Kính viễn vọng không gian

Kính thiên văn đặt trong không gian vũ trụ để quan sát các hành tinh, thiên hà xa xôi và các đối tượng thiên văn khác

Kính viễn vọng không gian hay Đài quan sát không gian là một loại kính thiên văn được đặt trong không gian để quan sát các vật thể xa xôi như các hành tinh, các thiên hà và các vật thể ngoài không gian khác. Kính viễn vọng không gian tránh được sự cản trở các bước sóng cực tím, X, và Gamma do bầu khí quyển. Nó cũng tránh được các hiện tượng như lấp lánh, ô nhiễm ánh sáng.

Kính thiên văn Hubble là kính thiên văn không gian được biết đến nhiều nhất

Ý tưởng về kính viễn vọng không gian được Lyman Spitzer đề xuất vào năm 1946, và kính thiên văn đầu tiên hoạt động ngoài không gian là Orbiting Astronomical Observatory (Đài quan sát thiên văn trên quỹ đạo) OAO-2, do Mỹ phóng lên năm 1968, và sau đó đến lượt Liên Xô phóng kính thiên văn cực tím Orion 1 vào năm 1971.

Các kính thiên văn không gian khác với các vệ tinh quan sát của Trái Đất ở chỗ các vệ tinh này hướng về mặt đất để chụp ảnh, do thám hoặc phân tích thời tiết và các hình thức thu thập thông tin khác.

Các kính thiên văn không gian được xếp vào hai loại: loại khảo sát toàn bộ bầu trời và loại nhắm vào một vật thể hay vùng bầu trời đã được chọn.

Lợi thế sửa

Quan sát thiên văn trên mặt đất gặp phải nhiều vấn đề hạn chế do bầu khí quyển lọc các bước sóng điện từ trừ ánh sáng nhìn thấy và radio; ngoài ra còn có các hiện tượng bóp méo do nhiễu loạn trong bầu khí quyển (sự lấp lánh mà ta thấy ở các ngôi sao) và ô nhiễm ánh sáng. Việc đưa kính thiên văn lên quỹ đạo giúp loại bỏ tất cả các vấn đề kể trên. Hệ quả là các kính thiên văn không gian có độ phân giải góc cao hơn các kính thiên văn có cùng đô mở trên mặt đất. Tuy nhiên các đài thiên văn lớn trên mặt đất ngày nay đã hạn chế được ảnh hưởng của bầu khí quyển nhờ công nghệ quang học điều hợp (Adaptive Optics).

Nhờ kính thiên văn không gian mà một số nhánh thiên văn học có cơ hội phát triển như Thiên văn học tia X với sự hỗ trợ đắc lực từ đài quan sát Chandra và XMM-Newton.

Nhược điểm sửa

Kính thiên văn không gian rất tốn kém và khó để bảo trì. Ngoại trừ kính thiên văn Hubble, hầu hết các kính thiên văn không gian không được sửa chữa.

Danh sách kính thiên văn không gian sửa

Danh sách nhóm theo các bước sóng điện từ chủ yếu

Chú thích sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhTết Đoan ngọĐặc biệt:Tìm kiếmThích Minh TuệCleopatra VIIĐài Truyền hình Việt NamLương Tam QuangThích Chân QuangTô LâmGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFAViệt NamCâu chuyện hoa hồngCarlos AlcarazSơn Tùng M-TPDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanGiải vô địch bóng đá châu ÂuĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách phim điện ảnh DoraemonMã MorseBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBộ Công an (Việt Nam)Alexander ZverevThích-ca Mâu-niHuy ĐứcVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁTrần Quốc TỏThu HiềnHồ Chí MinhCâu chuyện của hoa hồngNguyễn Duy NgọcLoạn luânLGBTBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Angela Phương TrinhNguyễn Phú TrọngThể loại:Phim Hàn QuốcQuần đảo Hoàng Sa