Tiếng Geʽez (ግዕዝ, Gəʿəz [ɡɨʕɨz]; cũng được chuyển tự là Giʻiz), đôi khi gọi là tiếng Ethiopia Cổ điển, là một ngôn ngữ Nam Semit đã tuyệt chủng. Ngôn ngữ này bắt nguồn từ miền nam Eritrea và miền bắc Ethiopia tại Sừng châu Phi. Nó sau đó trở thành ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Aksum.

Tiếng Ge'ez
ግዕዝ Gəʿəz
Phát âm[ɡɨʕɨz]
Sử dụng tạiEritrea, Ethiopia
Mất hết người bản ngữ vàoTrong khoảng thế kỷ 10[1] tới khoảng thế kỷ 14.[2]
Hiện vẫn được dùng như ngôn ngữ phụng vụ.[3]
Phân loạiPhi-Á
Hệ chữ viếtChữ Ge'ez
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Ethiopia, Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Eritrea, Giáo hội Công giáo Ethiopia,[3] Giáo hội Công giáo EritreaBeta Israel[4]
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2gez
ISO 639-3gez
Glottologgeez1241[5]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Hình vẽ Maria Đồng trinh với con trai, từ một bản thảo Ge'ez của Weddasé Māryām, khoảng 1875.

Ngày nay, tiếng Ge'ez chỉ còn là ngôn ngữ dùng trong phụng vụ của Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Ethiopia, Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Eritrea, Giáo hội Công giáo Ethiopia, Giáo hội Công giáo Eritrea, và cộng đồng Do Thái Beta Israel. Tuy vậy, tiếng Amhara (lingua franca chính của Ethiopia) và tiếng Tigrinya (tại Eritrea) vài chỗ cũng được dùng thay thế. Tiếng Tigrinya và tiếng Tigre là hai sinh ngữ có quan hệ gần nhất với tiếng Ge'ez.[6] Các nhà ngôn ngữ không cho rằng tiếng Ge'ez là ngôn ngữ tiền thân của các ngôn ngữ Semit Ethiopia hiện đại, mà chỉ là hậu thân của một ngôn ngữ phân tách sớm từ tiếng Semit Ethiopia nguyên thủy,[7] và do đó có thể được xem là ngôn ngữ chị em của tiếng Tigre và Tigrinya.[8] Những chuyên gia như Amsalu Aklilu đã chỉ ra số lớn danh từ mà tiếng Amhara mượn tiếng Ge'ez mà về ngữ âm vẫn không đổi và thậm chí cách viết cũng đồng nhất.[9]

Ngữ âm sửa

Nguyên âm sửa

  • a /æ/ < Semit nguyên thủy *a; sau đó trở thành e
  • u /u/ < Semit nguyên thủy *ū
  • i /i/ < Semit nguyên thủy *ī
  • ā /aː/ < Semit nguyên thủy *ā; sau đó trở thành a
  • e /e/ < Semit nguyên thủy *ay
  • ə /ɨ/ < Semit nguyên thủy *i, *u
  • o /o/ < Semit nguyên thủy *aw

Cũng được chuyển tự là ä, ū/û, ī/î, a, ē/ê, e/i, ō/ô.

Phụ âm sửa

Chuyển tự sửa

Ge'ez is transliterated according to the following system:

chuyển tự.hlmśrsshbtnʾ
Chữ Ge'ez
Chuyển tự.kwʿzydgfp
Chữ Ge'ez

Vì tiếng Ge'ez không còn là ngôn ngữ nói, cách phát âm một vài phụ âm không hoàn toàn chắc chắn.

Âm vị phụ âm tiếng Ge'ez sửa

Các phụ âm
MôiRăngVòmNgạc mềm, Lưỡi gàYết hầuThanh hầu
thườngcạnh lưỡithườngmôi hóa
Mũimn
Tắcvô thanhptkʔ ⟨’⟩
hữu thanhbdɡɡʷ
tống ra ⟨p̣⟩ ⟨ṭ⟩ ⟨ḳ⟩kʷʼ ⟨ḳʷ⟩
Tắc xáttống rat͡sʼ ⟨ṣ⟩
Xátvô thanhfsɬ? ⟨ś⟩χ? ⟨ḫ⟩ħ ⟨ḥ⟩h
hữu thanhzʕ ⟨‘⟩
tống raɬʼ? ⟨ḍ⟩
Rungr
Tiếp cậnlj ⟨y⟩w

Chú thích sửa

  1. ^ Evans De Lacy O'Leary, 2000 Comparative grammar of the Semitic languages. Routledge. p. 23.
  2. ^ Gene Gragg 1997. The Semitic Languages. Taylor & Francis. Robert Hetzron ed. ISBN 978-0-415-05767-7.
  3. ^ a b "No longer in popular use, Ge'ez has always remained the language of the Church", [CHA]
  4. ^ "They read the Bible in Geez" (Leaders and Religion of the Falashas); "after each passage, recited in Geez, the translation is read in Kailina" (Festivals). [PER]. Note the publication date of this source.
  5. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Geez”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  6. ^ Bulakh, Maria; Kogan, Leonid (2010). “The Genealogical Position of Tigre and the Problem of North Ethio-Semitic Unity”. Zeitschriften der Deutschen Morgenländischen Gesellschaft. 160 (2): 273–302.
  7. ^ Connell, Dan; Killion, Tom (2010). Historical Dictionary of Eritrea (ấn bản 2). Scarecrow Press. tr. 508. ISBN 978-0-8108-7505-0.
  8. ^ Haarmann, Harald (2002). Lexikon der untergegangenen Sprachen [Lexicon of extinct languages] (bằng tiếng Đức) (ấn bản 2). C. H. Beck. tr. 76. ISBN 978-3-406-47596-2.
  9. ^ Amsalu Aklilu, Kuraz Publishing Agency, ጥሩ የአማርኛ ድርሰት እንዴት ያለ ነው! p. 42

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhLương CườngLê Minh HưngTrương Thị MaiBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐặc biệt:Tìm kiếmTô LâmNguyễn Hà PhanLê Minh HươngLương Tam QuangNguyễn Trọng NghĩaThích Chân QuangBùi Thị Minh HoàiBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhan Văn GiangPhan Đình TrạcTrần Quốc TỏChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLê Thanh Hải (chính khách)Đài Truyền hình Việt NamNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhĐỗ Văn ChiếnCleopatra VIIViệt NamTrần Cẩm TúTrần Thanh MẫnTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamPhạm Minh ChínhNguyễn Duy NgọcThích-ca Mâu-niLê Minh Hùng (Hà Tĩnh)Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamChiến dịch Điện Biên PhủBộ Công an (Việt Nam)Đặc biệt:Thay đổi gần đây