Lê Cao Lãng (chữ Hán: 黎高朗; ? - ?), tự Lệnh Phủ (令甫), hiệu Viên Trai (圓齋); là một danh sĩ đời Gia Long trong lịch sử Việt Nam.

Lê Cao Lãng
Tên chữLệnh Phủ
Tên hiệuViên Trai
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
không rõ
Nơi sinh
Thanh Hóa
Mấtkhông rõ
Giới tínhnam
Nghề nghiệpnhà văn
Quốc tịchnhà Nguyễn

Hành trạng

sửa

Về tên ông, theo nghiên cứu của Trần Văn Giáp, có thể khẳng định các tên: Lê Cao Lãng, Cao Lãng (高朗), Ngô Cao Lãng (吳高朗) và Cao Viên Trai (高圓齋) chỉ là một người [1].

Lê Cao Lãng là người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông thi đỗ năm nào không rõ, chỉ biết theo Nguyệt Viên Lê tộc thế phả, ông từng dạy học ở Sơn Tây vào đầu đời Gia Long, sau khai họ Ngô [2] để tiện làm "phụ thí" [3] ở trường thi Sơn Tây. Về sau, ông được bổ làm Tri phủ Hoài Đức thuộc Hà Nội.

Năm 1841, vua Thiệu Trị hạ chiếu cầu di thư, Lê Cao Lãng bèn hiến 4 tập sách "Cố Lê sự tích" lên cho triều đình.[4]

Lê Cao Lãng mất năm nào không rõ.

Tác phẩm

sửa

Ngoài vai trò là một viên quan cai trị, Lê Cao Lãng còn là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng đương thời [5]. Tác phẩm của ông hiện còn:

  • Lịch triều tạp kỷ
  • Viên Trai thi tập
  • Viên Trai văn tập
  • Thanh Hóa dư đồ sự tích ký
  • Quốc triều xử trí Vạn Tượng sự nghi lục
  • Thanh Hóa dư đồ sự tích ký
  • Thanh Hóa tỉnh cương giới phân hợp danh hiệu diên cách tịnh sơn xuyên cảnh thắng tập ký
  • Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi ký,...

Tất cả đều là những sách quý trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt[5].

Vinh danh

sửa

Ghi nhận công lao Lê Cao Lãng, ở quận Tân Phú thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông.

Chú thích

sửa
  1. ^ Theo Trần Văn Giáp, tr. 337.
  2. ^ Vì thế Quốc triều hương khoa lục (quyển 1, tờ 19) ghi ông là Ngô Cao Lãng.
  3. ^ . Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 317) ghi ông làm Giám khảo.
  4. ^ Đại Nam thực lục Chính biên, Đệ tam kỷ, quyển 13.
  5. ^ a b Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 317.

Tham khảo

sửa
  • Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (trọn bộ). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003.
  • Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGruziaBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAĐặc biệt:Tìm kiếmGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Đội tuyển bóng đá quốc gia GruziaĐội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa SécGiải vô địch bóng đá châu ÂuĐội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ KỳThích Minh TuệCristiano RonaldoĐài Truyền hình Việt NamGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào NhaCleopatra VIIThổ Nhĩ KỳKylian MbappéVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Việt NamArda GülerRomelu LukakuBồ Đào NhaGeorgiaThích Chân QuangDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanTô LâmGiải vô địch bóng đá thế giới 2022SécCửu Long Thành Trại: Vây thànhVladimir Vladimirovich PutinCúp bóng đá Nam MỹLương Tam QuangSlovakiaKhvicha KvaratskheliaEuroLionel MessiN'Golo KantéĐặc biệt:Thay đổi gần đây