Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ép xung CPU là quá trình tăng tốc độ xung nhịp của CPU. Vốn chỉ dành cho game thủ và tín đồ phần cứng máy tính, qua thời gian, cùng sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất phần cứng, quá trình trên đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Dù có thể cải thiện đáng kể hiệu suất hoạt động của máy tính khi được thao tác đúng nhưng nếu làm sai, việc ép xung sẽ tổn hại đến phần cứng của bạn. Hãy cẩn trọng khi thực hiện, đảm bảo CPU không trở nên quá nóng, và tốc độ cũng như hiệu suất hoạt động của máy tính sẽ được gia tăng đáng kể.

Phần 1
Phần 1 của 5:

Chuẩn bị sẵn sàng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nắm được kiến thức cơ bản về việc ép xung.
    Ép xung là quá trình làm tăng xung nhịp và điện áp nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động của CPU. Đây là cách tuyệt vời để phát huy tối đa tiềm năng của chiếc máy mới đầy mạnh mẽ hay cải thiện đôi chút chiếc máy tính cũ/rẻ tiền.
    • Việc ép xung có thể làm hư hại các bộ phận trong máy tính của bạn, đặc biệt là khi phần cứng không được thiết kế cho việc ép xung hay điện áp bị đẩy lên quá cao. Bạn chỉ nên tiến hành ép xung nếu bạn chấp nhận rủi ro hư hỏng.
    • Với việc ép xung, không máy nào là giống máy nào, kể cả có cùng phần cứng. Đó là vì quá trình ép xung chịu ảnh hưởng lớn từ những phương sai rất nhỏ trong quá trình sản xuất. Đừng chỉ dựa trên nghiên cứu trực tuyến về phần cứng để đưa ra kỳ vọng của bạn.
    • Nếu chỉ muốn tăng hiệu suất chơi game, bạn nên xem xét ép xung card đồ họa thay vì CPU để có kết quả tốt hơn.
    • Với khả năng làm mát bị giới hạn, laptop không phải là đối tượng ép xung lý tưởng. Thay vì có được sự cải thiện đáng kể trong hiệu suất hoạt động như trên máy tính để bàn, nơi mà bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ một cách tốt hơn, với laptop, nhiều khả năng thiết bị sẽ trở nên quá nóng, thậm chí CPU có thể sẽ bị cháy.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tải công cụ cần thiết.
    Bạn cần một số công cụ đánh giá và kiểm tra sức chịu đựng để kiểm tra kết quả ép xung. Những chương trình này kiểm tra hiệu suất hoạt động cũng như khả năng duy trì hiệu suất đó qua thời gian của bộ vi xử lý.
    • CPU-Z – Đây là chương trình giám sát đơn giản cho phép bạn nhanh chóng đọc được xung nhịp và điện áp trên Windows. Dù không triển khai bất kỳ tác vụ gì nhưng chương trình giám sát dễ sử dụng này sẽ giúp bạn đảm bảo mọi thứ vẫn đang hoạt động đúng hướng.
    • Prime95 – Đây là chương trình đánh giá miễn phí được sử dụng rộng rãi cho mục đích kiểm tra sức chịu đựng và được thiết kế để hoạt động trong các quãng thời gian dài.
    • LinX – Là một chương trình kiểm tra sức chịu đựng khác. Nhẹ hơn Prime95, LinX phù hợp với việc kiểm tra sau mỗi lần điều chỉnh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra bo mạch chủ và bộ vi xử lý.
    Mỗi bo mạch chủ và bộ vi xử lý có khả năng ép xung riêng. Dù cũng có đôi chút khác biệt, nhưng nhìn chung, quá trình ép xung ở AMD và Intel là như nhau. Điều quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm ở đây chính là hệ số nhân của bạn có bị khóa hay không. Nếu có, bạn chỉ điều chỉnh được tốc độ xung nhịp và thành quả thu được cũng sẽ bị giới hạn đáng kể.
    • Nhiều bo mạch chủ được thiết kế cho việc ép xung và trao bạn toàn quyền kiểm soát quá trình này. Hãy tham khảo tài liệu kỹ thuật của máy tính để xác định khả năng của bo mạch chủ.
    • Một số bộ vi xử lý dễ ép xung hơn so với số khác. Chẳng hạn như, dòng "K" của Intel i7s được thiết kế đặc biệt cho việc ép xung (ví dụ Intel i7-2700K). Bạn có thể xác định dòng bộ vi xử lý bằng cách nhấn Win+Pause và xem trong phần System (Hệ thống).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng cơ bản.
    Trước khi bắt đầu ép xung, bạn nên chạy một bài kiểm tra sức chịu đựng dựa trên thiết lập cơ bản để có cơ sở so sánh khi ép xung và phát hiện vấn đề cần khắc phục trong phần thiết lập cơ bản trước khi việc ép xung khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.
    • Đừng quên kiểm tra mức nhiệt trong suốt bài kiểm tra sức chịu đựng. Nếu nhiệt độ vượt quá 70 °C, có lẽ việc ép xung sẽ không cải thiện được gì nhiều trước khi nhiệt độ tăng đến mức không an toàn. Chắc là bạn sẽ phải bôi thêm keo tản nhiệt hoặc lắp bộ tản nhiệt mới.
    • Nếu máy tính không vượt qua được bài kiểm tra sức chịu đựng cơ bản thì nhiều khả năng phần cứng đang có vấn đề cần được xử lý trước. Hãy kiểm tra bộ nhớ xem có lỗi gì với nó hay không.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 5:

Tăng tốc độ cơ bản (base clock)

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mở BIOS.
    Phần lớn thay đổi sẽ được thao tác trên BIOS máy tính. Bạn có thể truy cập vào trình đơn cấu hình này trong lúc tải hệ điều hành, thường là bằng cách nhấn giữ phím Del khi máy tính đang khởi động. Ở một số máy tính, đó có thể là phím F10, F2, và F12.
    • Không BIOS nào giống BIOS nào. Các hệ thống khác nhau có thể sẽ có tên trình đơn và trình tự sắp xếp không giống nhau. Đừng ngần ngại xem qua trình đơn hệ thống để tìm đến những nội dung mà bạn cần. [1]
  2. Step 2 Mở "Frequency/Voltage Control" (Kiểm soát điện áp/tần số).
    Trình đơn này có thể được đặt tên khác, chẳng hạn như "Overclocking" (Ép xung). Bạn sẽ dành phần lớn thời gian làm việc trên trình đơn này, nó cho phép bạn điều chỉnh tốc độ CPU cũng như điện áp nhận về.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giảm tốc độ...
    Giảm tốc độ kết nối giữa chíp cầu bắc với bộ nhớ hay còn được gọi là "Memory Multiplier" (Hệ số nhân bộ nhớ), "DDR Memory Frequency" (Tần suất bộ nhớ DDR) hay "Memory Ratio" (Tỉ số bộ nhớ). Để bộ nhớ không gây lỗi, trước khi tiếp tục, bạn nên hạ thông số này xuống mức thấp nhất.[2]
    • Nếu không tìm được tùy chọn này, hãy thử nhấn Ctrl+Alt+F1 trên trình đơn BIOS chính.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tăng tốc độ cơ bản thêm 10%.
    Tốc độ cơ bản của vi xử lý, base clock, còn được gọi là front side bus hay bus speed. Đó thường là tốc độ thấp hơn được nhân lên nhiều lần để đạt đến tốc độ tổng của lõi. Hầu hết vi xử lý đều ổn với mức tăng 10% ngay khi bắt đầu. Ví dụ, với tốc độ cơ bản 100 MHz, hệ số nhân 16, tốc độ xung nhịp sẽ là 1,6 GHz. Tăng thêm 10%, tốc độ cơ bản sẽ là 110 MHz, và tốc độ xung nhịp sẽ là 1,76 GHz.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng.
    Sau khi tăng 10% đầu tiên, hãy khởi động lại máy tính vào hệ điều hành. Khởi động LinX và chạy vài vòng. Nếu không có vấn đề, mọi thứ đã sẵn sàng để tiếp tục. Nếu hệ thống không ổn định, có lẽ việc ép xung sẽ không đi đến đâu và bạn nên cho hệ thống về lại thiết lập mặc định.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nâng tốc độ cơ bản cho đến khi hệ thống trở nên không ổn định.
    Thay vì 10% mỗi lần, sau một lần thành công, bạn hãy giảm lượng tăng từ 5-10 MHz để tìm tốc độ tối ưu một cách dễ dàng hơn. Thử chuẩn sau mỗi điều chỉnh cho đến khi đạt đến ngưỡng bất ổn định. Tình trạng không ổn định này thường đến từ việc vi xử lý không nhận đủ năng lượng từ nguồn cấp điện.
    • Nếu bo mạch chủ không cho phép điều chỉnh hệ số nhân, bạn có thể chuyển xuống phần 4. Nếu điều chỉnh được, hãy tiếp tục với phần tiếp theo để có được nhiều hơn trong việc ép xung. Đừng quên ghi lại thiết lập hiện tại để phòng khi muốn khôi phục.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 5:

Tăng hệ số nhân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hạ tốc độ cơ bản.
    Trước khi tăng hệ số nhân, bạn nên hạ tốc độ cơ bản đôi chút. Nhờ đó, hệ số nhân sẽ tăng được chính xác hơn. Tốc độ cơ bản thấp hơn và hệ số nhân cao hơn giúp hệ thống ổn định hơn. Còn tốc độ cơ bản cao hơn và hệ số nhân thấp hơn đem lại hiệu suất làm việc cao hơn. Mục tiêu của ta ở đây là tìm điểm cân bằng hoàn hảo giữa hai lựa chọn này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tăng hệ số nhân.
    Sau khi hạ tốc độ cơ bản đôi chút, hãy bắt đầu nâng hệ số nhân, mỗi lần thêm 0,5. Ở một số máy, hệ số này còn được gọi là "CPU Ratio" (Hệ số CPU) hay tương tự. Đôi khi, nó được đặt ở chế độ "Auto" (Tự động) thay vì con số cụ thể nào đó.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng.
    Khởi động lại máy tính và chạy chương trình kiểm chuẩn. Nếu máy tính không gặp bất kỳ lỗi nào sau vài lượt chạy, hãy tiếp tục nâng hệ số nhân. Lặp lại quá trình này sau mỗi lần nâng của bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Theo dõi nhiệt độ.
    Đừng quên chú ý đến mức nhiệt trong suốt quá trình này. Có thể nhiệt độ sẽ chạm ngưỡng trước cả khi hệ thống trở nên không ổn định. Trong trường hợp đó, có lẽ bạn đã đạt đến giới hạn ép xung cao nhất và đã đến lúc để tìm điểm cân bằng tốt nhất giữa tăng tốc độ cơ bản và tăng hệ số nhân.
    • Dù mỗi CPU có khoảng nhiệt độ an toàn riêng nhưng nhìn chung, nhiệt độ của CPU không được vượt quá ngưỡng 85°C.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lặp lại cho đến khi đạt đến ngưỡng giới hạn và máy tính gặp trục trặc.
    Lúc này, hẳn là bạn đang có trong tay thiết lập vừa đủ để khiến máy tính trở nên không ổn định. Miễn là nhiệt độ vẫn trong giới hạn an toàn, lúc này bạn có thể bắt đầu điều chỉnh mức điện áp để có thể tiếp tục.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 5:

Tăng điện áp

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tăng điện áp lõi CPU hay "Vcore Voltage".
    Việc tăng điện áp trên mức giới hạn an toàn có thể nhanh chóng làm hư hỏng thiết bị của bạn. Do đó, đây là phần khó khăn và nguy hiểm nhất của quá trình ép xung. CPU và bo mạch chủ khác nhau xử lý được mức nâng điện áp khác nhau. Hãy theo dõi sát sao nhiệt độ CPU trong suốt quá trình này.
    • Với điện áp lõi, nâng 0,025 mỗi lần. Nâng nhiều hơn sẽ dẫn đến nguy cơ tăng quá cao và làm hư hỏng thiết bị.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng.
    Chạy kiểm tra sức chịu đựng ngay sau lần nâng đầu tiên. Bởi hệ thống đang ở tình trạng bất ổn định từ phần trước, bạn hy vọng là nó sẽ ổn định trong lần chạy này. Nếu hệ thống ổn định, bạn cũng cần đảm bảo là nhiệt độ vẫn ở ngưỡng chấp nhận được. Nếu hệ thống vẫn không ổn định, hãy thử hạ hệ số nhân hoặc tốc độ cơ bản.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vào lại mục tốc độ cơ bản hoặc hệ số nhân.
    Sau khi ổn định hệ thống thông qua việc nâng điện áp, tùy vào đối tượng mà bạn muốn ép xung, lúc này bạn đã có thể tiếp tục nâng tốc độ cơ bản hoặc hệ số nhân. Hãy nâng từng lượng nhỏ và chạy bài kiểm tra sức chịu đựng cho đến khi hệ thống bất ổn định trở lại.
    • Vì thiết lập điện áp làm tăng nhiệt độ nhiều nhất, mục tiêu ở đây sẽ là tối đa hóa thiết lập hệ số nhân và tốc độ cơ bản để có được hiệu suất hoạt động cao nhất từ mức điện áp thấp nhất có thể. Để làm được điều đó, bạn sẽ phải thử rất nhiều lần với nhiều mức phối hợp khác nhau.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lặp lại chu trình trên cho đến khi chạm ngưỡng điện áp hoặc nhiệt độ tối đa.
    Rồi sẽ đến lúc bạn không thể nâng thêm chút nào nữa hoặc nhiệt độ tiến gần đến mức không an toàn. Đó là giới hạn của bo mạch chủ và vi xử lý. Nhiều khả năng việc ép xung sẽ phải dừng ở đây. [4]
    • Nhìn chung, bạn không nên tăng điện áp hơn 0,4 so với mức ban đầu. Với hệ thống làm mát cơ bản, con số này chỉ nên là 0,2.
    • Nếu chạm ngưỡng nhiệt trước ngưỡng điện áp, có lẽ bạn vẫn còn ép thêm được bằng cách cải thiện hệ thống làm mát của máy tính. Bạn có thể lắp đặt bộ quạt/thiết bị tản nhiệt công suất cao hoặc chuyển sang phương án làm mát bằng chất lỏng đắt tiền và hiệu quả hơn.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 5:

Kiểm tra sức chịu đựng lần cuối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Về lại thiết lập an toàn gần nhất.
    Hãy hạ tốc độ cơ bản / hệ số nhân xuống thiết lập an toàn gần nhất. Đây sẽ là tốc độ vi xử lý mới của bạn và nếu bạn may mắn, đó sẽ là một sự cải thiện đáng kể so với tốc độ ban đầu. Miễn là mọi thứ đều khởi động bình thường, bạn đã sẵn sàng cho bài kiểm tra cuối cùng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tăng tốc độ bộ nhớ của bạn.
    Nâng tốc độ bộ nhớ từng chút một, với mục tiêu là mức ban đầu. Hãy thực hiện một cách chậm rãi và kiểm tra sức chịu đựng sau mỗi lần nâng. Có thể bạn sẽ dừng trước khi về được mức ban đầu của nó.
    • Dùng Memtest86 để tiến hành các bài kiểm tra bộ nhớ trong quá trình nâng tần suất này.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chạy bài kiểm tra sức chịu đựng dài.
    Mở Prime95 và chạy kiểm tra trong 12 giờ. Dù có vẻ như đây là một quãng thời gian khá dài, nhưng mục tiêu của chúng ta ở đây là đảm bảo tính ổn định vững chắc trong thời gian dài của hệ thống, từ đó có được hiệu suất làm việc tốt và đáng tin cậy hơn. Nếu hệ thống trở nên bất ổn trong bài kiểm tra này hoặc nhiệt độ chạm ngưỡng không chấp nhận được, bạn sẽ phải trở lại với các bước trước, điều chỉnh lại tốc độ xung nhịp, hệ số nhân và điện áp.
    • Khi mở Prime95, hãy chọn "Just Stress Testing" (Chỉ kiểm tra sức chịu đựng). Nhấp vào Options (Tùy chọn) → Torture Test (Kiểm tra hành xác) và đặt về mức "Small FFT".
    • Mức nhiệt độ sát với ngưỡng tối đa thường là chấp nhận được bởi Prime95 sẽ thử thách máy tính hơn bất kỳ chương trình nào. Trong một số trường hợp, bạn vẫn nên hạ mức ép xung xuống đôi chút cho an toàn. Nhiệt độ lúc chạy không không nên vượt quá 60 °C.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm vài kiểm tra thực tế.
    Dù chương trình kiểm tra sức chịu đựng rất tuyệt trong việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống, bạn vẫn cần chắc chắn là máy tính còn có thể xử lý được sự xuất hiện ngẫu nhiên của các tình huống thực tế. Nếu là game thủ, bạn có thể khởi động game nặng nhất mà bạn có. Nếu chuyển mã video, hãy thử với Bluray. Hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn. Đôi khi, kết quả thu được còn được hơn cả thế!
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đi sâu hơn.
    Chỉ dẫn này chỉ mới đề cập đến phần nổi của những gì mà bạn có thể làm cùng ép xung. Để học thêm, bạn cần tìm tòi và thử nghiệm. Một số cộng đồng chuyên về ép xung và các phần liên quan khác nhau của nó, chẳng hạn như làm mát. Overclockers.com, Overclock.net, và Tom's Hardware là một trong những cộng đồng nổi tiếng nhất. Trong trường hợp bạn muốn có thêm thông tin chi tiết, đó đều là những xuất phát điểm tuyệt vời.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Tùy nhà sản xuất, việc ép xung có thể sẽ khiến chế độ bảo hành trở nên mất hiệu lực. Một số thương hiệu như EVGA và BFG vẫn chấp nhận bảo hành kể cả khi người dùng ép xung thiết bị.
  • Để ép xung thật sự, bạn cần hệ thống làm mát tốt.
  • Khi bạn ép xung và tăng điện áp, tuổi thọ phần cứng sẽ bị suy giảm.
  • Hầu hết máy tính sản xuất bởi Dell (ngoại trừ dòng XPS), HP, Gateway, Acer, Apple và các nhà sản xuất dựng sẵn khác đều không ép xung được bởi tùy chọn thay đổi điện áp CPU và FSB không có trong bios.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 75 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 23.873 lần.
Chuyên mục: Máy tính
Trang này đã được đọc 23.873 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo