Chủ nghĩa chiết trung

Chủ nghĩa chiết trung (tiếng Đức: Eklektizismus (từ tiếng Hy Lạp ἐκλεκτός, eklektos, "được lựa chọn")), trường phái chọn lọc, trường phái tích hợp là cách tiếp cận khái niệm mà không tuân thủ theo một mẫu hình hoặc các giả định. Thay vào đó rút ra từ nhiều lý thuyết, ý tưởng để đạt hiểu biết về một chủ đề, hoặc áp dụng các lý thuyết khác nhau vào những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều này thường không có quy ước, hay quy định làm thế nào để kết hợp những lý thuyết. Đôi khi nó được cho là không thanh nhã hoặc thiếu sự đơn giản, và người chiết trung đôi khi bị chỉ trích vì sự thiếu nhất quán trong tư duy của họ.

Đại sảnh của Palais Garnier. Về mặt phong cách, nó nhắm đến sự sang trọng kiểu Baroque thông qua các cấu trúc hoành tráng được trang trí lộng lẫy gợi nhớ đến Cung điện Versailles. Tuy nhiên, nó không chỉ là sự hồi sinh của Baroque, mà còn là sự tổng hợp của các phong cách Cổ điển, như Phục hưng, Baroque, Rococo, Tân cổ điển, v.v. Vì vậy, nó là một ví dụ về chủ nghĩa chiết trung

Chủ nghĩa chiết trung trong luân lý học, triết học, chính trịtôn giáo còn được gọi là chủ nghĩa dung hợp.

Xuất xứ sửa

Chủ nghĩa chiết trung lần đầu tiên được ghi lại là đã được thực hiện bởi một nhóm các triết gia cổ Hy Lạp và La Mã không nhập vào một hệ thống thực sự nào, mà lựa chọn từ những niềm tin triết học hiện có những học thuyết mà có vẻ hợp lý nhất đối với họ. Từ các tài liệu thu thập này, họ xây dựng một hệ thống triết học mới. Thuật ngữ tiếng Anh Eclecticism xuất phát từ tiếng Hy Lạp ἐκλεκτικός (eklektikos), nghĩa là "sự lựa chọn tốt nhất",[1][2], lại từ thuật ngữ ἐκλεκτός (eklektos), "nhặt ra, chọn".[3] Những người Chiết trung được biết đến trong triết học Hy Lạp là PanaetiusPosidonius từ Chủ nghĩa khắc kỷ, và CarneadesPhilo của Larissa từ Học viện Platon. Trong số những người La Mã, Cicero đã triệt để chiết trung, khi ông thống nhất học thuyết của trường phái Peripatetikos, Chủ nghĩa khắc kỷ, và Học viện Platon. Những người Chiết trung khác bao gồm Varro và Seneca.

Hình ảnh minh họa sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Encyclopædia Britannica – in philosophy and theology, the practice of selecting doctrines from different systems of thought without adopting the whole parent system for each doctrine
  2. ^ ἐκλεκτικός,Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus Digital Library
  3. ^ ἐκλεκτός, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus Digital Library
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCLương Tam QuangTrang ChínhTô LâmTrần Quốc TỏThích Minh TuệĐặc biệt:Tìm kiếmLê Thành LongBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Nguyễn Duy NgọcBộ Công an (Việt Nam)Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁLương CườngNguyễn Thị Thanh (chính khách)Thích Chân QuangViệt NamTô Ân XôCleopatra VIIĐài Truyền hình Việt NamPhạm Minh ChínhBảng xếp hạng bóng đá nam FIFANguyễn Văn Long (Sĩ quan)Giải vô địch bóng đá châu Âu 2024LGBTĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamKim Sang-sikTiếp sức mùa thiThứ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Minh Đăng QuangChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLê Quốc HùngPhan Đình TrạcNguyễn Phú TrọngBi sắtKylian MbappéPhạm Thế TùngTrần Đại QuangMưa sao băng