt. Nếu bạn chỉ mới làm quen và muốn biến nhiếp ảnh thành sở thích, hãy tập trung vào những điều cơ bản, chẳng hạn như lắp thiết bị chụp ảnh, tập chụp ảnh bằng chế độ chỉnh tay, dùng chân máy ảnh và sắp xếp bố cục cho ảnh. Nếu bạn là tay máy chuyên nghiệp và muốn khởi nghiệp nhiếp ảnh, hãy xây dựng từ những điều cơ bản và phát triển mục tiêu kinh doanh.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Đầu tư cho các thiết bị cơ bản

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn máy ảnh phù hợp với bạn.
    Nếu bạn mới làm quen với nhiếp ảnh, hãy chọn máy ảnh kỹ thuật số thông thường hoặc máy ảnh số ống kính đơn dùng gương phản chiếu (Digital Single-lens Reflex - DSLR) mà bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Không nhất thiết phải chọn máy ảnh có độ phân giải cao hoặc đắt tiền. Bạn chỉ cần bắt đầu với một chiếc máy ảnh vừa túi tiền và mua thêm thiết bị đã qua sử dụng khi bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu.[1]
    • Bạn có thể mua máy ảnh được tân trang lại để thuận tiện cho việc học hỏi.
    • Bất kể bạn mua loại máy ảnh nào, việc đọc sách hướng dẫn sử dụng rất quan trọng. Bạn sẽ biết những tính năng đặc biệt trên máy ảnh của mình.
    How.com.vn Tiếng Việt: Or Gozal

    Or Gozal

    Nhiếp ảnh gia
    Hoặc Gozal là nhiếp ảnh gia nghiệp dư từ năm 2007. Tác phẩm của cô đã được xuất bản trong các ấn phẩm đáng chú ý như National Geographic và Leland Quarter của Đại học Stanford.
    How.com.vn Tiếng Việt: Or Gozal
    Or Gozal
    Nhiếp ảnh gia

    Bạn không cần mua một chiếc máy đắt tiền để học những điều cơ bản. Nhiếp ảnh gia Or Gozal cho biết: "Một chiếc máy ảnh thông thường là đủ để học những điều cơ bản và xây dựng nền tảng vững chắc. Nếu có nguồn tài chính eo hẹp, bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm với máy ảnh trên điện thoại! Tuy nhiên, nếu bạn đã sẵn sàng cho một chiếc máy ảnh, hãy chọn máy ảnh DSLR dành cho người mới bắt đầu. Tôi đã bắt đầu với chiếc máy ảnh Canon Rebel T3; trong thời điểm hiện tại, tôi sẽ chọn máy ảnh Canon T6i hoặc Nikon D3300."

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mua ống kính một tiêu cự nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR.
    Để kiểm soát tốt hình ảnh, đặc biệt là ánh sáng và chế độ xóa phông, bạn nên chọn máy ảnh một tiêu cự. Đây là ống kính cố định nên không thể thay đổi tiêu cực. Ống kính một tiêu cự thích hợp để sử dụng khi bạn mới học cách cân bằng khẩu độ, tốc độ chụp và độ nhạy sáng của ảnh.[2]
    • Ống kính một tiêu cự quen thuộc thường có tiêu cự 50mm và khẩu độ 1.8.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mua nhiều thẻ nhớ để bạn có bộ nhớ dự phòng.
    Bạn thường cho rằng chỉ cần một thẻ nhớ với dung lượng lớn là đủ. Tuy nhiên, thẻ nhớ có thể bị mất hoặc không còn sử dụng được sau một khoảng thời gian. Hãy mua nhiều thẻ nhớ với dung lượng khác nhau và đặt vài thẻ trong túi máy ảnh để bạn không phải lo lắng vấn đề lưu trữ ảnh.[3]
    • Thẻ nhớ thường sử dụng được trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 năm, nên bạn sẽ cần thay thẻ nhớ định kỳ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mua chân máy để chụp ảnh sắc nét.
    Bạn chỉ cần mua chân máy rẻ tiền để giữ cố định máy ảnh. Chân máy sẽ giữ vững máy ảnh để bạn chụp ảnh với tốc độ chụp chậm hơn mà không sợ ảnh sẽ bị nhòe. Ví dụ, bạn có thể chụp ảnh vào buổi tối với độ sáng thấp.
    • Nếu không thể mua chân máy, bạn cứ sử dụng một chồng sách hoặc đặt máy ảnh trên mặt phẳng để giữ cố định.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bảo quản máy ảnh trong túi chuyên dụng.
    Mua túi hoặc ba lô dành riêng cho máy ảnh để đựng máy ảnh cùng ống kính cần mang theo và chân máy. Đảm bảo túi phải thoải mái khi mang vác kẻo bạn sẽ chẳng bao giờ muốn dùng đến nữa.
    • Hầu hết túi máy ảnh đều có những ngăn nhỏ để đựng ống kính, kính lọc và thẻ nhớ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cài đặt phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính.
    Việc chỉnh sửa ảnh trên máy tính góp phần quan trọng tạo ra những bức ảnh tuyệt vời. Hãy chọn phần mềm chỉnh sửa ảnh có các công cụ mà bạn nghĩ rằng mình sẽ cần cho phần hậu kỳ, chẳng hạn như điều chỉnh cân màu sắc và thay đổi độ tương phản.[4]
    • Các chương trình chỉnh sửa ảnh quen thuộc gồm có Capture One Pro, Adobe Lightroom và Photoshop. Bạn chỉ cần đảm bảo ảnh chụp không bị nhòe.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tìm hiểu bí quyết chụp ảnh đẹp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chụp những thứ truyền cảm hứng cho bạn.
    Hãy tìm điều gì đó khiến bạn đam mê với việc chụp ảnh và dành nhiều thời gian để chụp. Thay vì cố gắng chụp những bức ảnh hoàn hảo, bạn nên chụp những gì khiến mình phấn khởi hoặc thích thú.[5]
    • Ví dụ, nếu yêu thích du lịch, bạn có thể chụp lại mọi thứ trên chuyến đi. Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra mình đặc biệt thích thú với việc chụp ảnh kiến trúc hoặc con người.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Học cách sắp xếp bố cục chụp ảnh.
    Khi mới bắt đầu, bạn nên chụp tất cả những thứ thu hút sự chú ý của mình. Hãy tập trung vào mọi thứ xuất hiện trong kính ngắm trước khi chụp ảnh. Mẹo chụp ảnh quen thuộc là sắp xếp bố cục ảnh theo quy tắc một phần ba. Trước tiên, bạn sẽ tưởng tượng khung hình của mình được chia thành ba phần theo chiều ngang và chiều dọc. Việc tiếp theo là canh sao cho các chủ thể được bố trí dọc theo những đường này.[6]
    • Ví dụ, thay vì chụp ảnh một cái cây ở giữa khung hình, bạn sẽ di chuyển máy ảnh để cây nằm ở bên dưới góc trái khung hình và bạn có thể thấy thung lũng ở phía sau.
    • Nếu thích chụp cận cảnh một vật thể nào đó, chẳng hạn như bông hoa hoặc con bọ, bạn sẽ dùng chế độ chụp cận cảnh. Đây là cách giúp bạn chụp rõ nét từng chi tiết.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điều chỉnh khoảng cách giữa bạn và chủ thể.
    Sau khi tìm được chủ thể để chụp và đã sắp xếp xong bố cục, bạn sẽ chụp thử nhiều bức ảnh. Tiếp theo, bạn di chuyển đến gần chủ thể để có khung ảnh cận cảnh và chụp thêm nhiều bức ảnh nữa. Hãy di chuyển xung quanh để chụp chủ thể từ nhiều góc độ khác nhau và di chuyển ra xa chủ thể. Bạn sẽ nhận thấy việc chụp cận cảnh hoặc chụp xa sẽ tạo ra ảnh đẹp hơn những gì mình đã tưởng tượng.[7]
    • Đây là một mẹo thú vị để thử nếu bạn không biết chụp ảnh sao cho đẹp. Chỉ cần di chuyển quanh chủ thể đến khi bạn tìm được góc chụp bắt mắt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử nghiệm với độ phơi sáng để kiểm soát tốt chất lượng ảnh.
    Có thể bạn sẽ bắt đầu chụp ảnh bằng chế độ tự động của máy ảnh. Hãy tiếp tục chụp với chế độ tự động đến khi bạn sẵn sàng để tìm hiểu nhiều hơn và sáng tạo hơn. Khi chuyển sang chụp ảnh bằng chế độ chỉnh tay, bạn sẽ kiểm soát được khẩu độ, tốc độ chụp và độ nhạy sáng. Đây là các yếu tố tạo nên chất lượng ảnh chụp.[8]
    • Ví dụ, thử tưởng tượng bạn muốn chụp ảnh cuộc chạy đua. Nếu bạn chụp bằng chế độ tự động, máy ảnh có thể sẽ lưu giữ hành động để tạo ra ảnh tĩnh. Nếu bạn muốn tạo ra ảnh với người chạy bị nhòe và trông như đang di chuyển, hãy dùng chế độ chỉnh tay để giảm tốc độ chụp.

    Lời khuyên: Nếu việc chỉnh tay khiến bạn bối rối, hãy tập trung tìm hiểu từng yếu tố. Ví dụ, chọn chụp ưu tiên khẩu độ trước khi kết hợp với các chế độ phơi sáng khác.

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dành thời gian thực hành khi bạn có thể.
    Cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng chụp ảnh là chụp thường xuyên. Để tăng thêm sự thú vị, hãy thử thách bản thân và gửi ảnh cho thầy dạy chụp ảnh hoặc bạn bè. Ví dụ, bạn có thể đưa ra thử thách chụp ảnh hành động trong một ngày nào đó, rồi chụp ảnh thiên nhiên vào ngày hôm sau và chụp ảnh thức ăn hoặc thời trang vào ngày tiếp theo.[9]
    • Thử đăng ký tham gia lớp học nhiếp ảnh hoặc tham gia buổi chuyên đề mà bạn có thể nhận được đánh giá riêng cho tác phẩm của mình.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Dấn thân vào sự nghiệp nhiếp ảnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử sức với nhiều mảng khác nhau trong nhiếp ảnh.
    Nếu muốn xây dựng sự nghiệp nhiếp ảnh, bạn cần biết mình muốn tập trung vào mảng nào. Nếu bạn chưa xác định được, hãy dành thời gian để thử nghiệm nhiều mảng khác nhau. Ví dụ, bạn có thể tập trung vào:[10]
    • Mảng nhiếp ảnh nghệ thuật
    • Mảng thời trang
    • Mảng ẩm thực và sản phẩm
    • Mảng thiên nhiên và phong cảnh
    • Mảng gia đình và sự kiện
    • Mảng phóng sự ảnh
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xây dựng hồ sơ năng lực với các tác phẩm xuất sắc nhất của bạn.
    Sau khi tích lũy được nhiều ảnh đáng tự hào, bạn sẽ chọn ra 10-20 tác phẩm để tạo thành tập hồ sơ năng lực. Hãy chọn ảnh mà bạn muốn giới thiệu với khách hàng tiềm năng. Lưu ý, hồ sơ năng lực của bạn nên thể hiện rõ phong cách nhiếp ảnh mà bạn muốn theo đuổi trong sự nghiệp của mình.[11]
    • Hãy tạo một tập hồ sơ giấy mà bạn có thể xem cùng khác hàng và một tập hồ sơ trực tuyến để khách hàng có thể dễ dàng tham khảo.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chia sẻ thành quả của bạn trên mạng xã hội.
    Hãy hoạt động tích cực trên mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Việc thường xuyên đăng bài viết và ảnh sẽ thu hút nhiều lượt theo dõi giúp bạn có được công việc đáng giá. Nhớ dẫn dắt người xem đến trang web của bạn để họ có thể mua tác phẩm hoặc thuê bạn chụp ảnh.[12]
    • Một số nhiếp ảnh gia thích tập trung vào mạng xã hội trước khi xây dựng hồ sơ năng lực. Vì không có cách tiếp cận đúng hay sai, nên bạn cứ làm những gì khiến mình thoải mái.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm hiểu khía cạnh kinh doanh của việc trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
    Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp nhiếp ảnh một cách nghiêm túc, hãy nhớ rằng bạn sẽ phải thực hiện nhiều việc khác bên cạnh việc chụp ảnh. Bạn nên cân nhắc xem mình có thể thoải mái cân bằng những đòi hỏi này hay không, hoặc bạn muốn tìm một đối tác kinh doanh.[13]
    • Các nhiếp ảnh gia cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt vì bạn phải tương tác với khách hàng.

    Lời khuyên: Sẽ rất hữu ích nếu bạn có kinh nghiệm quản lý thu chi, thiết kế web và mạng xã hội.

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đặt mục tiêu...
    Đặt mục tiêu thiết thực cho bản thân. Bạn thường dễ cảm thấy tuyệt vọng khi sự nghiệp nhiếp ảnh của mình không phát triển nhanh chóng như mong đợi. Để theo dõi tiến độ, bạn cần kết hợp các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà mình có thể đạt được. Đặt ra một vài thời hạn cho mục tiêu của mình để bạn có trách nhiệm hoàn thành.[14]
    • Ví dụ, đặt mục tiêu chụp ảnh 3 tiệc cưới trong 1 năm. Mục tiêu dài hạn sẽ là chụp ảnh cưới vào mỗi cuối tuần trong suốt mùa hè.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu muốn chụp ảnh người lạ, bạn nên xin phép họ trước khi chụp.
  • Chỉ mang theo thiết bị chụp ảnh mà bạn sẽ sử dụng để thuận tiện trong việc mang vác.
  • Xem các tạp chí và sách yêu thích để có thêm ý tưởng chụp ảnh.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Vlad Horol
Cùng viết bởi:
Thợ chụp ảnh
Bài viết này đã được cùng viết bởi Vlad Horol. Vlad Horol là thợ chụp ảnh và người đồng sáng lập của Yofi Photography, phòng ảnh chân dung của anh tại Chicago, Illinois. Anh và vợ Rachel chuyên chụp ảnh mẹ con, ảnh trẻ sơ sinh và gia đình. Anh đã có hơn năm năm làm thợ chụp ảnh toàn thời gian. Công việc của anh đã được đăng trên các tạp chí VoyageChicago và Hello Dear Photographer. Bài viết này đã được xem 2.991 lần.
Chuyên mục: Nhiếp ảnh
Trang này đã được đọc 2.991 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo