Wiki Loves Monuments

Wiki Loves Monuments (WLM) là cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế hàng năm được tổ chức trong tháng 9, do các thành viên cộng đồng Wiki How tổ chức trên toàn thế giới với sự trợ giúp của các chi bộ Wikimedia địa phương trên toàn cầu. Những người tham gia chụp ảnh các di tích lịch sử và di sản địa phương trong khu vực của họ và tải chúng lên Wikimedia Commons. Mục đích của sự kiện nhằm làm nổi bật các di sản của các quốc gia tham dự với mục tiêu khuyến khích mọi người chụp ảnh các di tích này và đặt chúng theo giấy phép miễn phí để mọi người có thể tái sử dụng không chỉ trong Wikipedia mà ở khắp mọi nơi.

Wiki Loves Monuments
Logo chính thức của Wiki Loves Monuments
Tất cả các quốc gia đã ít nhất một lần tham gia cuộc thi Wiki Loves Monument năm 2010-2017
Thể loạiNhiếp ảnh
Ngày bắt đầungày 1 tháng 9 [1]
Ngày kết thúcngày 30 tháng 9 [2]
Địa điểmToàn thế giới
Số năm hoạt động11
Lần đầu tiên2010
Lần gần nhất2020
Người tham giaNhiếp ảnh gia
Tổ chức bởiThành viên cộng đồng Wiki How
Trang chủWikiLovesMonuments.org

Cuộc thi Wiki Loves Monuments đầu tiên được tổ chức vào năm 2010 tại Hà Lan như một dự án thử nghiệm. Năm tiếp theo, nó lan sang các nước khác ở châu Âu và theo Sách Kỷ lục Guinness, phiên bản năm 2011 của Wiki Loves Monument đã phá kỷ lục thế giới về cuộc thi nhiếp ảnh lớn nhất.[3] Năm 2012, cuộc thi được mở rộng ra ngoài châu Âu, với tổng số 35 quốc gia tham dự.[4] Trong Wiki Loves Monument năm 2012, hơn 350.000 bức ảnh về các di tích lịch sử đã được hơn 15.000 người tham gia tải lên. Vào năm 2013, cuộc thi Wiki Loves Monument được tổ chức trên sáu lục địa bao gồm cả Nam Cực và có sự tham gia chính thức của hơn năm mươi quốc gia trên thế giới. phiên bản năm 2016 của WLM đã được UNESCO hỗ trợ và có 10.700 thí sinh từ 43 quốc gia đã gửi 277.000 bức ảnh.[5][6]

Lịch sử sửa

Đồ họa thông tin hiển thị quy trình hậu trường thực tế

WLM là sự kế thừa của Wiki Loves Art, được tổ chức tại Hà Lan vào năm 2009. Cuộc thi WLM ban đầu dành cho "Rijksmonuments" (tiếng Hà Lan có nghĩa là "di tích quốc gia") đã khuyến khích các nhiếp ảnh gia tìm kiếm các Di sản Quốc gia của Hà Lan. Rijkmonuments bao gồm kiến trúc và các vật thể có liên quan nhìn chung được công nhận vì vẻ đẹp, tầm quan trọng về mặt khoa học và/hoặc văn hóa của chúng. Những địa điểm như di chỉ khảo cổ Drenthe, Hoàng cung NoordeindeDen Haag, và những ngôi nhà dọc theo các con kênh của Amsterdam là một phần của hơn 12.500 bức ảnh được gửi trong sự kiện đầu tiên.[7]

Thành công này đã tạo ra sự quan tâm ở các quốc gia châu Âu khác, và thông qua sự hợp tác với Ngày Di sản châu Âu, 18 quốc gia với sự giúp đỡ của các chi bộ Wikimedia địa phương đã tham gia vào cuộc thi năm 2011,[8][9] tải lên gần 170.000 hình ảnh tính đến thời điểm kết thúc cuộc thi. Sách Kỷ lục Guinness công nhận Wiki Loves Monument phiên bản năm 2011 là cuộc thi nhiếp ảnh lớn nhất trên thế giới với 168.208 bức ảnh được hơn 5.000 người tham gia tải lên Wikimedia Commons.[3] Tổng cộng, khoảng 171.000 bức ảnh đã được đóng góp từ 18 quốc gia châu Âu tham gia. Đức, Pháp và Tây Ban Nha đóng góp số lượng ảnh cao nhất. Ảnh của România đã giành giải nhất quốc tế, trong khi Estonia giành được vị trí thứ hai và Đức ở vị trí thứ ba tại WLM 2011.

Năm 2012, cuộc thi Wiki Loves Monument có sự tham gia chính thức của hơn ba mươi quốc gia và khu vực trên thế giới: Andorra, Argentina, Áo, Belarus, Bỉ, Canada, Catalonia, Chile, Colombia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Pháp, Đức, Ghana, Ấn Độ, Israel, Ý, Kenya, Luxembourg, México, Hà Lan, Na Uy, Panama, Philippines, Ba Lan, România, Nga, Serbia, Slovakia, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ukraina, và Hoa Kỳ. Tổng cộng 363.000 bức ảnh đã được đóng góp từ 35 quốc gia tham gia. Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan đóng góp số lượng ảnh cao nhất.[4] Bức ảnh về Lăng mộ Safdarjung đến từ Delhi, Ấn Độ, đã giành chiến thắng trong cuộc thi với hơn 350.000 đóng góp.[10][11] Tây Ban Nha giành vị trí thứ hai và Philippines đứng thứ ba trong phiên bản năm 2012 của cuộc thi ảnh WLM hàng năm.

Năm 2013, cuộc thi Wiki Loves Monument có sự tham gia chính thức của hơn 50 quốc gia từ khắp sáu châu lục bao gồm cả Nam Cực. Trong số các quốc gia mới góp mặt gồm có Algeria, Chine, Azerbaijan, Hồng Kông, Jordan, Venezuela, Thái Lan, Đài Loan, Nepal, Tunisia, Ai Cập, Vương quốc Anh, Syria đang bị chiến tranh tàn phá và nhiều quốc gia khác. Tổng cộng, khoảng 370.000 bức ảnh nhận được sự đóng góp từ hơn 52 quốc gia tham dự. Đức, Ukraina và Ba Lan đóng góp số lượng ảnh cao nhất. Thụy Sĩ giành được giải nhất quốc tế, trong khi Đài Loan giành được vị trí thứ hai và Hungary đứng thứ ba trong phiên bản năm 2013 của WLM.

Phiên bản năm 2014 của cuộc thi có đến hơn 8.750 thí sinh ở 41 quốc gia trên toàn cầu đã gửi hơn 308.000 bức ảnh. Pakistan, Macedonia, Ireland, Cộng hòa Kosovo, Albania, Palestine, LibanIraq lần đầu ra mắt thành quả của mình vào năm 2014. Tại Pakistan, hơn 700 thí sinh đến từ khắp mọi miền đất nước đã gửi hơn 12.000 bức ảnh.[12]

Phiên bản năm 2015 có hơn 6.200 thí sinh đến từ 33 quốc gia tham dự, với hơn 220.000 tác phẩm gửi ảnh trong suốt tháng 9.[13]

Phiên bản năm 2016 của WLM được UNESCO hỗ trợ tận tình và có tới 10.700 thí sinh đến từ 43 quốc gia đã gửi lên 277.000 bức ảnh.[14]

Đoạt giải sửa

Sau đây là danh sách những tác phẩm đoạt giải nhất quốc tế của Wiki Loves Monuments:

ẢnhNămNhiếp ảnh giaQuốc giaMô tả
2010Rudolphous Hà LanVijzelstraat 31 ở Amsterdam
2011Mihai Petre RomâniaHình ảnh mùa đông của Tu viện Chiajna. Tu viện nằm ở ngoại ô Bucharest.
2012Pranav Singh Ấn ĐộLăng mộ Safdarjung, New Delhi, Ấn Độ
2013David Gubler Thụy SĩRhB Ge 4/4 II với đoàn tàu đẩy kéo băng qua Cầu cạn Wiesen giữa Wiesen và Filisur, Thụy Sĩ.
2014Konstantin Brizhnichenko UkrainaTu viện Holy Mountains, Sviatohirsk, Ukraina.
2015Marco Leiter ĐứcHải đăng Westerheversand
2016Ansgar Koreng ĐứcSảnh vào của Tòa án khu vực ở Berlin, Đức
2017Prashant Khatore Ấn ĐộĐền Khandoba ở Pune, Ấn Độ
2018Alireza Akhaghi IranNhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah
2019Marian Naworski Ba LanNhà thờ Tin Lành bị bỏ hoang

2020Farzin Izaddoust dar IranNhà thờ thánh Gioan

Tham khảo sửa

  1. ^ ngày bắt đầu thường dùng nhất
  2. ^ ngày kết thúc thường dùng nhất
  3. ^ a b Guinness World Records, Largest photography competition, 2012.
  4. ^ a b Eglash, Ruth (ngày 28 tháng 8 năm 2012). “Hundreds of cultural sites to be visually documented during "Wiki Loves Monuments event.". Jerusalem Post. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ Choudhry, Saqib Qayyum (ngày 11 tháng 10 năm 2016). “Wiki Loves Monuments: Top 10 pictures from Pakistan”. Dawn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ “Wiki Loves Monuments statistics”. tools.wmflabs.org. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ (tiếng Pháp) Virginie Malbos, Le monumental concours de Wikimédia, dans Libération, ngày 9 tháng 9 năm 2011, consulted ngày 22 tháng 8 năm 2012. "The operation had taken place last year in the Netherlands, and was concluded by the arrival of 12,500 new royalty-free photos."
  8. ^ (tiếng Ý) Bologna su 'Wiki loves monuments' La raccolta delle foto più belle, dans Il Resto del Carlino, 11 août 2012, consulté le 22 août 2012. "In 2011, the competition has also increased, with the participation of 18 European countries that helped with 170,000 images, and now has the support, among others, the Council of Europe and the European Commission."
  9. ^ Chenu, Isabelle (ngày 25 tháng 9 năm 2011). “Le site Wikipédia aime les monuments” (bằng tiếng Pháp). Radio France Internationale. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012. So far, there are 18 European countries participating in the contest.
  10. ^ Phadnis, Renuka (ngày 7 tháng 12 năm 2012). “Indians win in Wiki mega photo contest”. The Hindu. Bangalore, India. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  11. ^ “Indian photo wins Wiki Loves Monuments online contest”. BBC. ngày 7 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  12. ^ SAQIB, QAYYUM (ngày 3 tháng 6 năm 2015). “Wiki Loves Monuments: Top 10 pictures from Pakistan”. Dawn. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  13. ^ Choudhry, Saqib Qayyum (ngày 3 tháng 10 năm 2015). “Wiki Loves Monuments 2015: Top 10 pictures from Pakistan”. Dawn. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ “Wiki Loves Monuments: Top 10 pictures from Pakistan”. DAWN.COM (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCThích Minh TuệTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmLê Anh Tú (sinh 1981)Lương Tam QuangHoliBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Thích Chân QuangQuốc kỳ Việt Nam Cộng hòaĐài Truyền hình Việt NamCleopatra VIIViệt NamTô LâmThích-ca Mâu-niChung kết UEFA Champions League 2024Thích Quảng ĐứcDanh sách phim điện ảnh DoraemonHentaiTrần Quốc TỏThượng mã phongThảo luận:Thích Minh TuệLGBTMinecraftViệt Nam Cộng hòaBộ Công an (Việt Nam)Đặc biệt:Thay đổi gần đâyHồ Chí MinhDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueDoraemon: Nobita và bản giao hưởng Địa CầuCổng thông tin:Phật giáoGoogle DịchThích Nhất HạnhNgày Thiếu nhiGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Nguyễn Phú TrọngLương CườngDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanVasco da Gama