Lê Thị Thu Hằng

nhà ngoại giao người Việt Nam

Lê Thị Thu Hằng (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1972 tại Hà Nội) là một nhà ngoại giao người Việt Nam. Bà hiện là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Bà từng giữ các chức vụ Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng thời là Trợ lý Bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao (từ ngày 30 tháng 3 năm 2017, thay cho ông Lê Hải Bình).[1][2]

Lê Thị Thu Hằng
Chức vụ
Nhiệm kỳ2 tháng 12 năm 2022 – nay
1 năm, 144 ngày
Bộ truởngBùi Thanh Sơn
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ16 tháng 8 năm 2021 – 2 tháng 12 năm 2022
1 năm, 108 ngày
Bộ trưởngBùi Thanh Sơn

Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ1 tháng 4 năm 2017 – 2 tháng 12 năm 2022
5 năm, 245 ngày
Bộ trưởngPhạm Bình Minh
Bùi Thanh Sơn
Tiền nhiệmLê Hải Bình
Kế nhiệmPhạm Thu Hằng
Thông tin chung
Sinh2 tháng 12, 1972 (51 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh

Xuất thân và trình độ học vấn sửa

Lê Thị Thu Hằng sinh ngày 2 tháng 12 năm 1972 tại Hà Nội[3]

Lê Thị Thu Hằng là học sinh chuyên tiếng Nga khóa đầu tiên của Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam.[4]

Năm 1994, bà tốt nghiệp cử nhân Anh văn[1], khoa phiên dịch tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội).[3] Bà thông thạo tiếng Anhtiếng Nga.[1]

Bà còn có bằng cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.[1]

Bà lấy bằng thạc sĩ Ngoại giao và Truyền thông Quốc tế, Đại học West of England (Vương quốc Anh).[1]

Sự nghiệp sửa

Từ năm 1996 (24 tuổi) bà vào ngành ngoại giao và bắt đầu công tác tại Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao Việt Nam.[1]

Từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2004, bà làm Tùy viên, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.[1][3]

Sau nhiệm kỳ tại Liên bang Nga, bà trở lại công tác tại Vụ Thông tin Báo chí.[1] Từ 2009, bà làm Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí.[3]

Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm 2015, bà là Tham tán Công sứ, người thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[1][3]

Tháng 11 năm 2015, bà giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Văn hoá, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.[3]

Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, bà là Vụ trưởng Vụ Thông tin văn hoá, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.[1] Chiều tối ngày 29 tháng 3 năm 2017, bà được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn, Bộ Ngoại giao từ ngày 1 tháng 4 năm 2017.[1][3]

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2021, bà được trao quyết định bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí. [5]

Tại Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022, bà được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Phát biểu sửa

Tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao chiều ngày 5 tháng 4 năm 2018, trả lời phóng viên về việc một số tổ chức nhân quyền lên án phiên tòa cùng ngày xét xử sơ thẩm 6 bị cáo, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", bà Hằng khẳng định: "Về thông tin do một số tổ chức nhân quyền đưa ra, tôi bác bỏ những thông tin sai sự thực, thiếu khách quan. Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ".[6]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k Hải Minh (30 tháng 3 năm 2017). “Bà Lê Thị Thu Hằng trở thành người phát ngôn của Bộ Ngoại giao”. Báo Công an. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2004.
  2. ^ Thái An - X.Linh - Phạm Hải (30 tháng 3 năm 2017). “Bộ Ngoại giao có nữ phát ngôn viên mới”. VietNamNet. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ a b c d e f g PV (30 tháng 3 năm 2017). “Bà Lê Thị Thu Hằng là Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao”. Báo Tài nguyên môi trường. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ Phạm Hải. “Điều chưa biết về nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao”. VietNamNet. 2017-10-20. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ “Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao”. VOV.VN. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  6. ^ “Người phát ngôn lên tiếng về phiên tòa xử Nguyễn Văn Đài và đồng phạm”. nld.com.vn. 5 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhVương Đình HuệĐặc biệt:Tìm kiếmCúp bóng đá U-23 châu Á 2024FacebookCúp bóng đá U-23 châu ÁChiến dịch Điện Biên PhủĐài Á Châu Tự DoĐài Truyền hình Việt NamViệt NamTô LâmTrần Cẩm TúGoogle DịchẤm lên toàn cầuTrương Mỹ LanCleopatra VIIHồ Chí MinhVũ Thanh ChươngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024UzbekistanNguyễn Phú TrọngPhạm Minh ChínhBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTikTokChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Võ Nguyên GiápVõ Văn ThưởngHybe CorporationSố nguyên tốThành phố Hồ Chí MinhBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVịnh Hạ LongSerie ANữ hoàng nước mắtHai Bà TrưngGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Lịch sử Việt Nam