Vó ngựa trời Nam

Vó ngựa trời Nam là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do NSƯT Lê Cung Bắc làm đạo diễn.[1] Phim lấy nguyên mẫu từ cuộc đời của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, nhà quân sựnhà thơ nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ.[2] Phim được chuyển thể từ hai tác phẩm Thi tướng chiến khu xanh của nhà văn Nguyên HùngThơ văn Huỳnh Văn Nghệ.[2] Phim phát sóng vào lúc 20h45 từ thứ 5 đến Chủ Nhật hàng tuần bắt đầu từ ngày 27 tháng 3 năm 2010 và kết thúc vào ngày 29 tháng 4 năm 2010 trên kênh HTV7.[3]

Vó ngựa trời Nam
Thể loạiLịch sử
Chiến tranh
Tình cảm
Định dạngPhim truyền hình
Kịch bảnPhạm Thùy Nhân
Đạo diễnNSƯT Lê Cung Bắc
Diễn viênHuỳnh Đông
Thạch Kim Long
Tấn Hưng
Khương Thịnh
Bích Hằng
Mai Văn Hiệp
Lê Phương
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số tập37
Sản xuất
Thời lượng45 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtHãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Trình chiếu
Kênh trình chiếuHTV7
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
Phát sóng27 tháng 3 năm 2010 – 29 tháng 4 năm 2010

Nội dung

sửa

Vó ngựa trời Nam xoay quanh câu chuyện cuộc đời của nhà thơ, nhà quân sự Huỳnh Văn Nghệ, được bắt đầu từ những năm tháng tuổi thơ đầy vất vả. Vốn xuất thân trong gia cảnh nghèo khó nhưng Huỳnh Văn Nghệ lại học rất giỏi, là học sinh duy nhất của Trường Mỹ Lộc (Bình Dương) được nhận học bổng vào Trường Pétrus Ký Sài Gòn. Trong thời gian học tại Pétrus Ký, Tám Nghệ (Huỳnh Văn Nghệ) đã sớm làm quen với Chủ nghĩa Cộng sản. Ra trường, ông tiếp tục tham gia các hoạt động cách mạng. Thời gian ở Bangkok (Thái Lan), Huỳnh Văn Nghệ đã cùng với nhóm Việt kiều yêu nước tổ chức tờ báo Hồn Cố Hương. Ông là cây viết chủ lực với bút danh Thanh Kiếm Thần, kêu gọi mọi người ủng hộ Việt Minh đứng lên chống lại quân xâm lược Pháp - Nhật. Tại Sài Gòn, Huỳnh Văn Nghệ gia nhập Ủy ban Kháng chiến Nam bộ do Trần Văn Giàu lãnh đạo.[4]

Với đầu óc già dặn của một nhà chính trị, tài thao lược của một nhà quân sự và tâm hồn lãng mạn của một thi sĩ, Huỳnh Văn Nghệ đã thu phục được một số tổ chức riêng lẻ, tự phát tập hợp thành một lực lượng thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; biến Tân Uyên nói riêng và cả miền Đông nói chung trở thành một căn cứ cách mạng vững chắc, để từ đó quân dân miền Đông có những trận đánh "xuất quỷ nhập thần", khiến thực dân Pháp và bọn tay sai phải kiêng nể, khiếp sợ. Biệt danh Huỳnh Văn Nghệ - "Hùm xám miền Đông" cũng bắt đầu nổi lên từ đó…[2][5]

Diễn viên

sửa

Và một số diễn viên khác...

Giải thưởng

sửa
NămGiải thưởngHạng mục(Người) đề cửKết quảTham khảo
2010Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 30Phim truyền hìnhGiải vàng[7]
Nam diễn viên truyền hìnhHuỳnh ĐôngĐoạt giải
Quay phim xuất sắc nhấtNguyễn Thanh PhúcĐoạt giải
Giải Cánh diềuPhim truyện truyền hìnhCánh diều bạc[8]
Nam diễn viên chính xuất sắcHuỳnh ĐôngĐoạt giải
Đạo diễn xuất sắcNSƯT Lê Cung BắcĐoạt giải
2011HTV AwardsNam diễn viên chính được yêu thích nhấtHuỳnh ĐôngĐề cử[9][10]
Nam diễn viên phụ được yêu thích nhấtThạch Kim LongĐề cử
Nữ diễn viên phụ được yêu thích nhấtLê PhươngĐề cử

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hương Nhu (27 tháng 3 năm 2010). “Lê Cung Bắc dặm trường Vó ngựa trời Nam”. Người lao động. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b c Như Hoa (26 tháng 3 năm 2010). “Vó ngựa trời Nam - Tái hiện cuộc đời "Thi tướng rừng xanh". Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Minh Tuyền (30 tháng 3 năm 2010). "Vó ngựa trời Nam". Thanh Niên. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Hương Nhu (17 tháng 4 năm 2010). “Cuốn theo Vó ngựa trời Nam”. Người lao động. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Kathy (5 tháng 6 năm 2010). “(THVL) Vó ngựa trời Nam”. THVL.vn. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Minh Đức (16 tháng 6 năm 2008). “Huỳnh Đông dồn sức cho Vó ngựa trời Nam”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ “Bế mạc Liên hoan THTQ lần thứ 30: Vinh danh 37 giải Vàng”. truyenhinhnghean.vn. 26 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ Dạ Trầm (16 tháng 3 năm 2011). “Đạo diễn Lê Cung Bắc cùng "Vó ngựa trời Nam" đoạt nhiều giải thưởng...”. Báo Bình Dương. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ Lệ Quyên (17 tháng 2 năm 2011). “Giải thưởng HTV Awards vào giai đoạn nước rút”. Hànộimới. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Hiền Nhi (5 tháng 4 năm 2011). “Hòa Hiệp đoạt "cú đúp" tại HTV Awards 2011”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Thích Minh TuệĐặc biệt:Tìm kiếmGiải vô địch bóng đá châu ÂuBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Ngày của ChaĐài Truyền hình Việt NamCleopatra VIIĐội tuyển bóng đá quốc gia Hà LanHà LanSloveniaĐinh Tiến DũngĐội tuyển bóng đá quốc gia SloveniaĐội tuyển bóng đá quốc gia SerbiaVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Wout WeghorstViệt NamKorapat KirdpanĐội tuyển bóng đá quốc gia Ba LanĐội tuyển bóng đá quốc gia Đan MạchBa LanĐội tuyển bóng đá quốc gia AnhMemphis DepayGiải vô địch bóng đá thế giới 2022Robert LewandowskiErling HaalandSerbiaAlbaniaLamine YamalCửu Long Thành Trại: Vây thànhTô LâmBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCristiano RonaldoGiải vô địch bóng đá châu Âu 2004TempestDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh Conan