Trường ca Sông Lô

Trường ca Sông Lô được nhạc sĩ Văn Cao viết sau chiến thắng sông Lô năm 1947. Đây là bản trường ca được nhiều người đánh giá là một đỉnh cao ghi dấu sự trưởng thành của nền tân nhạc non trẻ của Việt Nam ở thời điểm tiếp thu một các sáng tạo âm nhạc Tây phương và giữ gìn truyền thống âm nhạc Việt Nam.

"Sông Lô"
Bài hát của Quang Thọ, Ánh Tuyết, Lê L)Dung, Trọng Tấn
Thể loạiNhạc đỏ
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Tên khácTrường ca Sông Lô
Năm sáng tác1947
Nhạc sĩVăn Cao

Hoàn cảnh ra đời sửa

Sông Lô, đoạn chảy qua Phú Thọ

Tháng 10 năm 1947, Văn Cao được cử lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Đúng lúc đó quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, tấn công Việt Bắc. Trên đường đi kháng chiến, Văn Cao qua Phú Thọ, rồi men theo dọc bờ sông Lô để tìm đường lên Chiến khu Việt Bắc.[1]

Ngày 24 tháng 10 năm 1947, bộ đội pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã chiến thắng trận Đoan Hùng trên sông Lô: bắn cháy 2 tàu chiến và bắn hỏng 2 chiếc tàu chiến khác của Pháp, tiêu diệt hàng trăm lính Pháp, cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải thủy theo đường sông Lô của Pháp. Buộc Pháp phải tiếp tế cho cánh quân của họ ở Tuyên Quang bằng đường không (thả dù) và phải cho quân rút lui khỏi Việt Bắc. Khi thua trận phải rút chạy quân Pháp đã cướp bóc, tàn phá và đốt trụi các làng xóm dọc hai bờ sông Lô.

Quân Pháp vừa rút đi thì cũng là lúc Văn Cao đi ngược dòng Lô giang, trên đường đi ông đã tận mắt thấy các cảnh: xóm làng bị đốt trụi "nền nhà trơ than xám", cảnh "thây giặc trôi trở về ngập bờ", cảnh dân đôi bờ hân hoan chiến thắng, bắt tay vào dựng lại xóm làng, cảnh "đoàn quân thời chinh chiến" trên đường chiến thắng trở về chiến khu, cảnh dòng sông bao la hùng vĩ, chảy về xuôi.

Khi lên tới chiến khu, Văn Cao đã tìm gặp người sĩ quan pháo binh Doãn Tuế, vừa tham gia chỉ huy các trận đánh: Khoan Bộ (tại hai xã Phương Khoan (Lập Thạch) và Bình Bộ (Phù Ninh)), Đoan Hùng (tại xã Chí Đám (Đoan Hùng)) và Khe Lau (Yên Sơn, Tuyên Quang) trong chuỗi chiến thắng sông Lô,[2][3] để nghe kể lại diễn biến trận đánh. Doãn Tuế đã dẫn Văn Cao đi dọc bờ sông nơi chiến trường vừa im tiếng pháo, và qua lời kể của Doãn Tuế cảm hứng cho giai điệu bản trường ca ra đời. Trường ca sông Lô được Văn Cao sáng tác rất nhanh và đăng báo Văn nghệ số tháng 3 năm 1948.

Đánh giá và ảnh hưởng sửa

  • Nhạc sĩ Phạm Duy có nói về Trường ca Sông Lô trong hồi ký của mình:
Bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao là một tác phẩm vĩ đại. Thằng bạn này vẫn là một kẻ khai phá. Nó là cha đẻ của loại trường ca. Về hình thức, bài của nó chẳng thua gì bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương. Nét nhạc của trường ca rất mạnh khỏe, rất tươi sáng. Nhịp điệu vô cùng phong phú với những chuyển đoạn rất tài tình. Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc...

Phạm Duy cho rằng:

"Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung".[4]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Xem bài "Nhớ nhạc sĩ Văn Cao" trên trang Văn nghệ báo Sức khỏe đời sống điện tử.[liên kết hỏng]
  2. ^ Chiến thắng Sông Lô
  3. ^ “xem bài "Kỷ niện 60 năm chiến thắng sông Lô". Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ Nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Duy và cảm xúc về nhạc sĩ Văn Cao

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhLương CườngLê Minh HưngTrương Thị MaiBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐặc biệt:Tìm kiếmTô LâmNguyễn Hà PhanLê Minh HươngLương Tam QuangNguyễn Trọng NghĩaThích Chân QuangBùi Thị Minh HoàiBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhan Văn GiangPhan Đình TrạcTrần Quốc TỏChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLê Thanh Hải (chính khách)Đài Truyền hình Việt NamNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhĐỗ Văn ChiếnCleopatra VIIViệt NamTrần Cẩm TúTrần Thanh MẫnTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamPhạm Minh ChínhNguyễn Duy NgọcThích-ca Mâu-niLê Minh Hùng (Hà Tĩnh)Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamChiến dịch Điện Biên PhủBộ Công an (Việt Nam)Đặc biệt:Thay đổi gần đây