Tam Dương

Huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Dương là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

Tam Dương
Huyện
Huyện Tam Dương
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhVĩnh Phúc
Huyện lỵthị trấn Hợp Hòa
Phân chia hành chính2 thị trấn, 11 xã
Thành lập9/6/1998
Địa lý
Tọa độ: 21°22′59″B 105°32′28″Đ / 21,38306°B 105,54111°Đ / 21.38306; 105.54111
MapBản đồ huyện Tam Dương
Tam Dương trên bản đồ Việt Nam
Tam Dương
Tam Dương
Vị trí huyện Tam Dương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích107,13 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng101.624 người
Mật độ949 người/km²
Khác
Mã hành chính247[1]
Biển số xe88-K1
Websitetamduong.vinhphuc.gov.vn

Vị trí địa lý sửa

Huyện Tam Dương nằm ở trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:

Tam Dương là một huyện trung du, địa hình đồi thấp là chủ yếu. Phần phía tây huyện có con sông Phó Đáy, một phụ lưu của sông Lô, chảy qua. Diện tích tự nhiên của Tam Dương là 107,13 km². Dân số huyện Tam Dương theo thống kê năm 2018 là 101.624 người.

Hành chính sửa

Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Hợp Hòa (huyện lỵ), Kim Long và 11 xã: An Hòa, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Thanh Vân, Vân Hội.

Lịch sử sửa

Sau năm 1975, huyện Tam Dương thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm 19 xã: An Hòa, Đại Đình, Đạo Tú, Định Trung, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hồ Sơn, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Châu, Hợp Hòa, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Khai Quang, Kim Long, Tam Quan, Thanh Vân và Vân Hội.[2]

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, chuyển 2 xã Định Trung và Khai Quang về thị xã Vĩnh Yên quản lý; hợp nhất huyện Tam Dương với huyện Lập Thạch để thành lập huyện Tam Đảo[3]. Năm 1979, huyện Lập Thạch được tái lập, tách ra khỏi huyện Tam Đảo, cùng lúc đó cắt một số xã của huyện Mê Linh sang huyện Tam Đảo quản lý.[4]

Ngày 23 tháng 11 năm 1995, thành lập thị trấn Tam Dương trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của hai xã Hợp Thịnh và Vân Hội.[5]

Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.[6]

Ngày 9 tháng 6 năm 1998, huyện Tam Dương được tái lập. Huyện Tam Dương khi đó gồm có thị trấn Tam Dương (huyện lị) và 17 xã: An Hòa, Đại Đình, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hồ Sơn, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Châu, Hợp Hòa, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Kim Long, Tam Quan, Thanh Vân, Vân Hội.[7]

Ngày 18 tháng 8 năm 1999, chuyển thị trấn Tam Dương về thị xã Vĩnh Yên quản lý (nay là 2 phường Đồng Tâm và Hội Hợp thuộc thành phố Vĩnh Yên).[8]

Ngày 10 tháng 2 năm 2003, giải thể xã Hợp Hòa để thành lập thị trấn Hợp Hòa.[9]

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, tách 4 xã Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn và Hợp Châu để tái lập huyện Tam Đảo.[10] Huyện Tam Dương còn lại thị trấn Hợp Hòa và 12 xã: An Hòa, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Kim Long, Thanh Vân, Vân Hội.

Ngày 10 tháng 4 năm 2023, chuyển xã Kim Long thành thị trấn Kim Long.[11]

Huyện Tam Dương có 2 thị trấn và 11 xã như hiện nay.

Giao thông sửa

Đường bộ: trên địa bàn huyện có quốc lộ 2B, quốc lộ 2Cđường cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua.

Làng nghề sửa

Là một huyện thuần nông làng nghề chưa phát triển xứng tầm. Các sản phẩm chủ yếu của huyện vẫn là nông sản, hoa quả, dứa, rau màu. Chính vì vậy nên Tam Dương vẫn là một huyện nghèo của vùng trung du đồng bằng sông Hồng. Hi vọng rằng trong thời gian tới huyện sẽ có thêm các làng nghề mới làm một cú hích làm động lực để phát triển kinh tế địa phương với tiềm năng lợi thế là cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Tham khảo sửa

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ “Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú và việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hưng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành”.
  3. ^ Quyết định 178-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú
  4. ^ “Quyết định 71-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới huyện Tam Đảo và huyện Vĩnh Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phú”.
  5. ^ Nghị định số 82-CP năm 1995 của Chính phủ.
  6. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  7. ^ Nghị định 36/1998/NĐ-CP về việc chia tách huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc thành huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên
  8. ^ Nghị định 72/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  9. ^ Nghị định 09/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
  10. ^ Nghị định 153/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
  11. ^ “Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về việc thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhTrần Thanh MẫnVương Đình HuệĐặc biệt:Tìm kiếmChiến dịch Điện Biên PhủFacebookLương CườngCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Ấm lên toàn cầuTrương Thị MaiGoogle DịchĐài Truyền hình Việt NamBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamViệt NamCleopatra VIIĐài Á Châu Tự DoLật mặt 7: Một điều ướcLê Minh HưngTô LâmHồ Chí MinhTikTokSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Manchester City F.C.Số nguyên tốVnExpressTrương Mỹ LanNguyễn Phú TrọngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Trần Cẩm TúNguyễn Vân ChiChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamVõ Văn ThưởngThành phố Hồ Chí MinhVõ Nguyên GiápNguyễn Văn NênGiải bóng đá Ngoại hạng Anh