Suất phản chiếu

(Đổi hướng từ Albedo)

Suất phản chiếu hay suất phản xạ (tiếng Anh: albedo) là khái niệm liên quan đến hiện tượng phản xạ khuếch tán (diffuse reflection) hoặc công suất phản xạ của bề mặt. Nó được định nghĩa bằng tỷ số giữa bức xạ tản phát ra từ bề mặt so với bức xạ chiếu đến bề mặt đó. Là tỷ số không có đơn vị, hệ số này cũng được biểu diễn theo tỉ lệ phần trăm, và giá trị của nó trong đoạn [0, 1] với giá trị 0 thể hiện bề mặt đen tuyệt đối và giá trị 1 thể hiện bề mặt phản xạ hoàn toàn bức xạ chiếu đến.[1][2]

Suất phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời với nhiều điều kiện bề mặt khác nhau.

Suất phản chiếu cũng phụ thuộc vào tần số của bức xạ chiếu tới. Khi không nói cụ thể, thường người ta ngầm chỉ ánh sáng khả kiến. Nói chung, suất phản chiếu phụ thuộc vào góc tới của tia bức xạ. Ngoại trừ hiện tượng phản xạ từ bề mặt Lambert, mà nó tán xạ chùm tia tới theo mọi hướng tuân theo hàm cosin, do vậy suất phản chiếu không phụ thuộc vào sự phân bố của chùm tia tới.[3] Trong thực hành, để sử dụng hàm phân bố phản xạ lưỡng hướng (BRDF) cần phải biết được đặc trưng tán xạ của bề mặt một cách chính xác, mặc dù có thể sử dụng một cách xấp xỉ tốt.

Suất phản chiếu là một khái niệm quan trọng trong khí hậu họcthiên văn học, cũng như trong quá trình tính toán độ phản xạ của bề mặt trong hệ thống đánh giá chất lượng tòa nhà. Độ phản chiếu trung bình của toàn Trái Đất, hay suất phản chiếu hành tinh, bằng 30 đến 35%, bởi vì do ảnh hưởng của mây bao phủ, nhưng chúng luôn biến đổi, và phụ thuộc vào điều kiện địa chất, môi trường hay mặt đại dương.[4]

Thuật ngữ này do nhà vật lý Johann Heinrich Lambert giới thiệu trong cuốn Photometria năm 1760 của ông.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Albedo: definition”. Earth Science research. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2013.
  2. ^ “Thermodynamics: Albedo”. National Snow and Ice Data Center. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ “Albedo”. Georgia State University. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ Environmental Encyclopedia, 3rd ed., Thompson Gale, 2003, ISBN 0-7876-5486-8

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmThích Minh TuệLương Tam QuangTết Đoan ngọHuy ĐứcCleopatra VIINintendo 3DSThích Chân QuangTô LâmĐài Truyền hình Việt NamBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Việt NamBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhim khiêu dâmTrần Quốc TỏBộ Công an (Việt Nam)Danh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁNguyễn Duy NgọcGiải vô địch bóng đá châu ÂuIga ŚwiątekDanh sách phim điện ảnh DoraemonLương CườngThích-ca Mâu-niĐặc biệt:Thay đổi gần đâyBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)LGBTMã MorseNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhThể loại:Phim Hàn QuốcLoạn luânTai nạn tàu 183 (1982)Angela Phương TrinhSơn Tùng M-TPNguyễn Trần Duy Nhất