Họ Nấm Malta

(Đổi hướng từ Cynomoriaceae)

Cynomorium là chi thực vật duy nhất trong họ Nấm Malta hay họ Tỏa dương (danh pháp khoa học: Cynomoriaceae). Các loài cây trong chi này là toàn ký sinh (holoparasit = ký sinh hoàn toàn). Lưu ý, đây không phải là Nấm thực sự.

Họ Nấm Malta
Nấm Malta ( Cynomorium coccineum)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)core eudicots
Bộ (ordo)Saxifragales?
Họ (familia)Cynomoriaceae
(Schott & Endl.) Lindl.
Chi (genus) Cynomorium
L., 1753
Các loài
Xem văn bản.

Miêu tả

sửa

Các loài Cynomorium là cây thân thảo lâu năm, chiều cao tối đa lên tới 30 cm. Là thực vật có màu nâu đỏ, không có diệp lục. Cynomorium chứa các loài toàn ký sinh (holoparasit). Kiểu ký sinh là gắn vào rễ thường là của các loài cây chịu mặn nhờ có thân rễ lớn ngầm dưới đất với nhiều giác mút. Các vật chủ phổ biến là Obione (Atriplex) và Salsola (Amaranthaceae), Inula (Asteraceae), Reaumuria, Tamarix (Tamaricaceae), Melilotus (Fabaceae), Limonium (Plumbaginaceae), Nitraria (Nitrariaceae). Các vật chủ chủ yếu của Cynomorium coccineum là các loài Atriplex, còn với C. songaricumNitraria sibirica, Reaumuria spp., Salsola spp. và Tamarix spp. Không có tăng trưởng thứ cấp. Chúng có thân rễ ngầm, phân nhánh, màu nâu là cơ quan lưu trữ. Phần thân trên mặt đất đứng thẳng, không phân cành, dày cùi thịt, thực chất là đầu cụm hoa. Các lá mọc so le và sắp xếp thành vòng xoắn trên cây có hình tam giác tới hình mũi mác suy giảm thành dạng vảy, có khí khổng[1].

Cynomorium là các loài đơn tính cùng gốc hay đa tạp-đơn tính cùng gốc. Các cụm hoa mọc đầu ngọn, là dạng bông hay dạng đầu hình chùy, có màu nâu đỏ, chứa nhiều hoa nhỏ mọc sát nhau. Các hoa riêng lẻ ở trong nách của lá bắc hình tam giác giống như vảy. Hầu hết là hoa đơn tính, ít khi lưỡng tính, các hoa nhỏ có màu đỏ tươi. Hoa đực: Đài hoa (1-) 4 (-8) lá đài thẳng, hình chùy mọc thành kiểu sắp xếp vòng xoắn tại gốc chỉ nhị. Gắn hơi cao phía trên chỉ nhị là lá bắc khác (nhụy lép?) có đường xoi và phẳng đầu. Trước khi thuôn dài đầy đủ thì bao phấn nằm trong vùng trũng của lá bắc này. Bộ nhị thuộc loại 4 ngăn, bao phấn đính lưng. Chỉ nhị dài khoảng 3 mm. Phấn hoa: 3 lỗ chân lông, màng ngoài có vùng trũng nhỏ và hình mắt lưới; đường kính khoảng 15 um. Hoa cái: Bộ nhụy đính trên bầu, với 2-3 lá noãn thuộc dạng quả tụ với một vòi nhụy đơn xẻ đôi hay xẻ ba. Phần bao hoa (lá đài) lồi ra hình nhũ (vú) tại gốc của vòi nhụy. Bầu nhụy 1 ngăn với 1 noãn. Noãn 0 hay 1 vỏ bọc, lòng thòng. Nội nhũ 1 tế bào. Hoa lưỡng tính: Ít gặp hơn hoa đơn tính. Tương tự như hoa đực nhỏ hợp sinh ở bên với phần bộ nhụy của hoa cái. Thụ phấn nhờ côn trùng (ruồi, muỗi) [2]. Ra hoa tháng 5-7. Kết quả tháng 6-7[3]. Các quả kiên nhỏ, không nứt chỉ có một hạt có áo hạt[1][2].

Tên và thực vật lịch sử

sửa
Hình minh họa nấm Malta (Cynomorium coccineum) trong Nova plantarum genera của Micheli (1729).

Tên khoa học của chi do Pier Antonio Micheli đưa ra năm 1729 trong cuốn sách Nova plantarum genera của ông. Ký hiệu được sử dụng khi đó, Cynomorion có thể nhận ra nguồn gốc Hy Lạp của nó (kynomorion = dương vật chó). Linnaeus đã thay đổi tên trong sách Materia Medica của ông viết sau đó (năm 1749) thành Cynomorium. Trước thế kỷ 18, các loài này được coi là nấm. Chẳng hạn, Paolo Boccone gọi Cynomorium coccineumFungus typhoides coccineus Melitensis, nghĩa là "nấm đỏ tươi hình ống từ Malta".

Hệ thống hóa và phân bố

sửa

Vị trí hệ thống hóa của họ là không rõ ràng. Các công trình khác nhau từng đặt họ này trong vùng lân cận với các họ hay bộ như Balanophoraceae, Santalales, Myrtales, Saxifragales[4], Sapindales[4] hay như là một nhóm có quan hệ chị em với họ Rosaceae[5]. Do đó trong hệ thống phân loại của APG thì họ này đã không được gán vào bộ nào cho tới phiên bản năm 2009[6], nhưng hiện tại website của APG đặt nó vào bộ Saxifragales[7].

Họ Cynomoriaceae chỉ gồm 1 chi với 2 loài như liệt kê dưới đây. Một số tác giả coi loài thứ hai như là phân loài của loài thứ nhất. Hai loài này có khu vực sinh sống tách rời nhau[7].

Sử dụng

sửa

Cynomorium đã được biết đến từ hàng ngàn năm trước. Người cổ đại đã sử dụng nó để làm thuốc, thực phẩm, và thậm chí là cả thuốc nhuộm. Người Ả Rập gọi Cynomorium coccineum là "tarthuth" và người Bedouin ăn các bộ phận bên trong của thân cây non, dùng nước sắc của thân cây già để điều trị viêm loét dạ dày hoặc đau bụng, hoặc sấy khô và nghiền thành bột để sử dụng như một loại gia vị hoặc điều vị với các món ăn chế biến từ thịt. Thuốc sử dụng tarthuth có thể truy nguồn gốc tới thời Al-Kindi, Al-Razi (Rhazes), Ibn Masawayh, Ibn Wahshiya và Maimonides, nhưng loài cây này chỉ được biết đến đối với người châu Âu trong thế kỷ 16[2].

Cả hai loài được sử dụng trong y học truyền thống. Cynomorium songaricum trong y học cổ truyền Trung Hoa gọi là "tỏa dương". Nấm Malta (Cynomorium coccineum) đôi khi thay thế cho tỏa dương khi sử dụng.

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Cynomoriaceae Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine trong Watson L. và Dallwitz M. J. (1992 trở đi). The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Phiên bản: ngày 20 tháng 5 năm 2010. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine (tiếng Anh)
  2. ^ a b c Cynomoriaceae tại www.parasiticplants.
  3. ^ Jiarui Chen & Funston Michele: Cynomoriaceae trong Quần thực vật Trung Hoa, Tập 13, trang 434, 2007.
  4. ^ a b Todd J. Barkman, Joel R. McNeal, Seok-Hong Lim, Gwen Coat, Henrietta B. Croom, Nelson D. Young, Claude W. de Pamphilis, 2007, Mitochondrial DNA suggests at least 11 origins of parasitism in angiosperms and reveals genomic chimerism in parasitic plants. BMC Evol. Biol. 7(7):248, doi: 10.1186/1471-2148-7-248
  5. ^ Zhi-Hong Zhang, Chun-Qi Li, Jianhua Li, 2009, Phylogenetic placement of Cynomorium in Rosales inferred from sequences of the inverted repeat region of the chloroplast genome, Journal of Systematics and Evolution, 47(4): 297–304, doi:10.1111/j.1759-6831.2009.00035.x
  6. ^ Angiosperm Phylogeny Group, An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III, Botanical Journal of the Linnean Society, quyển 161, số 2, 10-2009, tr. 105-121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x
  7. ^ a b Cynomoriaceae trong website của APG (tiếng Anh)

Liên kết ngoài

sửa
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGruziaBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAĐặc biệt:Tìm kiếmGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Đội tuyển bóng đá quốc gia GruziaĐội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa SécGiải vô địch bóng đá châu ÂuĐội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ KỳThích Minh TuệCristiano RonaldoĐài Truyền hình Việt NamGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào NhaCleopatra VIIThổ Nhĩ KỳKylian MbappéVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Việt NamArda GülerRomelu LukakuBồ Đào NhaGeorgiaThích Chân QuangDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanTô LâmGiải vô địch bóng đá thế giới 2022SécCửu Long Thành Trại: Vây thànhVladimir Vladimirovich PutinCúp bóng đá Nam MỹLương Tam QuangSlovakiaKhvicha KvaratskheliaEuroLionel MessiN'Golo KantéĐặc biệt:Thay đổi gần đây