Sinh vật kị khí

Sinh vật yếm khí hay sinh vật kỵ khí là các sinh vật không cần cung cấp oxy cho sự tăng trưởng. Nó có thể phản ứng tiêu cực hoặc thậm chí tử vong nếu oxy hiện diện.

Xác định Vi khuẩn hiếu khí và yếm khí bằng cách cấy trong ống nghiệm chứa nước thioglycollate:
1: Hiếu khí bắt buộc cần oxy vì không thể lên men hoặc hô hấp kỵ khí, tụ tập ở đầu ống có nồng độ oxy cao nhất.
2: Yếm khí bắt buộc bị nhiễm độc bởi oxy, tập trung ở đáy ống có nồng độ oxy thấp nhất.
3: Yếm khí tuỳ ý có thể phát triển có hoặc không có oxy, tập trung chủ yếu ở đầu vì hô hấp hiếu khí tạo ra ATP nhiều hơn lên men hoặc hô hấp kỵ khí.
4: Sinh vật hiếu khí chuộng ít cần oxy vì không thể lên men hoặc hô hấp kỵ khí. Tuy nhiên, chúng đang bị đầu độc bởi nồng độ oxy cao, nên tập trung ở phần trên của ống nghiệm nhưng không phải trên đỉnh.
5: Yếm khí không bắt buộc không cần oxy cho chuyển hóa năng lượng kỵ khí. Tuy nhiên chúng không bị nhiễm độc bởi oxy, có thể sống trải đều khắp ống nghiệm.

Một sinh vật kỵ khí có thể là đơn bào, như các sinh vật đơn bào [1], vi khuẩn [2], hoặc đa bào [3].

Phân loại sửa

Theo mục đích thực tế để phân loại, có ba loại yếm khí:

Chuyển hóa năng lượng sửa

Các sinh vật yếm khí bắt buộc có thể sử dụng men hoặc hô hấp yếm khí. Các sinh vật yếm khí không bắt buộc không sử dụng men. Các sinh vật yếm khí tuỳ ý hô hấp hiếu khí, khi không có oxy thì sử dụng men hoặc hô hấp yếm khí.

Trong chuyển hóa dùng men có rất nhiều phản ứng men yếm khí. Sinh vật yếm khí dùng men thì chủ yếu sử dụng lên men đường thành acid lactic:

C6H12O6 + 2 ADP + 2 phosphate → 2 acid lactic + 2 ATP

Năng lượng giải phóng trong phản ứng này là khoảng 150 kJ mỗi mol, được bảo tồn trong việc tái tạo hai ATP từ ADP mỗi glucose. Đây chỉ là 5% năng lượng trên một phân tử đường có phản ứng hiếu khí điển hình tạo ra.

Thực vậtnấm (ví dụ, các nấm men) nói chung sử dụng lên men rượu (ethanol) khi oxy trở nên hạn chế:

C6H12O6 (glucose) + 2 ADP + 2 phosphate → 2 C2H5OH + 2 CO2↑ + 2 ATP

Năng lượng giải phóng là khoảng 180 kJ mỗi mol, được bảo tồn trong việc tái tạo hai ATP từ ADP mỗi glucose.

Vi khuẩn yếm khí và vi khuẩn cổ sử dụng những phương cách này, và nhiều cách dùng men khác, ví dụ, quá trình lên men axit propionic, quá trình lên men axit butyric, lên men dung môi, lên men axit hỗn hợp, lên men butanediol, lên men Stickland, acetogenesis, hoặc khí methan.

Các dạng hô hấp sửa

Các dạng hô hấp theo mức oxy hóa khử[6]
Loại hô hấpSinh vậtNhận điện tửSản phẩm phản ứngEo [V]Ví dụ sinh vật
Hô hấp hiếu khíHiếu khí bắt buộc và tuỳ ýOxygen O2H2O + CO2+ 0,82Eukaryote
Hô hấp nitrateVi khuẩn hiếu khí tuỳ ýNitrate NO3-Nitrite NO2-+ 0,75Paracoccus denitrificans, E. coli
Khử manganVi khuẩn yếm khí tuỳ ý hoặc bắt buộcMangan Mn (IV)Mn (II)+ 0,41Desulfuromonadales, Desulfovibrio
Hô hấp sắtVi khuẩn hiếu khí tuỳ ý, vi khuẩn yếm khí bắt buộcSắt Fe (III)Fe (II)+ 0,15Geobacter, Geothermobacter, Geopsychrobacter, Pelobacter carbinolicus, P. acetylenicus, P. venetianus, desulfuromonadales, Desulfovibrio
Khử CobaltVi khuẩn yếm khí tuỳ ý hoặc bắt buộcCobalt Co (III)Co (II)Geobacter sulfurreducens
Khử TechnetiVi khuẩn yếm khí tuỳ ý hoặc bắt buộcTecneti Tc (VII)Geobacter sulfurreducens, Geobacter metallireducens
Khử UraniVi khuẩn yếm khí tuỳ ý hoặc bắt buộcUrani U (VI)U (IV)Geobacter metallireducens, Shewanella putrefaciens, (Desulfovibrio)
FumarateVi khuẩn hiếu khí tuỳ ýFumarateSuccinate+ 0.03Escherichia coli
Hô hấp Sulfate (khử sulfate)Vi khuẩn yếm khí bắt buộcSulfate SO42-Sulphide HS-- 0.22Desulfobacter latus, Desulfovibrio
Hô hấp Methane (Hô hấp carbonat)Vi sinh methanogenic và vi khuẩn yếm khí bắt buộc: MethanogenCarbon dioxide CO2Methane CH4- 0.25Methanothrix thermophila
Hô hấp lưu huỳnh (Khử lưu huỳnh)Vi khuẩn hiếu khí tùy nghi và vi khuẩn yếm khí bắt buộcSulphur S0Sulphide HS-- 0.27Desulfuromonadales
Acetogenesis (Hô hấp carbonat)Homoacetogene và vi khuẩn yếm khí bắt buộcCarbon dioxide CO2Acetate- 0.30Acetobacterium woodii
Khử TCAVi khuẩn yếm khí tuỳ ý hoặc bắt buộcTCA trichloroaceticDichloroaceticTrichlorobacter (Geobacteraceae)

Sinh vật đa bào sửa

Sinh vật đa bào phức tạp mà không cần đến oxy được cho là hiếm, tuy nhiên có những sinh vật như vậy.

Ít nhất ba loài đã được phát hiện trong nước siêu mặn thiếu oxy ở bồn L'Atalante ở đáy Địa Trung Hải vào năm 2010. Chúng chuyển hóa với hydro, thiếu ty thể và thay vào đó sử dụng hydrogenosome.

Một số sinh vật chuyển hóa chủ yếu sử dụng glycogen, ví dụ như rươi (Nereididae) và một số giun nhiều tơ (Polychaete), hoặc ấu trùng ký sinh trùng Trichinella spiralis (giun thịt lợn)[7].

Một số ứng dụng đặc biệt sửa

Công nghệ vi sinh sửa

Lên men rượu sử dụng các nấm men lên men rượu (ethanol) trong chế biến rượu.

Lên men nước mắm sử dụng các nấm men chịu mặn, vốn ký sinh trong ruột cá, chuyển đổi cá ra amino acid.

Xử lý ô nhiễm phóng xạ urani sửa

Những nghiên cứu của trường Đại học Columbia (Hoa Kỳ) cho thấy các vi khuẩn yếm khí hô hấp theo dạng khử Urani U(VI) như Tshewanella oneidensis, Shewanella putrefaciens,... thực hiện thu thập urani vào cơ thể. Trong đời sống tự nhiên, chúng liên kết thành các tập đoàn không bền vững có cấu trúc giống như những chuỗi hạt dài cỡ 5 mm, và các chuỗi thì liên kết với nhau thành mạng.

Khi vi khuẩn chết đi, urani chuyển hóa ra UO2 không tan trong nước, còn cơ thể vi khuẩn thì thành màng bọc. Kết quả là urani được tập trung lại, và điều này tạo thuận lợi cho tách lọc urani trong xử lý ô nhiễm phóng xạ.[8]

Chỉ dẫn sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Upcroft P, Upcroft JA. Drug Targets and Mechanisms of Resistance in. p. 150–164. PMID 11148007.
  2. ^ Levinson W. (2010). Review of Medical Microbiology and Immunology (11th ed.). McGraw-Hill. p. 91–93. ISBN 978-0-07-174268-9.
  3. ^ Danovaro R; Dell'anno A; Pusceddu A; Gambi C; et al. (2010). The first metazoa living in permanently anoxic conditions. BMC Biology 8 (1): 30. PMID 20370908.
  4. ^ Prescott LM, Harley JP, Klein DA (1996). Microbiology (3rd ed.). Wm. C. Brown Publishers. pp. 130–131. ISBN 0-697-29390-4.
  5. ^ a b Hogg S. (2005). Essential Microbiology (1st ed.). Wiley. pp. 99–100. ISBN 0-471-49754-1.
  6. ^ Johannes Ottow: Mikrobiologie von Böden. Biodiversität, Ökophysiologie und Metagenomik. Springer Verlag, Berlin 2011, ISBN 978-3-642-00823-8, p. 56.
  7. ^ Roberts L.S., John Janovay (2005). Foundations of Parasitology (7th ed.). New York: McGraw-Hill. p. 405–407.
  8. ^ Xử lý ô nhiễm phóng xạ urani bằng vi khuẩn. Lưu trữ 2015-10-06 tại Wayback Machine 123tailieu.com. Truy cập 01/10/2015.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhTết Đoan ngọĐặc biệt:Tìm kiếmThích Minh TuệCleopatra VIIĐài Truyền hình Việt NamLương Tam QuangThích Chân QuangTô LâmGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFAViệt NamCâu chuyện hoa hồngCarlos AlcarazSơn Tùng M-TPDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanGiải vô địch bóng đá châu ÂuĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách phim điện ảnh DoraemonMã MorseBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBộ Công an (Việt Nam)Alexander ZverevThích-ca Mâu-niHuy ĐứcVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁTrần Quốc TỏThu HiềnHồ Chí MinhCâu chuyện của hoa hồngNguyễn Duy NgọcLoạn luânLGBTBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Angela Phương TrinhNguyễn Phú TrọngThể loại:Phim Hàn QuốcQuần đảo Hoàng Sa