Nguyễn Văn Sâm

Nguyễn Văn Sâm (27 tháng 9 năm 1898 -10 tháng 10 năm 1947) là một nhà báo và chính khách Việt Nam. Ông được vua Bảo Đại đề cử làm khâm sai Nam Kỳ thời Đế quốc Việt Nam, đại diện triều đình Huế ở miền Nam sau khi Liên bang Đông Dương của Pháp bị Đế quốc Nhật Bản đảo chánh tước quyền.

Nguyễn Văn Sâm

Thân thế sửa

Ông quê ở Bang Long, tỉnh Sóc Trăng, có tiếng thông minh học giỏi từ nhỏ. Nguyễn Văn Sâm sau theo học Trường Công chánh (École des Travaux Publics) ở Hà Nội. Ông lấy vợ nhà giàu, Vương Hồng Sển ghi là hạng tỉ phú.[1]

Nghiệp làm báo sửa

Tên của Nguyễn Văn Sâm được biết đến đầu tiên trong làng báo chí với bài vở đóng góp trên báo La Tribune Indigène của Nguyễn Phú Khai rồi làm chủ nhiệm báo Đuốc Nhà Nam (tiếng Pháp: Flambeau d'Annam) nơi ông hoạt động với Bùi Quang ChiêuĐảng Lập hiến Đông Dương.[1] Năm 1937 Nguyễn Văn Sâm nhân danh Hội trưởng Nghiệp đoàn báo giới Nam Kỳ (tiếng Pháp: Amicale des Journalistes Annamites de Cochinchine, viết tắt AJAC) ra Hà Nội họp Hội nghị báo giới Bắc Kỳ.[2] Sau đó ông ra tranh cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ và đắc cử nhưng vì lập trường chống Pháp ông bị bắt giam lỏng ở Sóc Trăng[1] năm 1939 sau khi nhà chức trách Pháp mở cuộc truy lùng lục soát trụ sở của AJAC vào tháng 10 năm 1939 và ra lệnh đình chỉ hoạt động của hội này.[3]

Hoạt động chính trị sửa

Từ trước năm 1945 Nguyễn Văn Sâm đã tham gia lập ra Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Có một thời ông hoạt động với bí danh Dương Sĩ Kỳ.[4]

Khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945 và Thủ tướng Trần Trọng Kim nhân danh vua Bảo Đại đứng ra lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam thì Nguyễn Văn Sâm được chọn là khâm sai Nam Kỳ theo dụ 108,[5] tức đại diện của nhà vua ở miền Nam kể từ ngày 14 tháng 8.[6] Phe cộng sản thì tổ chức chống đối, kêu gọi tẩy chay việc đón tiếp vị khâm sai ở Sài Gòn.[7] Chỉ được 10 ngày thì vua Bảo Đại thoái vị, Nguyễn Văn Sâm phải trao quyền lại cho lực lượng Việt Minh[8] của Lâm ủy hành chánh Trần Văn Giàu. Tuy nhiên thực dân Pháp mở cuộc tái chiếm Nam Kỳ bằng võ lực vào tháng 9, 1945 khiến Nguyễn Văn Sâm cùng Chủ tịch Hội đồng Nam Kỳ Trần Văn Ân, Phó Khâm sai Hồ Văn Ngà và Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn Kha Vạng Cân phải rút lui khỏi thành phố và lập Ủy ban Phong toả Sài Gòn-Chợ Lớn để cố cầm chân quân đội Pháp.[4][9]

Sang năm 1946 ông đại diện Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng đến họp ở Bà Quẹo, ngoại ô Sài Gòn vào ngày 20 tháng 4 để cùng các đảng phái và đoàn thể tôn giáo khác ở Nam Kỳ lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp hầu tranh thủ với đảng Cộng sản Việt Nam trong việc chống Pháp.[10]

Khi Đảng Quốc gia Độc lập suy thoái với nhiều thành viên ngã theo cộng sản[4] thì Nguyễn Văn Sâm là một trong những người sáng lập ra Đảng Dân Xã Việt Nam vào năm 1946, chủ yếu với thành phần Phật giáo Hòa Hảo; sau ông lên làm chủ tịch Đảng.[11]

Khi chính phủ Nam Kỳ Quốc của Nguyễn Văn Thinh hình thành năm 1947 thì đảng viên Dân xã Nguyễn Văn Sâm được chọn làm Đại diện Ngoại giao.[12] Ông là người đứng ra lập Mặt trận Thống nhứt Toàn quốc, tức Mặt trận Quốc gia Thống nhứt vào tháng 8 ủng hộ việc đưa cựu hoàng Bảo Đại lên thống lĩnh các lực lượng không cộng sản để đòi độc lập từ tay người Pháp.[6][13] Tuy tham chính trong chính phủ Nam Kỳ Quốc, ông cùng Tổng trưởng Thông tin Trần Văn Ân muốn thống nhất Nam Kỳ vào với TrungBắc Kỳ nên có người cho là Pháp đã cho người ám sát ông[12] trên đường Cây Mai, Chợ Lớn. Thuyết khác thì cho là lực lượng Việt Minh[4] do Nguyễn Văn TrấnCao Đăng Chiếm ra lệnh giết ông[14] vì cả hai phe, Pháp lẫn Việt Minh đều thù ghét ông.[15]

Trần Trọng Kim trong cuốn Một cơn gió bụi nhận xét Nguyễn Văn Sâm là người "ôn hòa trầm tĩnh, ngay chính và hết lòng lo việc nước".[16]

Tên của ông thời Việt Nam Cộng hòa được đặt cho một con đường[17]Sài Gòn (thay thế rue d'Ayot thời Pháp thuộc) và cây cầu "Ba cẳng" ở đường Phùng Hưng.[1] (19).Sau năm 1975 con đường Nguyễn Văn Sâm được thay tên mới là Nguyễn Thái Bình

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d "Nhớ Trường Cũ Primaire Sốc Trăng" của Vương Hồng Sển[liên kết hỏng]
  2. ^ “Việt Nam - những sự kiện lịch sử (từ năm 1930 đến năm 1940)”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
  3. ^ McHale, Shawn Frederick. Print and Power: Confucianism, Communism and Buddhism in the Making of Modern Vietnam. Honolulu, HI: University of Hawai'i Press, 2004. tr 57
  4. ^ a b c d “Tiểu sử cụ Trần Văn Ân”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ Thành tích Chính phủ Trần Trọng Kim
  6. ^ a b Nhân vật chí: Nhân vật Quốc gia
  7. ^ "Tiến tới Cách mạng tháng Tám"
  8. ^ Phía Bên Kia Cuộc Cách mạng 1945: Đế Quốc Việt Nam (3-8/1945)[liên kết hỏng]
  9. ^ “Giấc mơ lãnh tụ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
  10. ^ “Nguyễn Bình Và Mặt Trận Quốc gia Liên Hiệp”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
  11. ^ "Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên cho tới năm 1954" theo Viettide[liên kết hỏng]
  12. ^ a b Lịch sử lá cờ Quốc gia Việt Nam
  13. ^ Buttinger, Joseph. The Smaller Dragon. New York: Praeger Publishers, 1970. tr 457
  14. ^ QUỐC GIA VIỆT NAM
  15. ^ Trần Trọng Kim. Một cơn gió bụi. Chương XI tr 56
  16. ^ Trần Trọng Kim. Một cơn gió bụi. Chương XI tr 57
  17. ^ Sau năm 1975 đổi tên là đường Nguyễn Thái Bình
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhTô LâmPhan Đình TrạcTrần Cẩm TúTrần Thanh MẫnChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐặc biệt:Tìm kiếmTrần Quốc TỏLương Tam QuangBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBộ Công an (Việt Nam)Nguyễn Phú TrọngLương CườngTrần Đại QuangBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Lê Hồng AnhNguyễn Duy NgọcLễ Phật ĐảnĐài Truyền hình Việt NamViệt NamPhạm Minh ChínhNguyễn Văn NênCleopatra VIIThứ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Thích-ca Mâu-niThích Minh TuệVương Đình HuệHồ Chí MinhPhan Văn GiangVõ Văn ThưởngLê Minh HưngTạ Quang BửuMai (phim)Chủ tịch Quốc hội Việt NamDanh sách Chủ tịch nước Việt NamTô Ân XôLê Hồng Sơn (nhà cách mạng)Ali Khamenei