Nhóm Ngân hàng Thế giới

Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank Group, viết tắt WBG) là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.

Ngân hàng Thế giới
World Bank
World Bank Logo
Thành lập27 tháng 12 năm 1945
LoạiTổ chức quốc tế
Vị thế pháp lýTreaty
Mục đíchPhát triển Kinh tế, giảm nghèo
Thành viên
187 quốc gia
Chủ tịch
Jim Yong Kim (từ tháng 7/2012)
Giám đốc điều hành
Sri Mulyani Indrawati
Cơ quan chính
Hội đồng quản trị[1]
Trang webworldbank.org

Sơ lược sửa

Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa phương.

Thuật ngữ "Ngân hàng Thế giới" (WB) thường đề cập đến IBRD và IDA.

Chức năng, nhiệm vụ sửa

Cổng vào Ngân hàng thế giới
Một tòa nhà Ngân hàng Thế giới tại Washington D.C.

Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.

IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 188 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm.

Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượnggiao thông vận tải.

Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật.

Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển.

Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện này của IBRD và IDA.

IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.

MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.

Tổ chức bộ máy sửa

WB có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước. WB có quan hệ chặt chẽ với IMF.

Các Tổng giám đốc sửa

Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định, và sau đó thường được Đại hội đồng bầu chọn và không có sự phản đối. Điều này ngược với các giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) luôn là người châu Âu.

12Jim Yong Kim7/2012 - Nay
11Robert Zoellick6/2007-6/2012
10Paul Wolfowitz6/2005-6/2007
9James Wolfensohn5/1995–6/2005
8Lewis T. Preston9/1991–5/1995
7Barber B. Conable7/1986–8/1991
6Alden W. Clausen7/1981–6/1986
5Robert S. McNamara4/1968–6/1981
4George D. Woods1/1963–3/1968
3Eugene R. Black1949–1963
2John J. McCloy4/1947–6/1949
1Eugene Meyer6/1946-12/1946

Các Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới sửa

Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là "Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng") là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người mang chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng mới được mời giữ chức vụ này. Chức vụ này bắt đầu có từ năm 1982.

Chú thích sửa

  1. ^ “Board of Directors”. Web.worldbank.org. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhTrần Thanh MẫnVương Đình HuệĐặc biệt:Tìm kiếmChiến dịch Điện Biên PhủFacebookLương CườngCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Ấm lên toàn cầuTrương Thị MaiGoogle DịchĐài Truyền hình Việt NamBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamViệt NamCleopatra VIIĐài Á Châu Tự DoLật mặt 7: Một điều ướcLê Minh HưngTô LâmHồ Chí MinhTikTokSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Manchester City F.C.Số nguyên tốVnExpressTrương Mỹ LanNguyễn Phú TrọngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Trần Cẩm TúNguyễn Vân ChiChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamVõ Văn ThưởngThành phố Hồ Chí MinhVõ Nguyên GiápNguyễn Văn NênGiải bóng đá Ngoại hạng Anh