Nhiễm sắc thể thường

Một nhiễm sắc thể thường (tiếng Anh: autosome) là một nhiễm sắc thể mà không phải là một nhiễm sắc thể giới tính.[1] Các nhiễm sắc thể của một cặp nhiễm sắc thể thường trong một tế bào lưỡng bội luôn đồng dạng, không giống như ở trong các cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể có cấu trúc khác nhau. DNA trong nhiễm sắc thể thường thì nói chung được biết đến với tên gọi atDNA hoặc auDNA (autosome DNA).[2]

Ví dụ, con người có một bộ gen lưỡng bội thường gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính (tổng cộng 46 nhiễm sắc thể). Các cặp nhiễm sắc thể thường được ký hiệu bằng số (1–22 ở người) đại khái theo thứ tự kích cỡ, trong khi đó nhiễm sắc thể giới tính được ký hiệu bằng chữ cái.[3] Cặp nhiễm sắc thể giới tính bao gồm hai nhiễm sắc thể X ở con cái hoặc một X và một Y ở con đực. (Các dạng kết hợp bất thường như XYY, XXY, XXX, XXXX, XXXXX hay XXYY, trong số những dạng kết hợp nhiễm sắc thể giới tính khác, được ghi nhận có xảy ra và thường gây ra các bất thường trong phát triển.)

Nhiễm sắc thể thường vẫn chứa các gen quyết định giới tính mặc dù chúng không phải nhiễm sắc thể giới tính. Ví dụ, gen SRY trên nhiễm sắc thể Y mã hóa thành phần phiên mã TDF và là tối quan trọng đối với việc quyết định giới tính đực trong quá trình phát triển. TDF hoạt động bằng cách kích hoạt gen SOX9 trên nhiễm sắc thể 17, vậy nên đột biến gen SOX9 có thể khiến con người với nhiễm sắc thể Y phát triển thành nữ.[4]

Kiểu hình của nhiễm sắc thể ở người
Nữ (XX)Nam (XY)
Có hai bản sao của mỗi nhiễm sắc thể thường (nhiễm sắc thể 1–22) ở cả nam và nữ. Nhiễm sắc thể giới tính thì khác: Có hai bản sao nhiễm sắc thể X ở nữ, nhưng nam chỉ có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Griffiths, Anthony J. F. (1999). rid=iga.section.222 An Introduction to genetic analysis Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). New York: W.H. Freeman. ISBN 0-7167-3771-X.
  2. ^ “Autosomal DNA”. Truy cập 17 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ “Resources”. Genetics Home Reference. Truy cập 17 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ Foster, Jamie W., et al. "Campomelic dysplasia and autosomal sex reversal caused by mutations in an SRY-related gene." Nature 372.6506 (1994): 525–529.
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhThích Minh TuệGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Đặc biệt:Tìm kiếmGiải vô địch bóng đá châu ÂuGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFAScotlandCleopatra VIIĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcĐội tuyển bóng đá quốc gia ScotlandĐài Truyền hình Việt NamHạnh đầu đàViệt NamThích Chân QuangTô LâmVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004Danh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanMưa đáLá cờ cầu vồng (LGBT)Lưu Diệc PhiLương Tam QuangCửu Long Thành Trại: Vây thànhCâu chuyện hoa hồngThể loại:Phim Hàn QuốcThích-ca Mâu-niViệt Nam Cộng hòaCristiano RonaldoMã MorseCúp bóng đá Nam MỹJulian NagelsmannHồ Chí MinhĐặc biệt:Thay đổi gần đâyGiải vô địch bóng đá thế giớiBộ Công an (Việt Nam)LGBTToni Kroos