Cách để Thay bỉm cho trẻ ở tuổi thiếu niên

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bỉm hoặc tã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của những người khuyết tật hoặc gặp các vấn đề sinh lý khác. Bạn cần chuẩn bị trước và thao tác nhanh gọn khi thay bỉm cho trẻ ở độ tuổi thiếu niên vì chúng rất dễ xấu hổ. Việc nắm bắt được mình có thể thay bỉm cho trẻ ở các tư thế nào và sử dụng thành thạo các đồ dùng cần thiết sẽ giúp việc thay bỉm cho trẻ diễn ra suôn sẻ hơn. Hãy cố gắng hết sức để bảo vệ sự riêng tư cho trẻ và cho trẻ tham gia vào quá trình này nhiều nhất có thể.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Chuẩn bị sẵn sàng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát các dấu hiệu.
    Hãy để ý các dấu hiệu cho thấy trẻ cần được thay bỉm. Nếu trẻ đại tiện, thường rất dễ ngửi thấy mùi hôi, trẻ có thể đứng ở tư thế “đại tiện” dễ nhận thấy và thậm chí bạn còn nghe thấy tiếng xì hơi khá to.
    • Tần suất trẻ đi đại tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố (ví dụ như tình trạng sức khỏe, v.v). Tuy nhiên bạn hãy chuẩn bị cho việc thay bỉm (hoặc hỗ trợ khi cần) khoảng 5 đến 8 lần một ngày.
    • Nếu có thể, bạn có thể nhắc trẻ tự thay bỉm nếu trẻ làm được việc này. Hãy lên lịch thay bỉm cho trẻ và điều chỉnh cho phù hợp khi bỉm bị bẩn nhiều.
  2. 2
    Kiểm tra bỉm của trẻ bằng lời nói hoặc hành động một cách kín đáo. Với những trẻ tự lập hơn, bạn có thể hỏi xem trẻ có cần thay bỉm không. Với những trẻ ít khả năng tự lập thì bạn cần nhìn vào bỉm để kiểm tra. Hãy nhanh chóng ngó vào đằng trước và sau bỉm của trẻ xem có bị ướt hay có phân không.
    • Có thể trẻ sẽ không cho bạn kiểm tra bỉm nên hãy lưu ý đến cảm nhận của chúng. Hãy tôn trọng sự riêng tư và lòng tự trọng của trẻ khi kiểm tra.
    • Bạn có thể quy định một mật mã riêng với trẻ, chẳng hạn như: “Con có cần nghỉ một chút không?” hoặc “Con có cần ra ngoài kia một lát không?”
    • Chuẩn bị thay hoặc nhắc trẻ thay bỉm càng sớm càng tốt. Mặc bỉm bẩn có chất lượng không tốt trong thời gian dài có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, gây kích ứng da và hăm đỏ.[1]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi tới khu vực thay bỉm.
    Nếu ở nhà thì bạn có thể tới phòng tắm hoặc một phòng nào đó có không gian rộng phù hợp. Nếu ở ngoài thì việc này sẽ khó khăn hơn. Bạn có thể đưa trẻ tới nhà vệ sinh công cộng, vào một phòng vệ sinh rộng rãi nhất, dễ vào nhất hoặc phòng dành riêng cho gia đình nếu có. Không gian thay bỉm cần sạch sẽ và đủ rộng rãi cho cả hai người. Trong nhiều nhà vệ sinh công cộng còn có sẵn bàn thay bỉm cho trẻ.
    • Nếu đang ở ngoài cùng người khác thì bạn có thể nói rằng: “Mẹ con tớ có việc ra đằng này một tí, một lát quay lại ngay nhé”, rồi rời đi.
    • Nếu có thể thì bạn nên chọn phòng vệ sinh có thanh treo đồ hoặc giá để đồ (đựng đồ thay bỉm).[2]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Duy trì sự riêng tư.
    Luôn khóa cửa phòng tắm khi thay bỉm cho trẻ. Nếu có người đứng ngoài cửa, bạn có thể yêu cầu họ cho mình chút không gian riêng. Cũng tương tự như vậy, nếu ở nơi công cộng, bạn nên dùng giọng nhỏ nhẹ, không phàn nàn lớn tiếng để tránh khiến trẻ ngượng ngùng xấu hổ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sắp xếp đồ dùng cần thiết.
    Nếu không ở nhà, bạn nên mang theo túi đựng các vật dụng sau: bỉm, tấm lót dùng một lần, khăn lau, kem hăm, một đôi găng tay và dung dịch rửa tay khô. Hãy lấy các đồ dùng này ra và chúng ở gần để tiện cho quá trình thay bỉm. Nếu trẻ có thể thì bạn có thể yêu cầu trẻ giúp cầm giấy lau sạch hoặc bỉm sạch.
    • Ngoài tấm lót dùng một lần thì bạn cũng có thể dùng rèm phòng tắm, thảm dã ngoại không thấm nước hoặc thảm phủ vinyl mềm để trải lên chỗ thay bỉm.
    • Để tránh quên hoặc hết các đồ dùng cần thiết mà không biết thì trước khi ra khỏi nhà bạn nên kiểm tra lại túi đựng bỉm của trẻ một lần để đảm bảo là mình không thiếu gì.
    • Nếu ở nhà vệ sinh công cộng và không có chỗ để bày các đồ dùng trên thì bạn có thể để nguyên chúng ở trong túi và cần đến đâu sẽ lấy đến đó sao cho càng ít làm chúng bị bẩn càng tốt.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Điều chỉnh không gian cho phù hợp.
    Bạn có thể di chuyển đồ vật để có thêm không gian trên sàn nếu cần. Đồng thời, lưu ý tới nhiệt độ trong phòng. Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến việc thay bỉm không thoải mái. Hãy điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa trong phòng nếu có thể và nếu cần.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chuẩn bị tư thế thay bỉm.
    Thay bỉm ở tư thế nào là phù hợp sẽ tùy thuộc vào khả năng vận động của trẻ. Tư thế đứng sẽ dễ nhất nhưng nếu trẻ không đứng được hoặc bỉm quá nặng thì bạn có thể sắp xếp để thay bỉm khi trẻ nằm.
    • Khi thay bỉm ở tư thế nằm, bạn sẽ lót tấm lót xuống sàn hoặc trên giường. Nếu có bàn thay bỉm thì hãy lau qua mặt bàn bằng khăn ướt diệt khuẩn.
    • Nếu thay bỉm ở tư thế ngồi thì bạn sẽ trải tấm lót lên ghế.
    • Nếu thay bỉm cho trẻ ở tư thế đứng thì bạn sẽ trải tấm lót xuống sàn, gần với tường nếu trẻ cần bám vào đó.
Phần 2
Phần 2 của 4:

Tháo bỉm bẩn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa tay hoặc dùng dung dịch rửa tay khô.
    Nhiều người thích đi găng tay nhựa ở bước này. Mục đích là để ngăn vi khuẩn lây truyền từ tay bạn sang trẻ và ngược lại.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thay bỉm ở tư thế đứng.
    Nhìn chung, đây là lựa chọn tốt nhất cho trẻ vì ít căng thẳng và cũng nhanh nhất. Tư thế này cũng cần ít không gian nên phù hợp với những phòng vệ sinh nhỏ hoặc những không gian chật hẹp. Bạn sẽ bắt đầu bằng việc trải tấm lót xuống sàn, yêu cầu trẻ đứng lên tấm lót và cởi quần trẻ cho tụt đến mắt cá chân.
    • Giữ bỉm ở nguyên vị trí và tháo miếng dính hai bên. Bạn sẽ dùng tay còn lại lau sạch đằng sau cho trẻ. Khi lau xong, kéo bỉm xuống và dùng khăn lau sạch đằng trước, sau đó bỏ bỉm và khăn lau bẩn vào thùng rác.
    • Nếu trẻ cần hỗ trợ khi đứng, bạn có thể cho trẻ bám vào thanh treo đồ (nếu có), dùng gậy, bám vào tường hoặc vai bạn để giữ thăng bằng.
    • Nếu bỉm quá bẩn thì bạn hãy thận trọng khi thay bỉm cho trẻ ở tư thế này vì rất dễ làm bẩn quần áo hoặc vấy bẩn ra xung quanh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thay bỉm ở tư thế ngồi.
    Bạn có thể thay bỉm cho trẻ ở tư thế này nếu có chỗ ngồi (chẳng hạn như ghế trong phòng vệ sinh cho gia đình) hoặc nếu trẻ có thể nhấc mình ở tư thế ngồi (như khi ngồi xe lăn) nhưng không thể tự đứng lên được. Bạn sẽ cho trẻ ngồi vào tấm lót đã trải sẵn. Nếu trẻ đang ở trong tư thế ngồi rồi thì bạn sẽ nhấc trẻ lên một chút rồi lùa tấm lót xuống dưới và nhấc trẻ lên lần nữa để cởi quần.
    • Để trẻ ngồi trong khi bạn tháo miếng dán bỉm. Yêu cầu trẻ nhấc người lên một chút để kéo bỉm xuống, lau sạch đằng sau, đằng trước rồi kéo bỉm ra và bỏ vào thùng rác cùng giấy lau bẩn.
    • Lưu ý là việc thay bỉm trong tư thế ngồi đòi hỏi trẻ có thể kiểm soát được sự vận động của phần thân trên ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu cần thiết thì trẻ có thể ngồi trực tiếp lên tấm lót trong khi thay bỉm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thay bỉm ở tư thế nằm.
    Tư thế này dễ khiến trẻ cảm thấy tổn thương và ngượng ngùng vì mình vẫn cần người khác thay bỉm cho giống như một em bé mới sinh. Tuy nhiên, với những thiếu niên rất hạn chế khả năng vận động hoặc đại tiện ra bỉm thì đây là lựa chọn khả quan nhất và đôi khi nhiều trẻ lại thích thay bỉm ở tư thế này vì đã quen như vậy từ khi mới sinh. Bạn sẽ bắt đầu bằng cách giúp trẻ nằm xuống tấm lót trải trên sàn, bàn thay đồ (nếu có) hoặc trên giường (nếu thay bỉm ở nhà). Tiếp đó cởi hết quần của trẻ - kể cả quần lót chống thấm bảo vệ bên ngoài nếu có. Tháo miếng dán bỉm cho lỏng ra nhưng chưa cởi hẳn.
    • Nhẹ nhàng dùng cánh tay cầm vào trước đầu gối của trẻ và đẩy đầu gối gần về phía ngực, lau sạch cho trẻ từ trước ra sau, để khăn lau bẩn vào bỉm. Khi lau xong, bạn sẽ kéo bỉm bẩn ra ngoài.
    • Khi giúp trẻ cởi quần, bạn cần quan sát xem bỉm có bị tràn không. Nếu quần bị ướt hoặc dính phân thì hãy thay quần khác cho trẻ, kể cả quần chống thấm nếu bị bẩn. Để hết quần áo ướt và bẩn vào trong túi bóng.
Phần 3
Phần 3 của 4:

Mặc bỉm mới cho trẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đảm bảo mông trẻ đã được lau sạch.
    Dù là ở tư thế nào thì bạn cũng cần dùng nhiều khăn ướt để lau sạch cho trẻ. Nếu có thể thì bạn nên để trẻ tự làm việc này.
    • Hãy dùng khăn ướt không cồn và không mùi để tránh gây kích ứng da.
    • Sau khi lau xong, bạn có thể để luôn khăn ướt bẩn vào trong bỉm và cho vào thùng rác.
    • Lau cho trẻ từ trước ra sau. Thao tác này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn từ phân lan sang các bộ phận khác, đặc biệt là khi thay bỉm cho trẻ nữ và trẻ nam chuyển giới.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bôi kem hăm.
    Sau khi đã vệ sinh xong cho trẻ, bạn hãy thoa một lớp kem gốc kẽm lên vùng da cần đóng bỉm để ngừa hăm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những trẻ phải mặc bỉm thường xuyên. Bước này đụng chạm trực tiếp đến cơ thể trẻ nên những trẻ có khả năng vận động cho phép có thể sẽ muốn tự làm việc này.[4]
    • Bạn có thể mua kem hăm dạng bình xịt. Có thể trẻ sẽ thích loại này hơn vì bạn không cần thoa kem bằng tay.
    • Nếu thấy trên người trẻ có chỗ hăm màu đỏ sẫm hoặc sẩn lên nhiều thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Vết hăm lâu ngày có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mặc bỉm và quần mới cho trẻ.
    Bạn sẽ lấy một chiếc bỉm mới, đặt vào giữa hai chân trẻ, kéo miếng dán và dán chắc hai bên. Đảm bảo bỉm vừa vặn với cơ thể trẻ, không có khoảng hở quanh chân hoặc eo và không cản trở vận động. Khi thao tác xong, bạn sẽ mặc lại quần cho trẻ.
    • Ở tư thế đứng, bạn sẽ cần dùng một tay để giữ bỉm đúng vị trí và tay còn lại để dán bỉm.
    • Ở tư thế ngồi, bạn sẽ cần nhấc trẻ lên một chút để lùa bỉm vào giữa hai chân trẻ và dán lại.
    • Ở tư thế nằm, bạn nên để trẻ gập gối khi đặt bỉm vào và duỗi chân ra khi dán bỉm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bỏ bỉm và đồ dùng bẩn.
    Bạn sẽ bỏ bỉm bẩn vào thùng rác hoặc thùng được bỉm. Dọn sạch và bỏ khăn lau rơi xuống sàn hoặc các vị trí khác nếu có. Cuối cùng, nhìn quanh kiểm tra lại và đảm bảo là mọi thứ trở về trạng thái sạch sẽ như ban đầu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rửa lại tay.
    Sau khi thay bỉm cho trẻ xong, bạn cần rửa lại tay hoặc dùng dung dịch rửa tay khô dù có đeo găng tay hay không. Bạn cũng nên rửa lại tay cho trẻ hoặc yêu cầu trẻ tự rửa.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cho đồ dùng vào túi.
    Bạn đừng quên cho tất cả đồ dùng lại vào túi đựng bỉm khi đi ra ngoài. Đôi khi bạn sẽ dễ bỏ quên khăn lau nếu vội vàng rời đi. Bạn có thể nhờ trẻ nhìn quanh và kiểm tra giúp mình bằng cách nói “Con có thấy mẹ còn bỏ quên gì không, mình đi được chưa con nhỉ?”
Phần 4
Phần 4 của 4:

Xử lý những tình huống khó khăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ bình tĩnh.
    Để cả bạn và trẻ cùng bình tĩnh, bạn có thể nói: “Bình tĩnh con nhé, mọi chuyện đều ổn cả thôi”, hoặc “Không sao con ạ, mình đã thay bỉm rất nhiều lần rồi đấy thôi”. Nếu trẻ từ chối không đi thay bỉm, bạn có thể cho trẻ một chút thời gian, hãy nói với trẻ rằng: “Được rồi, bây giờ con đang bận phải không, vậy năm phút nữa mẹ con mình sẽ thay nhé”[5]
    • Nếu cảm thấy bực bội hoặc muốn nặng lời với trẻ, bạn hãy kiềm chế bằng cách hít một hơi thật sâu và đếm đến năm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cảm thông với trẻ.
    Bạn hãy hiểu rằng trẻ có thể ngượng khi phải thay bỉm. Bạn có thể hạn chế vấn đề này bằng cách chỉ thay bỉm cho trẻ ở không gian riêng tư, chẳng hạn như trong nhà tắm. Đừng nói nhiều về việc trẻ phải dùng bỉm và hãy khéo léo khi nói với trẻ là đã đến lúc cần thay bỉm.
    • Hãy trò chuyện và hỏi ý kiến của trẻ xem làm cách nào để việc thay bỉm trở nên nhẹ nhàng hơn và giúp trẻ bớt lo lắng hay ngượng ngùng hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đối phó với phản kháng hung hăng của trẻ.
    Nhiều trẻ sẽ phản kháng trong suốt quá trình thay bỉm. Nếu là vậy, bạn cần chuẩn bị đối phó với việc này bằng cách tự nhắc nhở bản thân phải bình tĩnh và không được mất kiểm soát. Hãy cố gắng không khống chế hay đánh đòn trẻ vì làm vậy sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác trong tương lai..
    • Chuyển sự hung hăng của trẻ vào việc thay bỉm bằng cách đề nghị trẻ giúp mình chuẩn bị đồ dùng trong phòng. Bạn có thể nói với trẻ rằng: “Con xem con khỏe chưa này, con hãy dùng sức này để giúp mẹ nhé, nếu có con giúp thì mẹ sẽ làm nhanh hơn rất nhiều”.
    • Nói cho trẻ biết rằng bạn chỉ đang cố gắng giúp chúng và trẻ không được làm bạn bị thương. Bạn có thể nói rằng: “Mẹ biết là con không vui nhưng con không được đánh mẹ, con đừng làm thế nữa”.
    • Nếu cảm thấy mình bị nguy hiểm, bạn hãy ngừng thay bỉm cho trẻ và thử lại sau khoảng 15 phút khi trẻ đã bình tĩnh hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Áp dụng biện pháp củng cố tích cực.
    Nếu trẻ thường xuyên phản kháng trong khi thay bỉm, bạn hãy nhớ khen ngợi trẻ khi việc này diễn ra suôn sẻ, bạn có thể khen trẻ rằng: “Cảm ơn con đã giúp mẹ nhé, nhờ con mà mẹ làm nhanh hơn bao nhiêu đấy!”[6]
    • Khuyến khích hành vi hợp tác trong tương lai. Ví dụ, bạn có thể nói rằng: “Nếu trong một tuần mà mẹ con mình không tranh cãi về việc thay bỉm nữa thì mẹ sẽ cho đi ăn ở nhà hàng mà con thích nhất”.
    • Khiến thời gian thay bỉm trở nên tích cực hơn cho cả hai mẹ con. Bạn hãy dùng thời gian thay bỉm để nói về những chuyện khác thay vì tập trung vào chuyện thay bỉm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhờ hỗ trợ.
    Nếu bạn không tự thay bỉm cho con được, đặc biệt là khi trẻ phản kháng một cách hung hăng thì hãy đề nghị trẻ giúp mình hoặc nhờ người khác trợ giúp. Ví dụ, khi thay bỉm cho trẻ ở nhà, bạn có thể gọi một thành viên khác đến giúp. Hãy nhờ ai đó mà trẻ tin tưởng và nếu có thể thì hãy hỏi xem họ có sẵn lòng giúp bạn không. Hãy coi đây là phương án cuối cùng vì sự có mặt của người khác có thể xâm phạm sự riêng tư của trẻ.

Lời khuyên

  • Thường thì bạn không cần đóng nhiều lớp bỉm cho trẻ. Hầu hết trẻ chỉ đi vệ sinh khoảng một vài giờ một lần.
  • Thao tác nhanh gọn khi thay bỉm. Trẻ ở tuổi thiếu niên thường cảm thấy việc thay bỉm làm gián đoạn các hoạt động thường ngày của chúng và muốn được thay một cách nhanh chóng và kín đáo nhất có thể.
  • Nếu trẻ thường đi tiểu nhiều hoặc đi đại tiện nhiều lần thì bạn nên cho trẻ mặc thêm một lớp quần chống thấm để tránh tràn bỉm. Lớp quần này cũng giúp giảm mùi khó chịu thoát ra khi trẻ đại tiện.
  • Hãy cố gắng thay bỉm ở một phòng cố định và chuẩn bị sẵn những đồ dùng cần thiết ở nơi dễ lấy. Cố gắng tạo cho trẻ một môi trường an toàn, không căng thẳng ở nhà và khiến việc thay bỉm cho trẻ trở thành một hoạt động bình thường trong sinh hoạt của gia đình. Nếu trẻ cần dùng bàn/ghế thay bỉm thì bạn hãy đặt bàn/ghế này trong một phòng mà khách đến nhà không vào được để đảm bảo sự riêng tư cho trẻ trong quá trình thay bỉm. Để bỉm sạch và quần áo trong cùng một phòng và dùng một thùng đựng tốt cỡ lớn để đựng bỉm bẩn. Đảm bảo căn phòng được thông gió tốt để không có mùi khó chịu khi thay bỉm xong.
  • Nếu trẻ cần dùng bỉm thường xuyên trong tương lai (vì vấn đề y tế hoặc các lý do khác) thì bạn hãy dạy cho trẻ cách tự thực hiện một vài bước nếu trẻ có thể. Ví dụ, trẻ có thể học cách tự chuẩn bị đồ dùng cần thiết hoặc dọn dẹp sau khi thay xong. Làm vậy sẽ giúp việc thay bỉm của trẻ đỡ phụ thuộc vào cha mẹ hơn.
  • Khi trẻ không cần dùng bỉm nữa thì bạn có thể quyên góp số bỉm thừa cho các tổ chức phi lợi nhuận để chuyển đến tay những người có nhu cầu, chẳng hạn như trung tâm dành cho người khuyết tật.
  • Hãy cho trẻ một chút không gian riêng khi mặc bỉm. Đồng thời, đừng vội vàng kiểm tra bỉm của trẻ. Trẻ sẽ cho bạn biết khi nào thì chúng cần thay bỉm mới.

Cảnh báo

  • Đừng thể hiện thái độ ghê tởm khi thay bỉm vì trẻ đi đại tiện. Việc thay bỉm bẩn cho trẻ sơ sinh đã là một thách thức lớn đối với nhiều người và việc thay bỉm cho trẻ ở độ tuổi thiếu niên thì càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, sau nhiều lần, bạn sẽ gần như quen với việc này và nó sẽ trở thành một trong những công việc thường ngày - cũng giống như khi bạn chăm sóc một em bé mới sinh vậy.
  • Đừng phạt hay đánh mắng trẻ vì phải thay bỉm thường xuyên. Làm vậy chỉ khiến trẻ càng đi nhiều hơn và sẽ tạo ra cảm giác tiêu cực, dẫn đến việc dạy trẻ đi vệ sinh (nếu có thể) trở nên khó khăn và chậm hơn.
  • Nhiều khi trẻ cũng có thể sẽ đi tiểu hoặc đại tiện trong khi bạn đang thay bỉm. Do vậy, bạn nên dùng miếng lót chống thấm lót bên dưới và chuẩn bị cả khăn (để dùng như miếng lót tạm thời trong khi thay bỉm) để nếu sự cố xảy ra thì bạn có thể dễ dàng xử lý mà không trách mắng trẻ,
    • Trẻ chắc chắn sẽ rất xấu hổ về việc này, vì việc không may "đi vệ sinh" ra bàn thay bỉm thường bị cho là rất trẻ con. Nếu trẻ có thể nhận thức được là mình có nhu cầu đi vệ sinh thì hãy đề nghị trẻ nói cho bạn biết trước khi quá muộn.
  • Lưu ý là nhiều người cảm thấy bị xúc phạm khi dùng từ “bỉm” với thiếu niên hoặc người lớn. Họ thích dùng từ “quần lót” hơn.[7]
  • Nếu trẻ muốn được mặc bỉm thì có thể là do mắc chứng “paraphilic infantilism” (hội chứng nhi tính ở người trưởng thành). Nếu bạn nghĩ rằng con mình mắc hội chứng này hoặc bị trầm cảm hay lo lắng quá mức thì hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.[8]

Những thứ bạn cần

  • Bỉm
  • Kem hăm
  • Tấm lót chống thấm
  • Túi đựng bỉm
  • Khăn ướt
  • Găng tay cao su
  • Dung dịch rửa tay khô

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 2.130 lần.
Chuyên mục: Gia đình
Trang này đã được đọc 2.130 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?