Hương Phú (huyện)

Huyện cũ thuộc tỉnh Bình Trị Thiên

Hương Phú là một huyện cũ thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, sau thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huyện được thành lập từ ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Hương Thủy và huyện Phú Vang. Riêng 2 xã: Vinh Xuân và Vinh Thanh của huyện Phú Vang nhập vào huyện Phú Lộc.[1]

Phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Hương Điền, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện A Lưới.

Khi hợp nhất, huyện Hương Phú có 28 xã: Phú An, Phú Đa, Phú Diên, Phú Dương, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mậu, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thuận, Phú Thượng, Phú Xuân, Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú và Vinh Thái.

Ngày 18 tháng 5 năm 1981:

  • Thành lập xã Phú Sơn ở khu kinh tế mới Khe Sòng
  • Chuyển 2 xã Vinh Thanh và Vinh Xuân thuộc huyện Phú Lộc về huyện Hương Phú quản lý.[2]

Ngày 11 tháng 9 năm 1981, chuyển 9 xã: Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy An, Thủy Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh và Phú Tân về thành phố Huế quản lý.[3]

Huyện Hương Phú còn lại 22 xã: Phú An, Phú Đa, Phú Diên, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Sơn, Phú Thuận, Phú Xuân, Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh và Vinh Xuân.

Ngày 17 tháng 9 năm 1981, thành lập xã Dương Hòa.[4]

Ngày 6 tháng 1 năm 1983, thành lập thị trấn Phú Bài (thị trấn huyện lị huyện Hương Phú) trên cơ sở tách các thôn Phủ Lương thuộc xã Thủy Châu, thôn 1, thôn 2 thuộc xã Thủy Lương và sân bay Phú Bài.[5]

Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Hương Phú gồm thị trấn Phú Bài và 23 xã: Dương Hòa, Phú An, Phú Đa, Phú Diên, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Sơn, Phú Thuận, Phú Xuân, Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh, Vinh Xuân.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, huyện Hương Phú thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được tái lập.[6]

Ngày 15 tháng 5 năm 1989, tách thôn Cự Lại thuộc xã Phú Thuận để thành lập xã Phú Hải.[7]

Ngày 29 tháng 9 năm 1990, huyện Hương Phú lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Hương Thủy và Phú Vang:

  • Huyện Hương Thủy có thị trấn Phú Bài và 11 xã: Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Bằng, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân.
  • Huyện Phú Vang có 21 xã: Phú An, Phú Đa, Phú Diên, Phú Dương, Phú Hải, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mậu, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thuận, Phú Thượng, Phú Xuân, Thuận An, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh và Vinh Xuân.[8]

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhVương Đình HuệĐặc biệt:Tìm kiếmCúp bóng đá U-23 châu Á 2024FacebookCúp bóng đá U-23 châu ÁChiến dịch Điện Biên PhủĐài Á Châu Tự DoĐài Truyền hình Việt NamViệt NamTô LâmTrần Cẩm TúGoogle DịchẤm lên toàn cầuTrương Mỹ LanCleopatra VIIHồ Chí MinhVũ Thanh ChươngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024UzbekistanNguyễn Phú TrọngPhạm Minh ChínhBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTikTokChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Võ Nguyên GiápVõ Văn ThưởngHybe CorporationSố nguyên tốThành phố Hồ Chí MinhBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVịnh Hạ LongSerie ANữ hoàng nước mắtHai Bà TrưngGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Lịch sử Việt Nam