Tuần Giáo

Huyện thuộc tỉnh Điện Biên

Tuần Giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, Việt Nam.[3][4]

Tuần Giáo
Huyện
Huyện Tuần Giáo
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhĐiện Biên
Huyện lỵThị trấn Tuần Giáo
Trụ sở UBNDKhối Tân Giang, thị trấn Tuần Giáo
Phân chia hành chính1 thị trấn, 18 xã
Địa lý
Tọa độ: 21°35′34″B 103°24′33″Đ / 21,59278°B 103,40917°Đ / 21.59278; 103.40917
MapBản đồ huyện Tuần Giáo
Tuần Giáo trên bản đồ Việt Nam
Tuần Giáo
Tuần Giáo
Vị trí huyện Tuần Giáo trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1.135,42 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng92.321 người[1]
Mật độ81 người/km²
Dân tộcThái, H'Mông, Kinh
Khác
Mã hành chính099[2]
Biển số xe27-Z1
Websitetuangiao.dienbien.gov.vn

Địa lý sửa

Huyện Tuần Giáo nằm ở phía đông tỉnh Điện Biên, huyện lỵ của huyện là thị trấn Tuần Giáo, cách thành phố Điện Biên Phủ 72 km, có vị trí địa lý:

Huyện Tuần Giáo có diện tích 113.542,27 ha, dân số năm 2022 là 92.321 người.[1]

Hành chính sửa

Huyện Tuần Giáo có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tuần Giáo (huyện lỵ) và 18 xã: Chiềng Đông, Chiềng Sinh, Mùn Chung, Mường Khong, Mường Mùn, Mường Thín, Nà Sáy, Nà Tòng, Phình Sáng, Pú Nhung, Pú Xi, Quài Cang, Quài Nưa, Quài Tở, Rạng Đông, Ta Ma, Tênh Phông, Tỏa Tình.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Tuần Giáo
TênDiện tích năm 2022 (km²)Dân số năm 2022 (người)Mật độ (người/km²)
Thị trấn (1)
Tuần Giáo17,228.512494
Xã (17)
Chiềng Đông38,355.813151
Chiềng Sinh18,295.314290
Mùn Chung42,414.247100
Mường Khong107,173.48232
Mường Mùn88,906.18069
Mường Thín61,172.97648
Nà Sáy31,403.09898
Nà Tòng37,552.84375
Phình Sáng88,166.04268
Pú Nhung64,813.74557
Pú Xi121,543.57329
Quài Cang39,138.404214
Quài Nưa52,176.418123
Quài Tở60,139.306154
Rạng Đông38,113.997104
Ta Ma107,024.00137
Tênh Phông56,851.83632
Tỏa Tình65,062.53438
Toàn huyện1.135,4292.32181
Nguồn: Niên giám tỉnh Điện Biên năm 2022[1]

Lịch sử sửa

Ngày 27 tháng 3 năm 1916, tổng Tuần Giáo có 3 xã: Mường Khoai (45 bản), Mường Húa (23 bản), Mường Ẳng (15 bản) thuộc châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu.[5]

Ngày 20 tháng 11 năm 1952, huyện Tuần Giáo có 8 xã: Phiêng Ta Ma, Phình Sáng, Xá Nhè, Pú Nhung, Toả Tình, Mường Quài, Mường Ẳng, Mường Húa.

Ngày 29 tháng 4 năm 1955, châu Tuần Giáo trực thuộc Khu tự trị Thái – Mèo mới thành lập quản lý.

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết tái lập tỉnh Lai Châu từ một phần của Khu tự trị Thái – Mèo và huyện Tuần Giáo thuộc tỉnh Lai Châu có 20 xã: Nà Sáy, Mường Đăng, Mường Ẳng, Búng Lao, Lịch Lạn, Mường Báng, Mường Đun, Quài Tở, Quài Nưa, Mường Thín, Quài Cang, Chiềng Sinh, Mường Mùn, Mùn Chung, Pú Nhung, Toả Tình, Phiêng Ta Ma, Phình Sáng, Xá Nhè, Liên Hiệp.

Sau năm 1954, huyện Tuần Giáo bao gồm thị trấn Nông trường Mường Ẳng và 20 xã: Búng Lao, Chiềng Sinh, Mùn Chung, Mường Ẳng, Mường Báng, Mường Đăng, Mường Đun, Mường Lạn, Mường Mùn, Mường Thín, Nà Sáy, Phình Sáng, Pú Nhung, Quài Cang, Quài Nưa, Quài Tở, Xá Nhè, Ta Ma, Tênh Phong, Tỏa Tình.

Ngày 7 tháng 4 năm 1965, thành lập thị trấn Tuần Giáo (thị trấn huyện lỵ huyện Tuần Giáo) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Quài Cang.

Ngày 30 tháng 3 năm 1967, chia xã Mường Ẳng thành 3 xã: Ẳng Cang, Ẳng Nưa và Ẳng Tở.[6]

Ngày 2 tháng 11 năm 1967, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 424-NV về việc đổi tên xã Liên Hiệp thành xã Tênh Phông.

Năm 1968, huyện Tuần Giáo có 22 xã: Ẳng Cang, Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Búng Lao, Mường Lạn, Chiềng Sinh, Mường Thín, Quài Tở, Quài Nưa, Quài Cang, Mùn Chung, Toả Tình, Mường Mùn, Xá Nhè, Pú Nhung, Ta Ma, Phình Sáng, Nà Sáy, Mường Đăng, Mường Báng, Mường Đun, Tênh Phông và thị trấn Tuần Giáo.

Ngày 19 tháng 3 năm 1969, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 143-NV về việc thành lập thị trấn Nông trường Mường Ẳng.

Ngày 15 tháng 12 năm 1977, chuyển 3 xã Mường Báng, Mường Đun và Xá Nhè về huyện Tủa Chùa quản lý.[7]

Ngày 26 tháng 5 năm 1997, giải thể thị trấn Nông trường Mường Ẳng và thành lập thị trấn Mường Ẳng trên cơ sở 502 ha diện tích tự nhiên và 2.900 người của xã Ẳng Nưa.[8]

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, huyện Tuần Giáo thuộc tỉnh Điện Biên mới được thành lập, bao gồm 2 thị trấn: Tuần Giáo (huyện lỵ), Mường Ẳng và 19 xã: Chiềng Sinh, Mường Mùn, Mường Thín, Nà Sáy, Phình Sáng, Pú Nhung, Quài Cang, Quài Nưa, Quài Tở, Ta Ma, Tênh Phông, Tỏa Tình, Mùn Chung, Ảng Cang, Ảng Nưa, Ảng Tở, Búng Lao, Mường Đăng, Mường Lạn.[9]

Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/NĐ-CP.[10] Theo đó:

  • Thành lập xã Xuân Lao trên cơ sở 5.478,05 ha diện tích tự nhiên và 4.079 người của xã Búng Lao
  • Thành lập xã Nặm Lịch trên cơ sở điều chỉnh 3.582 ha diện tích tự nhiên và 2.307 người của xã Mường Lạn.
  • Thành lập xã Ngối Cáy trên cơ sở điều chỉnh 5.237,22 ha diện tích tự nhiên và 2.585 người của xã Mường Đăng
  • Điều chỉnh 138,30 ha diện tích tự nhiên và 465 người của xã Ẳng Cang; 2,604 ha diện tích tự nhiên và 58 người của xã Ẳng Nưa về thị trấn Mường Ẳng quản lý và đổi tên thị trấn Mường Ẳng thành thị trấn Mường Ảng
  • Thành lập huyện Mường Ảng trên cơ sở điều chỉnh 44.320,35 ha diện tích tự nhiên và 37.077 người thuộc thị trấn Mường Ảng và 9 xã: Ẳng Cang, Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Búng Lao, Mường Lạn, Mường Đăng, Xuân Lao, Nặm Lịch, Ngối Cáy của huyện Tuần Giáo.

Huyện Tuần Giáo còn lại còn lại 113.629,45 ha diện tích tự nhiên và 71.423 người, bao gồm thị trấn Tuần Giáo và 13 xã: Chiềng Sinh, Mùn Chung, Mường Mùn, Mường Thín, Nà Sáy, Phình Sáng, Pú Nhung, Quài Cang, Quài Nưa, Quài Tở, Ta Ma, Tênh Phông, Tỏa Tình.

Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP.[11] Theo đó:

  • Thành lập xã Nà Tòng trên cơ sở 3.755 ha diện tích tự nhiên và 2.264 người của xã Mùn Chung
  • Thành lập xã Pú Xi trên cơ sở 12.212,11 ha diện tích tự nhiên và 2.351 người của xã Mường Mùn
  • Thành lập xã Rạng Đông trên cơ sở 3.902,0 ha diện tích tự nhiên và 3.220 người của xã Phình Sáng
  • Thành lập xã Chiềng Đông trên cơ sở 3.898,0 ha diện tích tự nhiên và 4.997 người của xã Chiềng Sinh
  • Thành lập xã Mường Khong trên cơ sở 10.716,81 ha diện tích tự nhiên và 2.866 người của xã Nà Sáy.

Huyện Tuần Giáo có 1 thị trấn và 18 xã như hiện nay.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2023). Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2022. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên. tr. 31,32. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  4. ^ Thông tư 47/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Điện Biên. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  5. ^ “Về lịch sử hình thành huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”. Cổng thông tin điện tử huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. 25 tháng 6 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Quyết định số 122-NV
  7. ^ Quyết định số 328-CP
  8. ^ Nghị định số 52-CP
  9. ^ “NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC CHIA VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ TỈNH”. Thư viện pháp luật. Truy cập 21 tháng 10 năm 2017.
  10. ^ Nghị định số 135/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006
  11. ^ “Nghị quyết số 45/NQ-CP”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2020.

Tham khảo sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhVương Đình HuệĐặc biệt:Tìm kiếmCúp bóng đá U-23 châu Á 2024FacebookCúp bóng đá U-23 châu ÁChiến dịch Điện Biên PhủĐài Á Châu Tự DoĐài Truyền hình Việt NamViệt NamTô LâmTrần Cẩm TúGoogle DịchẤm lên toàn cầuTrương Mỹ LanCleopatra VIIHồ Chí MinhVũ Thanh ChươngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024UzbekistanNguyễn Phú TrọngPhạm Minh ChínhBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTikTokChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Võ Nguyên GiápVõ Văn ThưởngHybe CorporationSố nguyên tốThành phố Hồ Chí MinhBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVịnh Hạ LongSerie ANữ hoàng nước mắtHai Bà TrưngGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Lịch sử Việt Nam