Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt đề cập đến các triệu chứng về thể chất và cảm xúc xảy ra ở một trong hai tuần trước kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng thường khác nhau giữa phụ nữ và xoay quanh thời điểm bắt đầu kỳ kinh. Các triệu chứng thông thường là mọc mụn, ngực nhạy cảm, đầy bụng, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, và tâm trạng thay đổi. Thường thì các triệu chứng tồn tại trong khoảng sáu ngày.  Đối với từng người phụ nữ hội chứng này có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng không xuất hiện khi có thai hoặc sau khi mãn kinh.[1]

Hội chứng tiền kinh nguyệt
Chuyên khoaBệnh phụ khoa
ICD-10N94.3
ICD-9-CM625.4
Patient UKHội chứng tiền kinh nguyệt

Chẩn đoán đòi hỏi một mô hình lặp đi lặp lại của các triệu chứng cảm xúc và thể chất xảy ra sau khi rụng trứng và kinh nguyệt đến mức độ chúng can thiệp vào cuộc sống bình thường của người đó. Triệu chứng của cảm xúc phải không được có mặt trong phần đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Một danh sách chi tiết các triệu chứng qua hàng tháng có thể giúp việc chẩn đoán tốt hơn. Các rối loạn khác mà có cùng triệu chứng cần được loại trừ trước khi thực hiện chẩn đoán.

Nguyên nhân của hội chứng này còn chưa được rõ. Một số triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi chế độ ăn nhiều muối, alcohol, hoặc caffein. Cơ chế ẩn sau hội chứng này được cho là do cường độ hormone. Hạn chế muối ăn, caffeine, và giảm stress kết hợp với tập thể dục có thể giúp những người có triệu chứng nhẹ. Calcivitamin D bổ sung có thể giúp điều trị. Các thuốc kháng viêm như naproxen có thể hỗ trợ các triệu chứng vật lý. Với các bệnh nhân có triệu chứng nặng, thuốc tránh thai hoặc thuốc tránh thai hoặc spironolactone lợi tiểu có thể hữu ích.

Có tới 80% phụ nữ cho biết có một số triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng này đủ điều kiện thành bệnh trong số 20 đến 30% phụ nữ tiền mãn kinh. Rối loạn tiền kinh nguyệt là một trạng thái nặng hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt với các triệu chứng tâm lý nghiêm trọng hơn. Rối loạn tiền kinh nguyệt ảnh hưởng đến 3-8 phần trăm phụ nữ tiền mãn kinh. Thuốc chống trầm cảm với lớp chất ức chế các serotonin tái hấp thu chọn lọc có thể được sử dụng bổ sung cho những biện pháp thông thường để điều trị rối loạn tiền kinh nguyệt.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Premenstrual syndrome (PMS) fact sheet”. Office on Women's Health. ngày 23 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhTrần Thanh MẫnVương Đình HuệĐặc biệt:Tìm kiếmChiến dịch Điện Biên PhủFacebookLương CườngCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Ấm lên toàn cầuTrương Thị MaiGoogle DịchĐài Truyền hình Việt NamBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamViệt NamCleopatra VIIĐài Á Châu Tự DoLật mặt 7: Một điều ướcLê Minh HưngTô LâmHồ Chí MinhTikTokSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Manchester City F.C.Số nguyên tốVnExpressTrương Mỹ LanNguyễn Phú TrọngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Trần Cẩm TúNguyễn Vân ChiChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamVõ Văn ThưởngThành phố Hồ Chí MinhVõ Nguyên GiápNguyễn Văn NênGiải bóng đá Ngoại hạng Anh