Cách để Lắp đặt Ổ Cứng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ổ cứng là bộ phận lưu trữ dữ liệu mà máy tính dùng để lưu hệ điều hành, ứng dụng và tập tin. Đến một lúc nào đó, chắc hẳn bạn sẽ muốn lắp đặt ổ cứng mới vào máy tính để tăng khả năng lưu trữ hoặc thay thế ổ cứng bị lỗi. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt ổ cứng cho máy tính để bàn hoặc laptop.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Lắp đặt ổ cứng cho máy tính để bàn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đảm bảo bạn đang dùng máy tính Windows.
    Mặc dù bạn có thể thay ổ cứng của máy tính iMac, nhưng việc này cực kỳ khó và có thể vi phạm điều khoản bảo hành. Trái lại, máy tính để bàn Windows thường dễ xử lý hơn.
    • Nếu muốn lắp đặt ổ cứng trên máy tính Mac, bạn có thể đem máy đến trung tâm hỗ trợ của Apple để được hỗ trợ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sao lưu dữ...
    Sao lưu dữ liệu của máy tính. Nếu bạn muốn tháo ổ cứng đang dùng khỏi máy tính, hãy sao lưu dữ liệu để bạn có thể khôi phục lại ngay sau đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo bạn có thể lắp đặt ổ cứng cho máy tính.
    Trước khi bạn mua ổ cứng mới, hãy chắc chắn bạn có thể lắp đặt ổ cứng mới cho máy tính. Nếu muốn lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính để bàn, bạn cần đảm bảo thùng máy có đủ khoảng trống để lắp thêm ổ cứng. Nếu bạn dùng loại màn hình máy tính all-in-one (tất cả trong mộ), hãy chắc chắn ổ cứng trong màn hình có thể thay thế được.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mua ổ cứng tương thích với bo mạch chủ của máy tính.
    Ổ cứng SATA là loại phổ biến nhất dành cho máy tính đời mới, nhưng nhiều bo mạch chủ mới hơn có hỗ trợ ổ cứng SSD M.2 với kích thước nhỏ hơn và hoạt động nhanh hơn ổ cứng SATA (nếu ổ cứng và bo mạch chủ có hỗ trợ NVMe).[1]
    • Ổ cứng SATA có hai kích thước. Loại có kích thước khoảng 9cm được lắp trong hầu hết máy tính để bàn. Riêng màn hình máy tính tích hợp cần ổ cứng SATA có kích thước khoảng 7cm.
    • Ổ cứng SSD M.2 cũng có nhiều kích thước. Kích thước của loại ổ cứng này được ghi chú bằng 4 chữ số. Ví dụ: ổ cứng M.2 2280 có kích thước 22x80mm và loại M.2 2260 có kích thước 22x60mm. Để cài đặt ổ cứng SSD M.2, bạn cần xem liệu bo mạch chủ có khe kết nối M.2 hay không và kích thước ổ cứng SSD mà bo mạch chủ hỗ trợ. Kích thước phổ biến với máy tính để bàn là 2280. Bạn cũng cần kiểm tra xem khe kết nối M.2 trên máy tính là khe khóa M hay B. Ổ cứng SSD M.2 với khe khóa M sẽ không vừa với kết nối khóa B. Hãy xem sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ và đảm bảo ổ cứng SSD M.2 mà bạn mua tương thích với bo mạch chủ.[2]
    • So sánh ổ cứng SSD với ổ cứng HDD: HDD là ổ cứng cơ học. Loại ổ cứng này hoạt động chậm hơn và có giá thành thấp hơn. Ổ cứng SSD không có các bộ phận chuyển động. Sản phẩm này hoạt động nhanh hơn, êm hơn và có giá thành cao hơn. Bạn cũng có thể mua ổ cứng HDD/SSD hybrid.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tắt và ngắt điện máy tính.
    Để tắt máy tính, bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng Start, rồi nhấp vào biểu tượng nguồn trong trình đơn Start. Nhấp vào Shut Down (Tắt nguồn) để tắt máy tính. Bạn cũng có thể ấn và giữ nút nguồn trên bàn phím laptop hoặc thùng máy của máy tính để bàn. Tháo dây nguồn của máy tính và ấn nút nguồn để giải phóng lượng điện còn sót trong các linh kiện.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tháo nắp thùng máy.
    Bạn sẽ cần đến tuốc nơ vít đầu nhỏ để tháo nắp thùng máy. Nắp hai bên thùng máy phải được tháo ra.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tự nối đất...
    Tự nối đất. Đây là thao tác ngăn sốc tĩnh điện làm hỏng các linh kiện máy tính. Bạn có thể tự nối đất bằng cách chạm vào vật kim loại trong khi thao tác, hoặc đeo vòng tay chống tĩnh điện khi xử lý linh kiện trong thùng máy.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tháo ổ cứng...
    Tháo ổ cứng cũ. Nếu bạn muốn tháo ổ cứng cũ, hãy nhớ tháo hết dây cáp nối bo mạch chủ và bộ nguồn. Vặn mở tất cả ốc vít nếu ổ cứng được giữ cố định bằng ốc vít.
    • Bạn cũng cần tháo dây cáp và thẻ khác để thấy ổ cứng được gắn chặt trong hộp.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Lắp ổ cứng mới (nếu có) vào hộp đựng ổ cứng.
    Một số máy tính sử dụng hộp đặc biệt để giữ cố định ổ cứng. Nếu máy tính có hộp đựng ổ cứng, bạn cần vặn mở toàn bộ ốc vít và lấy ổ cứng cũ ra. Lắp ổ cứng mới vào hộp đó và vặn ốc vít để giữ cố định.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Lắp ổ cứng mới.
    Đặt ổ cứng vào khe đã từng lắp ổ cứng cũ, hoặc khe bổ sung dành cho ổ cứng thứ hai.
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Giữ cố định ổ cứng.
    Khi ổ cứng đã được lắp vào, bạn sẽ vặn ốc vít được kèm theo để giữ cố định ổ cứng trong hộp. Tốt hơn hết bạn nên vặn hai ốc vít vào mỗi bên của ổ cứng. Nếu ốc vít chưa được siết chặt, ổ cứng sẽ lúc lắc và gây ra tiếng ồn dẫn đến hư hỏng.
    • Siết ốc vít sao cho chặt, nhưng đừng siết chặt quá kẻo ổ cứng sẽ bị hỏng.
  12. How.com.vn Tiếng Việt: Step 12 Gắn ổ cứng vào bo mạch chủ.
    Ổ cứng mới sẽ sử dụng dây cáp SATA mảnh giống dây cáp USB. Dùng dây cáp SATA để kết nối ổ cứng với bo mạch chủ. Dây cáp SATA có thể kết nối bằng cả hai đầu.
    • Để cài đặt ổ cứng SSD M.2, bạn chỉ cần lắp SSD vào khe M.2 theo góc 30 độ. Ấn đầu còn lại của ổ cứng SSD xuống và vặn ốc vít để gắn nó vào bo mạch chủ.
    • Nếu muốn kết nối với ổ cứng được lắp ban đầu, dây cáp SATA cần được gắn vào kênh SATA đầu tiên. Đó là SATA0 hoặc SATA1. Hãy xem tài liệu của bo mạch chủ để biết thông tin chi tiết.
  13. How.com.vn Tiếng Việt: Step 13 Kết nối bộ nguồn với ổ cứng.
    Hầu hết bộ nguồn mới có đầu kết nối nguồn SATA, nhưng bộ nguồn cũ chỉ có đầu kết nối Molex (4 chân chốt). Trong trường hợp này, nếu muốn lắp đặt ổ cứng SATA, bạn cần bộ chuyển đổi Molex sang SATA.
    • Thử lúc lắc các dây cáp để đảm bảo chúng đã được kết nối.
  14. How.com.vn Tiếng Việt: Step 14 Đóng thùng máy.
    Bạn sẽ lắp nắp thùng máy và gắn các dây cáp vào vị trí cũ sau khi tháo nắp để thao tác trong thùng máy.[3]
  15. How.com.vn Tiếng Việt: Step 15 Kết nối máy tính với nguồn điện và bật nguồn.
    Bạn sẽ nghe được âm thanh cho biết ổ cứng bắt đầu xoay.
    • Nếu bạn nghe tiếng bíp hoặc âm thanh chói tai, hãy tắt máy tính ngay lập tức và kiểm tra các kết nối của ổ cứng.
  16. How.com.vn Tiếng Việt: Step 16 Cài đặt hệ...
    Cài đặt hệ điều hành. Bạn cần cài đặt hệ điều hành trên ổ cứng mới để có thể sử dụng máy tính.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Lắp đặt ổ cứng cho laptop

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sao lưu dữ...
    Sao lưu dữ liệu của laptop. Nếu muốn thay ổ cứng của laptop, bạn cần sao lưu dữ liệu trên ổ cứng để có thể khôi phục vào ổ cứng mới.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đảm bảo bạn có thể lắp thêm hoặc thay ổ cứng cho laptop.
    Trước khi mua ổ cứng mới, bạn cần xem sách hướng dẫn sử dụng hoặc mở laptop để chắc chắn có thể thay hoặc lắp ổ cứng thứ hai. Đa số laptop không có khe bổ sung để lắp ổ cứng thứ hai. Trên một số laptop mới, ổ cứng có thể được hàn cố định và/hoặc không thể thay thế.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mua ổ cứng phù hợp với dòng laptop đang dùng.
    Hầu hết máy tính để bàn và laptop đời mới đều sử dụng ổ cứng SATA. Hãy tìm kiếm ổ cứng thích hợp với máy tính mà bạn đang dùng và đặt mua loại phù hợp với nhu cầu của bạn. Đa số laptop sử dụng ổ cứng SATA có kích thước khoảng 7cm. Một số laptop đời mới dùng ổ cứng SSD M.2 có kích thước nhỏ hơn và hoạt động mạnh hơn ổ cứng SATA.
    • Ổ cứng SSD M.2 cũng có nhiều kích thước. Kích thước của loại ổ cứng này được ghi chú bằng 4 chữ số. Ví dụ: ổ cứng M.2 2280 có kích thước 22x80mm và loại M.2 2260 có kích thước 22x60mm. Để cài đặt ổ cứng SSD M.2, bạn cần xem liệu bo mạch chủ có khe kết nối M.2 hay không và kích thước ổ SSD mà bo mạch chủ hỗ trợ. Kích thước phổ biến với máy tính để bàn là 2280. Bạn cũng cần kiểm tra xem khe kết nối M.2 trên máy tính là khe khóa M hay B. Ổ cứng SSD M.2 với khe khóa M sẽ không vừa với kết nối khóa B. Hãy xem sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ và đảm bảo ổ cứng SSD M.2 mà bạn mua tương thích với bo mạch chủ.
    • So sánh ổ cứng SSD với ổ cứng HDD: HDD là ổ cứng cơ học. Loại ổ cứng này hoạt động chậm hơn và có giá thành thấp hơn. Ổ cứng SSD không có các bộ phận chuyển động. Sản phẩm này hoạt động nhanh hơn, êm hơn và có giá thành cao hơn. Bạn cũng có thể mua ổ cứng HDD/SSD hybrid.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tắt laptop.
    Tháo dây sạc của laptop, rồi ấn và giữ nút nguồn đến khi laptop tắt. Bạn có thể dùng thiết lập Power (Nguồn) để tắt máy:
    • Windows - Nhấp vào trình đơn Start, nhấp vào biểu tượng nguồn và nhấp vào Shut down (Tắt nguồn).
    • Mac - Nhấp vào biểu tượng Apple trong thanh trình đơn, nhấp vào Shut Down... và nhấp vào Shut Down khi được hỏi.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lật mặt dưới của laptop lên.
    Gập laptop và lật mặt dưới lên.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tháo nắp của laptop.
    Việc này sẽ khác nhau tùy theo từng laptop, nhưng bạn thường cần tuốc nơ vít để tháo nắp. Dùng dụng cụ cậy bằng nhựa cẩn thận di chuyển quanh các mép nơi nắp được gắn vào bàn phím và cậy mở.
    • Nhiều laptop cần tuốc nơ vít đặc biệt chẳng hạn như loại Pentalobe hoặc loại có đầu chữ Y để mở nắp.
    • Một số laptop chẳng hạn như Mac sẽ cần vặn mở nhiều ốc vít quanh đường viền của nắp.
    • Lưu ý các dải băng hoặc dây cáp được gắn với bo mạch chủ từ nắp. Nếu bạn thấy dây cáp hoặc dải băng bất kỳ, hãy ghi nhớ nơi kết nối và cẩn thận tháo ra.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tự nối đất...
    Tự nối đất. Đây cách giúp bạn không vô tình làm hỏng các linh kiện nhỏ của máy tính do tĩnh điện. Bạn có thể tự nối đất bằng cách chạm vào vật kim loại hoặc đeo vòng tay chống tĩnh điện trong khi thao tác trong thùng máy.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tháo pin (nếu có thể).
    Hầu hết laptop đều được trang bị pin có thể tháo rời để bạn không bị điện giật trong khi lắp đặt ổ cứng.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Mở nắp đậy ổ cứng (nếu có).
    Trên một số laptop, ổ cứng được lắp bên dưới nắp đặc biệt. Nắp này thường được tìm thấy bên cạnh logo của ổ cứng. Bạn sẽ cần dùng tuốc nơ vít đầu nhỏ để vặn mở các ốc vít và tháo nắp.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Vặn mở ốc vít giữ cố định ổ cứng.
    Tùy thuộc vào từng loại laptop mà ổ cứng có thể được cố định bằng ốc vít. Hãy vặn mở toàn bộ ốc vít cố định ổ cứng.
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Tháo ổ cứng đang dùng (nếu cần).
    Bạn chỉ cần gỡ ổ cứng khỏi cổng kết nối. Có thể bạn phải tháo chốt hoặc dải băng để ngắt kết nối ổ cứng. Ổ cứng sẽ bật ra sau khoảng 1 cm, và bạn có thể dễ dàng lấy nó ra khỏi hộp.
    • Bạn cũng cần tháo dây điện hoặc dây cáp để ngắt kết nối ổ cứng.
    • Tốt nhất bạn nên đặt ổ cứng ở đâu đó an toàn phòng trường hợp cần lấy dữ liệu.
  12. How.com.vn Tiếng Việt: Step 12 Lắp ổ cứng mới (nếu có) vào hộp đựng ổ cứng.
    Một số máy tính sử dụng hộp đặc biệt để giữ cố định ổ cứng. Nếu máy tính có hộp đựng ổ cứng, bạn cần vặn mở toàn bộ ốc vít và lấy ổ cứng cũ ra. Lắp ổ cứng mới vào hộp đó và vặn ốc vít để giữ cố định.
  13. How.com.vn Tiếng Việt: Step 13 Lắp ổ cứng mới.
    Đảm bảo bạn đã lắp ổ cứng đúng chiều, rồi ấn mạnh để ổ cứng khớp với các đầu kết nối. Không cố gắng đẩy ổ cứng khi chưa được lắp đúng cách kẻo bạn sẽ làm hỏng các đầu kết nối.
    • Nếu bạn đã vặn mở ốc vít để tháo ổ cứng ban đầu, đừng quên vặn chúng vào vị trí cũ.
    • Để lắp đặt ổ cứng SSD M.2, bạn sẽ đặt ổ cứng SSD vào khe M.2 theo góc 30 độ và ấn đầu còn lại xuống. Dùng ốc vít cố định ổ cứng SSD vào bo mạch chủ.
  14. How.com.vn Tiếng Việt: Step 14 Gắn các dây điện đã tháo trước đó.
    Nếu bạn đã tháo dây điện hoặc dây cáp khỏi ổ cứng cũ, hãy gắn chúng vào ổ cứng mới.
  15. How.com.vn Tiếng Việt: Step 15 Đóng nắp laptop.
    Đặt nắp của thân máy vào vị trí cũ và vặn ốc vít để giữ cố định.
    • Nếu bạn đã tháo dải băng hoặc dây cáp để mở nắp, đừng quên gắn chúng vào vị trí cũ trước khi đóng nắp laptop.
  16. How.com.vn Tiếng Việt: Step 16 Cài đặt hệ...
    Cài đặt hệ điều hành. Bạn cần cài đặt hệ điều hành trên ổ cứng mới để có thể sử dụng máy tính.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Ổ cứng tỏa nhiệt khi hoạt động. Nếu bạn lắp nhiều ổ cứng vào máy tính, hãy lắp sao cho có khoảng trống giữa chúng để máy tính không bị quá nóng trong khi vận hành.
  • Lưu ý vấn đề tĩnh điện khi xử lý các linh kiện trong máy tính. Bạn có thể dùng vòng tay chống tĩnh điện hoặc chạm vào ốc vít trên ốp của công tắc đèn đang hoạt động để tự nối đất trước khi chạm vào các linh kiện và dây cáp trong máy tính.

Cảnh báo

  • Không phải máy tính nào cũng có thể thay ổ cứng, đặc biệt là laptop.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jeremy Mercer
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jeremy Mercer. Jeremy Mercer là giám đốc và kỹ thuật viên chính của MacPro-LA tại Los Angeles, CA. Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm sửa chữa hàng điện tử, cũng như làm việc tải các cửa hàng bán lẻ chuyên về Mac và PC. Bài viết này đã được xem 42.460 lần.
Chuyên mục: Máy tính
Trang này đã được đọc 42.460 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo