Fredrik Bajer (21 tháng 4 năm 1837 - 22 tháng 1 năm 1922) là nhà giáo, nhà vănchiến sĩ hòa bình người Đan Mạch, đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1908 cùng với Klas Pontus Arnoldson (người Thụy Điển)

Fredrik Bajer
Sinh(1837-04-21)21 tháng 4, 1837
Mất22 tháng 1, 1922(1922-01-22) (84 tuổi)
Nghề nghiệpnhà văn, chính trị gia, giáo viên
Quốc tịchĐan Mạch
Giải thưởng nổi bậtGiải Nobel Hòa bình (1908)

Tiểu sử và sự nghiệp sửa

Fredrik Bajer là con của một mục sư, học tại học viện Sorø (Sorø Academy) từ năm 1848 tới năm 1854, nhưng ngay trước khi thi tốt nghiệp (tương đương) tú tài, thì Bajer rời trường này xin vào học trường sĩ quan quân đội. Năm 1864 Bajer tham gia cuộc chiến tranh Schleswig thứ hai chống lại PhổÁo. Năm 1865 ông ra khỏi quân đội và bắt đầu đấu tranh cho hòa bình.

Bajer định cư tại Copenhagen, làm giáo viên, dịch sách và viết văn. Năm 1867 Bajer tham gia Liên đoàn hòa bình thế giới của Frédéric Passy (người Pháp) và hoạt động tại vùng Scandinavia. Năm 1872 Bajer được bầu vào Quốc hội Đan Mạch và được tái cử liên tục tới năm 1895. Bajer luôn đấu tranh cho sự nghiệp bình đẳng xã hội và đưa ra nguyên tắc sử dụng trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, đồng thời thúc đẩy Đan Mạch tham gia Liên minh Liên nghị viện (Inter-Parliamentary Union) ngay từ đầu và đã chiếm được vị trí quan trọng trong tổ chức này.[1][2]

Cùng với người vợ - Mathilde Bajer, người đấu tranh cho nữ quyền - Bajer lập ra "Hiệp hội Phụ Nữ Đan Mạch" năm 1871 nhằm đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới. Năm 1877 - 1879 Bajer làm biên tập viên báo "Folkevennen" (Bạn dân). Năm 1882 Bajer lập "Hiệp hội đấu tranh cho Sự trung lập hóa Đan Mạch" (Forening til Danmarks Neutralisering), sau gọi là "Hiệp hội Hòa bình Đan Mạch" (Dansk Fredforening) và làm hội trưởng từ năm 1884 tới 1892. Năm 1891 Bajer là người đồng sáng lập Phòng Hòa bình Quốc tế (International Peace Bureau), trụ sở tại Bern (Thụy Sĩ) và làm chủ tịch tổ chức này tới năm 1907, sau đó làm chủ tịch danh dự. Bajer đã tham dự nhiều hội nghị hòa bình của Liên đoàn quốc tế đấu tranh cho Hòa bình và Tự do

Tham khảo sửa

  1. ^ Skou, Skaare R.(2005),Dansk politik A - Å(tiếng Đan Mạch). Aschehoug, p.109. ISBN 87-11-11652-8,
  2. ^ Andersen, Holger (1953),"Den danske rigsdag og det interparlamentariske arbejde" (tiếng Đan Mạch) in Fabricius, Knud; Bornholt, Jul.; Hjelholt, Holger; Mackeprang, M.; Møller, Andr. (eds.):Den danske rigsdag 1849-1949 bind VI. Copenhagen: Nhà xuất bản J.H.Schultz, các trang 415-416.

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCThích Minh TuệTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmLê Anh Tú (sinh 1981)Lương Tam QuangHoliBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Thích Chân QuangQuốc kỳ Việt Nam Cộng hòaĐài Truyền hình Việt NamCleopatra VIIViệt NamTô LâmThích-ca Mâu-niChung kết UEFA Champions League 2024Thích Quảng ĐứcDanh sách phim điện ảnh DoraemonHentaiTrần Quốc TỏThượng mã phongThảo luận:Thích Minh TuệLGBTMinecraftViệt Nam Cộng hòaBộ Công an (Việt Nam)Đặc biệt:Thay đổi gần đâyHồ Chí MinhDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueDoraemon: Nobita và bản giao hưởng Địa CầuCổng thông tin:Phật giáoGoogle DịchThích Nhất HạnhNgày Thiếu nhiGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Nguyễn Phú TrọngLương CườngDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanVasco da Gama