Tải về bản PDFTải về bản PDF

Sau khi xỏ khuyên thì hẳn bạn rất mong lỗ xỏ khuyên sẽ nhanh lành lại. Để quá trình này diễn ra nhanh hơn, bạn cần vệ sinh lỗ xỏ khuyên bằng nước và xà phòng dịu nhẹ hằng ngày, tránh gây kích ứng vùng da xung quanh và tránh làm mở vết thương. Hãy cho các mô quanh lỗ xỏ khuyên nhiều thời gian để hồi phục trước khi thay khuyên tai khác. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng, bạn nên hỏi ý kiến thợ xỏ khuyên, bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu xem có cần dùng kháng sinh không hay chỉ cần vệ sinh lỗ xỏ khuyên đều đặn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Vệ sinh lỗ xỏ khuyên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa sạch tay trước khi chạm vào vùng xỏ khuyên.
    Bạn sẽ dùng xà phòng dịu nhẹ và nước sạch để rửa tay, sau đó tráng lại bằng nước sạch trước khi chạm vào da
    • Không để người khác chạm vào vùng xỏ khuyên để tránh bị nhiễm khuẩn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngâm vùng xỏ khuyên trong nước muối khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày.
    Để vùng xỏ khuyên luôn sạch sẽ, bạn hãy nhúng một miếng gạc sạch hoặc khăn giấy vào dung dịch nước muối, sau đó đặt lên lỗ xỏ khuyên và giữ ở đó từ 5 đến mười phút. Bạn có thể thực hiện việc này từ một đến hai lần một ngày.[1]
    • Tùy thuộc vào loại lỗ xỏ khuyên, bạn có thể nhúng trực tiếp lỗ xỏ vào cốc đựng dung dịch nước muối. Ví dụ, nếu xỏ khuyên tay thì bạn có thể nhúng ngón tay xuống cốc để lỗ xỏ khuyên ngập trong dung dịch nước muối.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rửa lỗ xỏ khuyên bằng xà phòng và nước theo hướng dẫn.
    Nếu thợ xỏ khuyên hướng dẫn bạn vệ sinh vùng xỏ khuyên bằng nước và xà phòng mỗi ngày một lần thì bạn nên dùng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ, không mùi để vệ sinh, sau đó tráng lại bằng nước để làm sạch xà phòng.
    • Tránh dùng các loại xà phòng có chứa chất tạo mùi, thuốc nhuộm, màu hoặc triclosan vì các chất này có thể sẽ khiến da bị kích ứng.
    • Khi vệ sinh lỗ xỏ khuyên ở tai, bạn nhớ vệ sinh cả đằng sau tai.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thấm khô vùng da bằng khăn giấy hoặc giấy ăn.
    Bạn sẽ dùng một chiếc khăn giấy hoặc giấy sạch và thấm khô vùng da vừa được làm sạch. Đừng chà xát hoặc nhấn mạnh quá để tránh làm mở vết thương. Bỏ khăn giấy hoặc giấy ăn sau khi vệ sinh xong.[2]
    • Không dùng khăn vải vì chúng có thể bị kẹt hoặc giắt vào khuyên tai.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chỉ vệ sinh lỗ xỏ khuyên từ một đến hai lần một ngày.
    Việc làm sạch lỗ xỏ khuyên nhiều lần trong ngày có vẻ tốt, tuy nhiên việc làm sạch quá mức sẽ khiến các mô bị tổn thương và làm chậm quá trình lành lại.[3]
    • Hãy vệ sinh lỗ xỏ khuyên sau khi tắm vì lúc này đằng nào lỗ xỏ khuyên cũng đã bị ướt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chăm sóc lỗ xỏ khuyên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không cạy các vảy cứng.
    Bạn chỉ cần ngâm lỗ xỏ khuyên bằng dung dịch nước muối và rửa bằng xà phòng dịu nhẹ cùng nước sạch là đủ để giữ nó luôn sạch sẽ. Đừng kéo hoặc cạy các vảy cứng hình thành quanh đó để tránh làm mở vết thương và gây chảy máu. Các vảy cứng này sẽ tự rơi ra khi lỗ xỏ khuyên lành lại.[4]
    • Bạn không cần xoay hay vặn khuyên tai khi lỗ xỏ khuyên đang lành lại. Việc này thực tế sẽ khiến da bị kích ứng và lâu lành hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh thoa thuốc kháng sinh hoặc dung dịch sát khuẩn lên lỗ xỏ khuyên.
    Các loại thuốc này có thể gây kích ứng. Thuốc mỡ kháng sinh có thể khóa ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quanh lỗ xỏ khuyên. Các chất sát khuẩn, chẳng hạn như cồn tẩy rửa hoặc nước oxy già có thể khiến các mô khó lành.
    • Tránh dùng xà phòng kháng khuẩn hoặc các chất sát khuẩn có chứa benzalkonium chloride (BZK).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ vùng xỏ khuyên luôn sạch và khô.
    Bạn cần đảm bảo người khác không được chạm vào đó. Đồng thời, cố gắng giữ không để lỗ xỏ khuyên tiếp xúc với mồ hôi và bụi bẩn. Ví dụ, bạn không nên trang điểm hoặc xịt nước hoa gần lỗ xỏ khuyên, rửa các đồ dùng có thể tiếp xúc với vùng da tổn thương để ngăn vi khuẩn xâm nhập.[5]
    • Tùy thuộc vào vị trí lỗ xỏ khuyên, bạn hãy vệ sinh cả điện thoại di động, tai nghe, kính và mũ.
    How.com.vn Tiếng Việt: Sasha Blue

    Sasha Blue

    Kỹ thuật viên xỏ khuyên
    Sasha Blue là kỹ thuật viên xỏ khuyên được cấp phép tại Hạt San Francisco, California. Sasha có trên 20 năm kinh nghiệm làm thợ xỏ khuyên, bắt đầu học nghề năm 1997. Kể từ đó cô giúp khách hàng làm đẹp với các món đồ trang sức và hiện tại là kỹ thuật viên xỏ khuyên của Mission Ink Tattoo & Piercing.
    How.com.vn Tiếng Việt: Sasha Blue
    Sasha Blue
    Kỹ thuật viên xỏ khuyên

    Hãy cố gắng hạn chế để tay và các đồ vật khác chạm vào lỗ xỏ khuyên.Cơ thể bạn muốn lành lại, bạn chỉ cần giữ lỗ xỏ khuyên sạch sẽ và cơ thể sẽ làm nốt phần việc của nó. Trong khi vết thương đang lành, bạn không được nghịch khuyên tai, đồng thời hãy cẩn thận khi sử dụng điện thoại, các loại tai nghe chụp tai và tránh nằm đè lên vùng mới xỏ khuyên khi ngủ.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho lỗ xỏ khuyên thời gian lành lại trước khi tháo khuyên tai ra.
    Hầu hết các lỗ xỏ khuyên sẽ cần ít nhất là một vài tuần hoặc thậm chí là một vài tháng để lành lại. Hãy kiên nhẫn và đợi nó lành lại rồi mới tháo khuyên ra. Dưới đây là thời gian lành lại của một số loại xỏ khuyên thông dụng:
    • Khuyên dái tai: 3 đến 9 tuần
    • Khuyên sụn vành tai (lỗ tragus, lỗ conch, lỗ ngang industrial, lỗ rook hoặc lỗ orbital): 6 đến 12 tháng
    • Khuyên mũi: 2 đến 4 tháng
    • Khuyên miệng: 3 đến 4 tuần
    • Khuyên môi: 2 đến 3 tháng
    • Khuyên rốn: 9 đến 12 tháng
    • Khuyên vùng kín: 4 đến 10 tuần
    How.com.vn Tiếng Việt: Sasha Blue

    Sasha Blue

    Kỹ thuật viên xỏ khuyên
    Sasha Blue là kỹ thuật viên xỏ khuyên được cấp phép tại Hạt San Francisco, California. Sasha có trên 20 năm kinh nghiệm làm thợ xỏ khuyên, bắt đầu học nghề năm 1997. Kể từ đó cô giúp khách hàng làm đẹp với các món đồ trang sức và hiện tại là kỹ thuật viên xỏ khuyên của Mission Ink Tattoo & Piercing.
    How.com.vn Tiếng Việt: Sasha Blue
    Sasha Blue
    Kỹ thuật viên xỏ khuyên

    Khuyên sụn thường cần nhiều thời gian lành lại hơn.

    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mẩn đỏ, sưng tấy hoặc sốt.
    Dù cảm thấy hơi đau một chút quanh vùng xỏ khuyên là bình thường, nhưng bạn cũng cần để ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài dấu hiệu đau không giảm hoặc nghiêm trọng hơn khi chạm vào vùng da quanh lỗ xỏ khuyên thì các dấu hiệu nhiễm trùng khác bao gồm:[6]
    • Tiết dịch vàng, xanh hoặc có máu
    • Sốt cao
    • Mẩn đỏ, sưng tấy hoặc cảm giác nóng rát
    • Ngứa không dứt
    • Mùi khó chịu
  2. 2
    Đến gặp thợ xỏ khuyên sớm nhất có thể. Các dấu hiệu nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng, nên bạn cần đến gặp người thợ xỏ khuyên cho mình sớm. Nhiều khi họ có thể giúp bạn điều trị mà không cần đến bác sĩ. Nếu thợ xỏ khuyên nhận định bạn đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng và cần chăm sóc y tế thì họ sẽ giới thiệu bạn đến khám bác sĩ.
    • Nếu bạn hoặc thợ xỏ khuyên nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng nghiêm trọng thì hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu sẽ xem bệnh sử, khám và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bạn.[7]
    • Đừng ngần ngại tới phòng cấp cứu nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên sụn nghiêm trọng. Lỗ xỏ khuyên sụn thường khó điều trị và nhiều biến chứng hơn các loại lỗ xỏ khuyên khác.

    Lời khuyên:Dấu hiệu lỗ xỏ khuyên bị kích ứng và nhiễm trùng rất dễ gây nhầm lẫn. Đa số những người thợ xỏ khuyên giàu kinh nghiệm có thể giúp bạn phân biệt sự khác biệt và xử lý vấn đề mà không cần đến bác sĩ.

  3. 3
    Hỏi bác sĩ xem có phải bạn bị dị ứng kim loại không. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng do dị ứng với niken, bạn hãy yêu cầu kiểm tra dị ứng da. Bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ sẽ kiểm tra một vùng da nhỏ để xác định xem có phải bạn dị ứng kim loại hay không. Niken là kim loại gây ra dị ứng di và dẫn đến nhiễm trùng thường gặp nhất. Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn kem bôi cortisone và thay thế khuyên tai niken bằng khuyên niobi, titan hoặc vàng.[8]
    • Nếu bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể bạn sẽ cần tháo khuyên tai ra và để lỗ xỏ khuyên liền lại. Khi da đã lành hẳn, bạn có thể xỏ lại lỗ xỏ khuyên và dùng loại khuyên tai mà mình không bị dị ứng.
    • Ngay cả các loại khuyên tai gắn mác “không gây dị ứng” cũng có thể chứa niken và gây ra phản ứng dị ứng. Bạn cũng nên tránh các loại trang sức làm bằng thép không gỉ vì chúng cũng có chứa niken.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sasha Blue
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên xỏ khuyên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sasha Blue. Sasha Blue là kỹ thuật viên xỏ khuyên được cấp phép tại Hạt San Francisco, California. Sasha có trên 20 năm kinh nghiệm làm thợ xỏ khuyên, bắt đầu học nghề năm 1997. Kể từ đó cô giúp khách hàng làm đẹp với các món đồ trang sức và hiện tại là kỹ thuật viên xỏ khuyên của Mission Ink Tattoo & Piercing. Bài viết này đã được xem 27.758 lần.
Trang này đã được đọc 27.758 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo