Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Việt Nam

Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Việt Nam hay giải hạng Nhất (tiếng Anh: V.League 2, còn có tên gọi Gold Star V.League 2 vì lý do tài trợ) là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam do Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành. Nhà tài trợ chính cho giải đấu hiện nay là Bia Sao Vàng.[1][2][3][4] Giải đấu này là hạng đấu cao thứ nhì trong hệ thống giải đấu bóng đá Việt Nam sau Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam (V.League 1).

Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam
Mùa giải hiện tại:
V.League 2 - 2023/24
Biểu trưng của giải đấu
Cơ quan tổ chứcVPF
Thành lập1990; 34 năm trước (1990)
(giải bán chuyên)
2000; 24 năm trước (2000)
(giải chuyên nghiệp)
Mùa giải đầu tiên1990
Quốc giaViệt Nam
Liên đoànAFC
Số đội11 (2024)
12 (ban đầu)
Cấp độ trong
hệ thống
2
Thăng hạng lên V.League 1
Xuống hạng đến Giải hạng Nhì
Cúp trong nướcCúp Quốc gia Việt Nam
Cúp quốc tếAFC Cup (vô địch Cúp Quốc gia Việt Nam)
Đội vô địch hiện tạiSHB Đà Nẵng (2023–24)
Vô địch nhiều nhấtLong An, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Thể Công – Viettel, MerryLand Quy Nhơn Bình Định, Quảng Nam, SHB Đà Nẵng (2 lần)
Đối tác truyền hìnhHTV, FPT Play, TV360
Trang webvpf.vn

Lịch sử sửa

Năm 1997, Liên đoàn bóng đá Việt Nam lập ra Giải bóng đá hạng nhất quốc gia, lúc đó là giải đấu cấp bậc cao nhất trong hệ thống giải đấu bóng đá tại Việt Nam. Đội vô địch đầu tiên là Cảng Sài Gòn vào năm 1997, tiếp theo là Thể Công năm 1998. Tuy nhiên, nhà vô địch năm 1999 Sông Lam Nghệ An không được công nhận vì năm đó chỉ có Giải tập huấn, mang tính chất giao hữu chứ không phải giải đấu chuyên nghiệp.

Mùa giải 1999–00, Sông Lam Nghệ An bước lên ngôi vô địch. Đây là mùa giải cuối cùng của Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam với tư cách là giải đấu cao nhất ở Việt Nam. Mùa giải 2000–01 là mùa giải đầu tiên sau khi giải được tách ra thành hai giải đấu riêng biệt, khi đó Giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp được công nhận là giải đấu cấp cao nhất còn Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam chỉ là cấp bậc thứ hai.

Thể thức thi đấu sửa

  • Mùa giải 2000 đến 2019: các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. Đội vô địch chuyển lên thi đấu tại V.League 1. Các đội cuối bảng (1 hoặc 2 đội tuỳ năm) phải xuống chơi tại Giải Hạng nhì quốc gia.[5][6][7]. Thể thức này được sử dụng lại ở mùa giải 20222023, mùa giải cuối cùng tổ chức thi đấu trong 1 năm dương lịch.
  • Mùa giải 2020, sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong, 6 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra nhà vô địch, 6 đội còn lại sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng.
  • Mùa giải 2021 (mùa giải bị huỷ vì dịch COVID-19), sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong, 6 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn một lượt để tìm ra nhà vô địch; đội Á quân sẽ thi đấu play-off với đội đứng thứ 13 V.League 1 để xác định đội còn lại chơi tại V.League năm sau, 7 đội còn lại đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng.
  • Từ mùa giải 2023–24, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt trong 2 năm, từ mùa thu năm trước sang mùa hè năm sau.

Cách thức xếp hạng sửa

Xếp hạng chung cuộc theo thứ tự sau:

  • Điểm số các đội (theo thứ tự từ cao đến thấp)
  • Nếu có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự qua các chỉ số phụ:
  • Kết quả đối đầu trực tiếp
  • Hiệu số bàn thắng bàn thua
  • Tổng số bàn thắng

Đăng ký cầu thủ sửa

Từ năm 2005 đến 2014, mỗi đội được đăng kí 2 cầu thủ nước ngoài thi đấu, nhưng từ mùa giải 2015 trở đi các câu lạc bộ không còn được phép sử dụng ngoại binh. Chỉ sử dụng cầu thủ nhập tịch và cầu thủ gốc Việt.

Các đội bóng hiện tại (mùa giải 2023–24) sửa

Sân vận động và địa điểm sửa

Đội bóngĐịa điểmSân vận độngSức chứa
Bà Rịa – Vũng TàuBà Rịa – Vũng TàuSân vận động Bà Rịa10.000
Đồng NaiBiên HòaSân vận động Đồng Nai30.000
Đồng ThápCao LãnhSân vận động Cao Lãnh20.000
Hòa BìnhHòa BìnhSân vận động Hòa Bình3.600
HuếHuếSân vận động Tự Do25.000
Long AnLong AnSân vận động Long An19.975
PVF–CANDHưng YênSân vận động PVF3.600
Phù Đổng Ninh BìnhNinh BìnhSân vận động Ninh Bình20.000
Phú ThọPhú ThọSân vận động Việt Trì16.000
Trường Tươi Bình PhướcĐồng XoàiSân vận động Bình Phước11.000
SHB Đà NẵngĐà NẵngSân vận động Hòa Xuân20.000

Các mùa giải sửa

Mùa giảiĐội vô địchĐội hạng nhìĐội hạng ba
2024/25CXĐCXĐCXĐ
2023/24SHB Đà NẵngCXĐCXĐ
2023Quảng NamPVF CANDLong An
2022Công an Nhân dânKhánh HòaQuảng Nam
2020Bình ĐịnhBà Rịa Vũng TàuSanna Khánh Hòa BVN
2019Hồng Lĩnh Hà TĩnhPhố HiếnBình Phước
2018ViettelHà Nội BĐồng Tháp
2017Nam ĐịnhCâu lạc bộ bóng đá HuếBình Phước
2016Thành phố Hồ Chí MinhViettelNam Định
2015Câu lạc bộ Hà NộiCâu lạc bộ bóng đá HuếThành phố Hồ Chí Minh
2014Tập đoàn Cao su Đồng ThápSanna Khánh Hòa BVNXSKT Cần Thơ
2013QNK Quảng NamThan Quảng NinhHùng Vương An Giang
2012Đồng Tâm Long AnHà NộiĐồng Nai
2011Sài Gòn Xuân ThànhKienlongbank Kiên GiangSQC Bình Định
2010Hà Nội - ACBThan Quảng NinhSQC Bình Định
2009Xi Măng The Vissai Ninh BìnhHòa Phát Hà NộiTP. Cần Thơ
2008Quân khu 4 - Sara GroupT&T Hà NộiTập đoàn Cao su Đồng Tháp
2007Thể Công - ViettelVạn Hoa Hải PhòngAn Giang
2006Đồng ThápThanh HoáHuda Huế
2005Khatoco Khánh HoàTiền GiangNgân hàng Đông Á
2004Thép Miền Nam - Cảng Sài GònHòa Phát Hà NộiThừa Thiên Huế
2003Hải PhòngBình DươngThanh Hoá
2001/02Gạch Đồng Tâm Long AnĐồng ThápHoàng Anh Gia Lai
2000/01Bình ĐịnhĐà NẵngHải Quan

Danh sách đội vô địch sửa

Chú thích
Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại V.League 1
Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại giải Hạng Nhất
Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại giải Hạng Nhì hoặc Hạng Ba
Câu lạc bộ đã giải thể
Xếp hạngCâu lạc bộVô địchÁ quânThứ 3Ghi chú
1Đồng Tháp212trước đó có tên gọi là Tập đoàn Cao su Đồng Tháp (2008-2014).
2MerryLand Quy Nhơn Bình Định2-2trước đó có tên gọi là Bình Định (2000-2004, 2019-2020), SQC Bình Định (2010-2013), Bình Định TMS (2018).
3Quảng Nam2-1trước đó có tên gọi là QNK Quảng Nam (2012-2016)
Thành phố Hồ Chí Minh2-1trước đó có tên gọi là Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn (2004-2008).
5Long An2--trước đó có tên gọi là Gạch Đồng Tâm Long An (2003-2006), Đồng Tâm Long An (2007-2015)
Thể Công – Viettel2--trước đó có tên gọi là Thể Công-Viettel (2005-2008), Thể Công (2009)
7Khánh Hoà121trước đó có tên gọi là Khatoco Khánh Hoà (2006-2012),

Sanna Khánh Hòa BVN (2013-2019).

8Hà Nội12-kế thừa Hòa Phát Hà Nội (2003-2011), Hà Nội - ACB (2006-2012).
9Hải Phòng11-trước đó có tên gọi là Vạn Hoa Hải Phòng (2007), Xi Măng Hải Phòng (2008-2010), Vicem Hải Phòng (2011-2013), Xi Măng Vicem Hải Phòng (2013)
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh11-trước đó có tên gọi là Hà Nội B (2018)
Sài Gòn11-trước đó có tên gọi là Câu lạc bộ Hà Nội (2011-2016).
12Thép Xanh Nam Định1-1
13Công An Hà Nội1--trước đó có tên gọi là Công An Nhân Dân (2008-2022)
Navibank Sài Gòn1--trước đó có tên gọi là Quân khu 4 - Sara Group (2007-2008), Quân khu 4 (2009)
Xi Măng The Vissai Ninh Bình1--trước đó có tên gọi là Xi Măng Vinakansai Ninh Bình (2007)
16Than Quảng Ninh-2-
17Huế-12trước đó có tên gọi là Thừa Thiên Huế (1995-2004), Huda Huế (2004-2011)
18Đông Á Thanh Hoá-11Trước đó có tên gọi là Thanh Hóa (2001-2006, 2009, 2011-2015, 2019-2020), Halida Thanh Hóa (2006-2008), FLC Thanh Hóa (2016-2018)
19Bà Rịa Vũng Tàu-1-
Becamex Bình Dương-1-trước đó có tên gọi là Bình Dương (1998-2006)
Hà Nội-1-trước đó có tên gọi là T&T Hà Nội (2006-2009), Hà Nội T&T (2010-2016)
Dugong Kiên Giang-1-trước đó có tên gọi là Kienlongbank Kiên Giang (2005—2012)
PVF-CAND-1-trước đó có tên gọi là Phố Hiến (2018-2022)
SHB Đà Nẵng-1-trước đó có tên gọi là Đà Nẵng (1999-2007)
Tiền Giang-1-
26An Giang--2trước đó có tên gọi là An Đô-An Giang (2008-2009), Hùng Vương An Giang (2012-2014)
Bình Phước--2
Cần Thơ--2trước đó có tên gọi là Thành phố Cần Thơ (2009), XSKT Cần Thơ (2010-2020).
29Ngân hàng Đông Á--1
Đồng Nai--1
Hải Quan--1
LPBank Hoàng Anh Gia Lai--1trước đó có tên gọi là Hoàng Anh Gia Lai (2001-2023)

Vua phá lưới sửa

Mùa giảiTên cầu thủCâu lạc bộSố bàn thắng
2023 Nguyễn Thanh NhànPVF-CAND10
Lê Văn NamQuảng Nam
2022 Nguyễn Thanh NhànPhố Hiến10
2021 Trần Văn TùngKhánh Hòa5
Nguyễn Anh ĐứcLong An
2020 Nguyễn Công ThànhĐồng Tháp12
2019 Nguyễn Xuân NamPhố Hiến14
2018 Y Thăng ÊbanĐắk Lắk15
2017 Võ Văn MinhHuế5
Phạm Văn ThuậnNam Định
Nguyễn Hồng QuânĐắk Lắk
Bùi Duy ThườngViettel
2016 Hồ Sỹ GiápBình Phước12
Nguyễn Tuấn AnhThành phố Hồ Chí Minh
2015 Trịnh Duy LongCâu lạc bộ Hà Nội8
2014 Huỳnh Văn ThanhSanna Khánh Hòa9
2013 Iheroume UcheHùng Vương An Giang10
Đinh Thanh TrungQNK Quảng Nam
2012 Diabate SouleymaneXSKT Cần Thơ21
2011 Lê Hoàng VũSài Gòn Xuân Thành17
2010 Nguyễn Xuân ThànhHà Nội ACB13
Christian Nsi AmougouThan Quảng Ninh
Cruz JogeluizSQC Bình Định
Nguyễn Thành TrungAn Giang
2009 Eduadro FurrierThan Quảng Ninh16
2008 Flavio Dasilva CruzHuda Huế18
2007 Trịnh Quang VinhThể Công Viettel13
2006 Đặng Phương NamThể Công14
2005 Felix Ahmed AboagyeKhatoco Khánh Hoà14

Tham khảo sửa

  1. ^ “Quyết định thành lập BTC Giải Hạng Nhất Quốc gia - Sứ Thiên Thanh 2017”. http://www.vnleague.com/. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập 20/1/2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  2. ^ “Sứ Thiên Thanh tài trợ Giải bóng đá hạng nhất và cúp quốc gia 2017”. thethao.tuoitre.vn. ngày 20 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ “Điều lệ giải Bóng đá hạng Nhất Quốc gia - An Cường 2018”. VPF. ngày 10 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ “Thông báo đơn vị tài trợ chính và tên chính thức Giải HNQG 2019”. VPF. ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ “Điều lệ giải Bóng đá hạng Nhất Quốc gia - An Cường 2018”. VPF. ngày 10 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ “Điều lệ Giải HNQG 2019”. VPF. ngày 15 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ 16 tháng 5 năm 2020/ “Điều lệ Giải VĐQG LS 2020 (sửa đổi ngày 16/5/2020)” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). VPF. ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2020.[liên kết hỏng]

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhTết Đoan ngọĐặc biệt:Tìm kiếmThích Minh TuệCleopatra VIIĐài Truyền hình Việt NamLương Tam QuangThích Chân QuangTô LâmGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFAViệt NamCâu chuyện hoa hồngCarlos AlcarazSơn Tùng M-TPDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanGiải vô địch bóng đá châu ÂuĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách phim điện ảnh DoraemonMã MorseBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBộ Công an (Việt Nam)Alexander ZverevThích-ca Mâu-niHuy ĐứcVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁTrần Quốc TỏThu HiềnHồ Chí MinhCâu chuyện của hoa hồngNguyễn Duy NgọcLoạn luânLGBTBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Angela Phương TrinhNguyễn Phú TrọngThể loại:Phim Hàn QuốcQuần đảo Hoàng Sa