Trống cáinhạc cụ bộ gõ, chi gõ, không định âm, có kích thước lớn, xuất hiện ở khắp Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Dù ở đồng bằng hay miền núi người ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái. Nó không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ mà đã trở thành một dụng cụ thông tin trong trường học, quân đội, lễ hội... từ xưa đến nay.

Trống lệnh dùng trong quân đội thời Tây Sơn

Cấu tạo sửa

Loại trống này có hình trụ khum với hai mặt trống bịt da trâu, bò có đường kính từ 50, 60 cm trở lên. Tang trống bằng gỗ, thân trống có một quai xách để treo trống. Nếu không sử dụng quai này người ta có thể đặt trống trên giá gỗ hay kim loại[1].

Trống cái không có kích thước chuẩn mực, loại trống nào người ta thấy có đường kính từ 50 cm trở lên thì có thể gọi là trống cái (trống lớn) để phân biệt với loại trống nhỏ có kích thước trung bình và loại trống nhỏ (dùng làm đồ chơi như trống bỏi.

Âm thanh sửa

Âm thanh trống trầm và vang xa. Người ta có thể dùng một hoặc hai dùi gỗ để đánh trống (tùy theo tính chất của công việc). Cách đánh trống có nhiều cách: đánh giữa mặt trống, rìa mặt trống hay tang trống,... Mỗi cách đều tạo âm sắc riêng. Có thể đánh nhanh hoặc chậm tùy trường hợp.

Tranh Đông Hồ vẽ cảnh múa lân, các nhân vật trong tranh sử dụng một số nhạc cụ Việt Nam như trống cái, kèn bầu, thanh la

Sử dụng sửa

Là nhạc cụ hòa tấu dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng, trong biểu diễn nghệ thuật và thông tin trong cộng đồng (báo động, điểm giờ, cổ động...). Nghi lễ đánh trống khai giảng năm học mới đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam ngày nay.

Vào thế kỷ 1516 trống cái đã xuất hiện trong các dàn nhạc như Đường thượng chi nhạcNhã nhạc. Đến thế kỷ 18 người ta nhận thấy sự có mặt của nó trong dàn nhạc lễ và trong các ban nhạc sân khấu như tuồng, chèo để tạo không khí kịch tính. Tại Tây Nguyên, trống cái tham gia hòa tấu với dàn nhạc cồng chiêng, còn ở Tây Bắc nó xuất hiện trong đám múa sư tử, điệu xòe hoa (của người Thái).

Chú thích sửa

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhThích Minh TuệTrịnh Văn Quyết (quân nhân)Nguyễn Duy NgọcĐặc biệt:Tìm kiếmLương Tam QuangVăn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)LGBTLương CườngTô LâmLê Minh HưngThích Chân QuangBộ Công an (Việt Nam)Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamKylian MbappéChủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamHuy ĐứcTô Ân XôĐài Truyền hình Việt NamCleopatra VIITrần Quốc TỏGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Angela Phương TrinhViệt NamHoliMinh Đăng QuangThích-ca Mâu-niMinecraftReal Madrid CFUEFA Champions LeagueDanh sách phim điện ảnh DoraemonTF EntertainmentToni KroosBộ Quốc phòng (Việt Nam)Carlo AncelottiDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam