Nhân loại học

Nhân học (anthropology) là ngành khoa học nghiên cứu nhiều khía cạnh của loài người trong các xã hội quá khứ và hiện tại.[1][2][3] Nhân loại học xã hộiNhân học văn hóa[1][2][3] nghiên cứu các chuẩn mực và giá trị xã hội. Nhân học ngôn ngữ nghiên cứu về cách mà ngôn ngữ tác động tới đời sống xã hội. Nhân học sinh học hay Nhân học hình thể[1][2][3] nghiên cứu về sự phát triển sinh học của con người.

Các thổ dân ở Malawi, châu Phi.

Khảo cổ học, lĩnh vực nghiên cứu văn hóa nhân loại trong quá khứ thông qua khảo cứu các chứng tích thể lý, được coi là một nhánh của nhân học tại Hoa Kỳ,[4] trong khi tại châu Âu, nó được coi là một ngành riêng biệt hoặc được nhóm vào ngành khác như lịch sử.

Trong các tiếng châu Âu, thuật ngữ "nhân học" bắt nguồn từ các từ trong tiếng Hy Lạpanthropos có nghĩa là "con người" và logos có nghĩa là "nghiên cứu". Tại Việt Nam, nhân học còn được gọi là nhân chủng học nhưng cần lưu ý đây còn là một tên gọi khác của phân ngành nhân học hình thể.

Phân ngành sửa

Nhân học thường được phân ra thành 4 phân ngành cơ bản là

Khoảng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây, nhiều phân ngành mới đã hình thành như nhân học ứng dụng. Nhân học ứng dụng tập hợp các nhà nhân học làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Họ tìm cách ứng dụng các lý thuyết nhân học vào giải thích và giải quyết các vấn đề cụ thể: lĩnh vực phát triển, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tếsức khỏe... Điều này tạo ra các phân ngành của nhân học ứng dụng như

Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể nhưng tất cả các phân ngành của nhân học đều có mối quan hệ với nhau, đều cố gắng hiểu bản chất sinh họcvăn hoá của con người, đều nhấn mạnh tới vai trò của văn hoá và các phương pháp tiếp cận được áp dụng đều mang tính so sánh. Một trong số các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu là Dân tộc ký.

Tại Việt Nam sửa

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (của Đại học Quốc gia Hà NộiĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã thành lập khoa/ngành Nhân học trên cơ sở ngành dân tộc học (ethnology) trước đây.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c “anthropology”. Oxford Dictionaries. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ a b c “anthropology”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ a b c “What is Anthropology?”. American Anthropological Association. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ Haviland, William A.; Prins, Harald E. L.; McBride, Bunny; Walrath, Dana (2010), Cultural Anthropology: The Human Challenge (ấn bản 13), Cengage Learning, ISBN 0-495-81082-7

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhTrần Thanh MẫnVương Đình HuệĐặc biệt:Tìm kiếmDương Văn Thái (chính khách)Chiến dịch Điện Biên PhủChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTrương Thị MaiLật mặt 7: Một điều ướcFacebookChủ tịch Quốc hội Việt NamĐài Truyền hình Việt NamTô LâmLương CườngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamViệt NamGoogle DịchCleopatra VIINguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhẤm lên toàn cầuPhạm Minh ChínhVõ Văn ThưởngSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Võ Nguyên GiápCúp bóng đá U-23 châu ÁLê Quý ĐônPhan Văn GiangTrần Cẩm TúNguyễn Vân ChiViệt Nam Cộng hòaKim Ji-won (diễn viên)VnExpressNữ hoàng nước mắtLý HảiThành phố Hồ Chí MinhCúp bóng đá U-23 châu Á 2024UEFA Champions League