Cách để Nói chuyện về tôn giáo

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trò chuyện về tôn giáo có thể là một trải nghiệm bổ ích và giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, nhưng chủ đề này cần được tiếp cận một cách thận trọng. Bởi mỗi người là một cá thể riêng biệt và mối quan hệ cá nhân với đức tin tôn giáo của họ cũng khác nhau, tốt nhất là bạn nên trang bị một số kỹ năng để bước vào cuộc trò chuyện về tôn giáo một cách tôn trọng. Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp nhất về vấn đề này. Dù là muốn tìm hiểu thêm về một tôn giáo nào đó hay chỉ tò mò muốn biết về đức tin của một người bạn, bạn có thể dùng bài viết này để dẫn dắt cuộc trò chuỵên đi theo hướng tích cực và tôn trọng trong bất cứ bối cảnh nào.

Question 1 của 7:

Tôi có thể hỏi một người về tôn giáo của họ không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Được, nhưng bạn cần chắc chắn là người đó thoải mái với điều này.
    Đối với nhiều người, tôn giáo có mối quan hệ rất cá nhân và mang ý nghĩa lớn lao. Do đó, điều quan trọng là bạn phải thực sự nhạy cảm khi đàm luận về tôn giáo của người khác. Tránh hỏi về tôn giáo của họ để làm trò đùa hoặc để chỉ ra các sai lầm.[1]
    • Nếu muốn tìm hiểu thêm về đạo Do Thái của một người bạn chẳng hạn, bạn cần hỏi trước xem họ có thoải mái nói chuyện với bạn không. Bạn có thể hỏi: “Bạn có ngại nếu mình hỏi bạn một câu về tôn giáo của bạn không?”
    • Nếu họ đồng ý, bạn hãy đưa ra những câu hỏi xuất phát từ mong muốn mở mang kiến thức. Nếu họ từ chối, bạn có thể đáp lại “Mình rất hiểu!” và đừng cố ép họ đổi ý.
    Quảng cáo
Question 2 của 7:

Tôi có thể bày tỏ sự tôn trọng với các tôn giáo bằng cách nào?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tiếp cận chủ đề với một tư duy cởi mở.
    Khi nói chuyện với một người có đức tin khác biệt với bạn, hãy tránh tập trung vào sự khác biệt trong niềm tin của bạn về tôn giáo của họ. Hãy cởi mở để học hỏi những điều mới mẻ. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng những giá trị bạn chia sẻ với một người có tôn giáo khác với bạn lại nhiều như thế nào.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới.
    Đọc sách và nghe podcast về các tôn giáo khác nhau trong và ngoài cộng đồng của bạn. Cân nhắc đọc các văn bản tôn giáo của nhiều đức tin khác nhau. Điều này có thể giúp bạn mở mang trí óc về đề tài tôn giáo, hiểu được nhiều điều về bản thân bạn cũng như những người khác và tiếp cận các cuộc trò chuyện về tôn giáo với góc nhìn có trình độ cao hơn.[3]
    • Thậm chí bạn có thể cân nhắc đến dự một buổi lễ của các tôn giáo khác với tôn giáo của bạn để học hỏi thêm. Tất nhiên, tốt nhất là bạn vẫn nên gọi điện trước để hỏi xem liệu những người ngoại đạo có được tham dự buổi lễ không.
    Quảng cáo
Question 3 của 7:

Bạn có thể nói chuyện về tôn giáo ở trường học không?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Được, nhưng chỉ với mục đích giáo dục nếu bạn đang học hoặc dạy tại trường công.
    Học sinh có thể thảo luận về tôn giáo và học thêm về chủ đề này để tiếp thu thêm kiến thức về thế giới. Nói cách khác, tôn giáo chỉ có thể được giảng dạy qua lăng kính thế tục. Vì lẽ đó, các giáo viên không được phép dạy về tôn giáo với mục đích truyền đạo để hướng học sinh đi theo một hệ thống đức tin cụ thể.[4]
    • Nếu bạn là giáo viên, hãy cố gắng tránh làm cho học sinh lúng túng vì tôn giáo của các em. Khi đang tìm hiểu về một tôn giáo mà trong lớp có một học sinh là tín đồ, bạn không nên bảo em học sinh đó nói về tôn giáo của mình. Điều này có thể khiến em bị các bạn cùng lớp xa lánh.[5]
    • Nếu muốn nói chuyện hoặc dạy về tôn giáo trong lớp học, bạn cần chia đều thời gian cho các buổi thảo luận về các tôn giáo khác nhau thay vì chỉ chú trọng vào một tôn giáo nào đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Được, nếu trường của bạn là một phần của một tổ chức tôn giáo.
    Ở Mỹ, các trường tư như Catholic school tuân theo các hướng dẫn khác với trường công về phương diện tôn giáo. Tại các trường tôn giáo và trường tư, giáo viên được phép giảng dạy về tôn giáo đó và hướng dẫn học sinh cầu nguyện chẳng hạn.[6]
    Quảng cáo
Question 4 của 7:

Bạn nên nói chuyện về tôn giáo ở nơi làm việc như thế nào?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thận trọng chọn thời gian và cách tiếp cận thích hợp cho cuộc trò chuyện.
    Khoảng thời gian trong ca làm việc không phải là lúc phù hợp để hỏi về tôn giáo của một đồng nghiệp hoặc khỏi xướng một cuộc tranh luận về tôn giáo.[7] Tuy vậy, vẫn có những lúc mà bạn có thể nói chuyện về tôn giáo. Ví dụ như, nếu cả hai cùng nghỉ giải lao và sắp đến kỳ nghỉ lễ của tôn giáo đó, bạn có thể nói chuyện về đề tài này nếu cả hai cùng có quan điểm cởi mở và tôn trọng.[8]
    • Đừng đặt đồng nghiệp vào tình thế khó xử hoặc hỏi những câu hỏi tọc mạch nếu họ có đức tin khác với bạn.
    • Nếu đồng nghiệp của bạn sẵn sàng chia sẻ về đức tin của mình, bạn hãy cho họ cơ hội để nói nếu bạn cảm thấy thoải mái. Lắng nghe khi họ nói và tránh khơi mào một cuộc tranh luận hoặc chỉ ra sự bất đồng trong đức tin của họ để không tạo ra cảm giác xa lánh.
    • Bạn có thể thực hiện những việc như gửi email cho toàn công ty chúc mừng ngày lễ và trang trí chỗ làm việc tượng trưng cho tất cả các tôn giáo.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bạn không thể hỏi về tôn giáo của ai đó trong cuộc phỏng vấn xin việc.
    Những câu hỏi như “Anh (chị) theo tôn giáo nào?” hoặc “Anh (chị) có đi lễ vào cuối tuần không?” bị xem là thô lỗ và xâm phạm sự riêng tư. Hơn nữa, Đạo Luật Dân Quyền năm 1964 (Đề mục VII) của Hoa Kỳ nghiêm cấm chủ lao động có hành vi phân biệt trong việc tuyển dụng, sa thải hoặc đối xử với nhân viên dựa trên tôn giáo. Hành vi này được xem như kỳ thị tôn giáo và phải hết sức tránh.[9]
    Quảng cáo
Question 5 của 7:

Tôi nên nói chuyện với người yêu như thế nào về tôn giáo?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hãy thẳng thắn cho người yêu biết đức tin của bạn có ý nghĩa với bạn như thế nào.
    Khi yêu ai đó, có lẽ bạn không muốn nói về các chủ đề bất đồng để tránh xung đột. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng sự khác biệt này sẽ không thể biến mất, vì vậy tốt nhất là nên nói chuyện với một tinh thần cởi mở.[10]
    • Hãy làm rõ với người yêu và bản thân bạn về vai trò của tôn giáo trong cuộc sống của bạn, cả về tinh thần và văn hoá.
    • Ví dụ, nếu đạo Công giáo đóng vai trò lớn trong cuộc sống của bạn, hãy nói với người yêu về việc các giá trị và truyền thống có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Dù người yêu của bạn không theo đạo Công giáo, điều quan trọng là họ cần biết về khía cạnh này của bạn để xây dựng một mối quan hệ gần gũi và bền chặt.
    • Cân nhắc mời người yêu dự các buổi lễ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đức tin của người yêu, hãy hỏi xem bạn có thể cùng đi lễ với họ không. Sau đó, hai bạn có thể nói chuyện với nhau về buổi lễ.[11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định vai trò của tôn giáo trong cuộc sống gia đình nếu hai bạn có con.
    Nếu hai vợ chồng không cùng tôn giáo, có thể mỗi người có ý kiến khác nhau về việc hướng dẫn cho các con về tôn giáo. Hãy bàn bạc cởi mở với nhau về ý muốn của từng người trong vấn đề này, dù là nuôi dạy con theo tôn giáo chung của hai vợ chồng hoặc dạy cho bọn trẻ về cả hai tôn giáo trong gia đình đa tôn giáo.[12]
    • Ví dụ, nhiều gia đình đa tôn giáo tổ chức kỷ niệm các ngày lễ của nhiều tôn giáo trong một nhà, chẳng hạn như lễ Giáng Sinh trong Công giáo và lễ Hannukah trong Do Thái giáo.[13]
    Quảng cáo
Question 6 của 7:

Bạn nên giảng giải về tôn giáo cho trẻ em như thế nào?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dạy bọn trẻ về đức tin tôn giáo của bạn.
    Nếu là tín đồ tôn giáo, có lẽ bạn sẽ chia sẻ đức tin của bạn với con cái. Hãy dạy về các giá trị và các bài giảng tôn giáo cho bọn trẻ và hướng dẫn cho trẻ hiểu về mục đích của từng truyền thống. Ví dụ, trong những ngày lễ tôn giáo, bạn có thể giải thích về ý nghĩa ban đầu của ngày lễ và vì sao việc duy trì kỷ niệm những ngày lễ lại quan trọng.[14]
    • Cân nhắc đọc những câu chuyện thiếu nhi có liên quan đến tôn giáo của bạn cho trẻ nghe trước khi ngủ, cho trẻ xem các chương trình tôn giáo dành cho trẻ em trên ti vi và dẫn trẻ đến các sự kiện tôn giáo phù hợp với lứa tuổi trong cộng đồng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dạy bọn trẻ về các tôn giáo khác nhau.
    Để khuyến khích trẻ có tư duy cởi mở và hiểu biết về các đức tin của những người khác, bạn hãy dạy cho trẻ biết rằng có nhiều tôn giáo khác nhau và mỗi tôn giáo có một hệ thống giá trị và truyền thống riêng.[15]
    • Thử đọc sách thiếu nhi về các tôn giáo khác nhau cho trẻ nghe trước giờ ngủ, cho trẻ xem các chương trình truyền hinh tôn giáo dành cho thiếu nhi và dẫn trẻ đến dự các sự kiện của nhiều tôn giáo khác nhau trong cộng đồng để giúp trẻ học hỏi thêm.[16]
    • Dạy trẻ về các tôn giáo trên toàn thế giới, bao gồm Do Thái giáo, Công giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giải đáp mọi câu hỏi của con.
    Tôn giáo là một chủ đề phức tạp và rộng lớn, do đó trẻ nhỏ có thể không hiểu được đầy đủ. Khi nói chuyện về tôn giáo với con, bạn hãy nghe những câu hỏi của trẻ và cố gắng trả lời sao cho trẻ dễ hiểu nhất.[17]
    • Bước này có thể bao gồm việc tìm kiếm thông tin nếu bạn không biết câu trả lời khi trẻ hỏi! Tận dụng cơ hội này để học và đọc về chủ đề này cùng với con.
    Quảng cáo
Question 7 của 7:

Bạn nên xử lý các khác biệt tôn giáo như thế nào?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tự học về tôn giáo của người kia.
    Nếu một người quen của bạn có tôn giáo khác với bạn, điều quan trọng là bạn cần tôn trọng đức tin của họ. Thử tìm đọc về tôn giáo đó để hiểu rõ hơn quan điểm của họ. Thay vì chỉ chấp nhận sự khác biệt, bạn nên tự tìm hiểu về triết lý đằng sau hệ thống đức tin của người đó để hiểu các nghi thức tôn giáo tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống của họ.[18]
    • Nếu bạn có một người bạn Hồi giáo và họ đang nhịn ăn trong lễ Ramadan, hãy tìm hiểu về ý nghĩa tinh thần của nghi lễ nhịn ăn trong đạo Hồi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh tranh cãi hoặc chỉ ra sự bất đồng.
    Bạn không cần phải tìm sự đồng tình về các đức tin tôn giáo để duy trì tình bạn hoặc mối quan hệ tốt với ai đó, nhưng bạn cần phải tôn trọng quan điểm của họ. Nếu không đồng quan điểm về tôn giáo, bạn có thể lái cuộc trò chuyện sang hướng tìm hiểu và cố gắng tránh bàn luận về vấn đề đó.[19]
    • Việc tranh luận về chủ đề tôn giáo có thể gây tổn thương hoặc gây khó chịu cho bạn của bạn, trừ khi họ nói rằng họ không ngại.[20]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 2.255 lần.
Chuyên mục: Tôn giáo
Trang này đã được đọc 2.255 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo