Gò Quao

Huyện thuộc tỉnh Kiên Giang

Gò Quao có diện tích là 424,4 km², là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Gò Quao
Huyện
Huyện Gò Quao
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhKiên Giang
Huyện lỵthị trấn Gò Quao
Trụ sở UBNDĐường 30/4, thị trấn Gò Quao
Phân chia hành chính1 thị trấn, 10 xã
Thành lập1920
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDVõ Văn Trà
Chủ tịch HĐNDNguyễn Xuân Hoài
Bí thư Huyện ủyNguyễn Thanh Long
Địa lý
Tọa độ: 9°43′39″B 105°16′39″Đ / 9,727561°B 105,277496°Đ / 9.727561; 105.277496
MapBản đồ huyện Gò Quao
Gò Quao trên bản đồ Việt Nam
Gò Quao
Gò Quao
Vị trí huyện Gò Quao trên bản đồ Việt Nam
Diện tích424,4 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng153.776 người[1]
Thành thị30.093 người (19%)
Nông thôn123.683 người (81%)
Mật độ350 người/km²
Khác
Mã hành chính907[2]
Biển số xe68-E1
Websitegoquao.kiengiang.gov.vn

Địa lý sửa

Huyện Gò Quao nằm ở phía đông phần giữa của tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:

Huyện Gò Quao có diện tích 439,51 km², dân số năm 2020 là 133.776 người[1], mật độ dân số đạt 304 người/km².

Hành chính sửa

Huyện Gò Quao có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Gò Quao (huyện lỵ) và 10 xã: Định An, Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Thắng, Vĩnh Tuy.

Đơn vị hành chính cấp xãThị trấn Gò QuaoĐịnh AnĐịnh HòaVĩnh TuyVĩnh ThắngVĩnh Phước AVĩnh Phước BVĩnh Hòa Hưng BắcVĩnh Hòa Hưng NamThủy LiễuThới Quản
Diện tích (km²)21,7036,1051,1934,4233,8344,5027,5547,7748,1737,8954,64
Dân số (người)10.09317.99215.2711.0386.9148.2637.54813.67115.41611.30216.269
Mật độ dân số (người/km²)465498298320204186273286320298298
Số đơn vị hành chính6 khu phố11 ấp10 ấp8 ấp6 ấp9 ấp6 ấp11 ấp12 ấp9 ấp10 ấp

Lịch sử sửa

Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp lập quận Gò Quao thuộc tỉnh Rạch Giá, gồm 2 tổng là: tổng Kiên Định có 5 làng, tổng Thanh Biên có 7 làng.

Ngày 24 tháng 11 năm 1925, chuyển tổng Thanh Biên sang quận An Biên, quận Gò Quao còn lại tổng Kiên Định.

Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên quận Gò Quao thành quận Kiên Hưng thuộc tỉnh Kiên Giang vừa mới thành lập.

Năm 1961, lại giao quận Kiên Hưng về cho tỉnh Chương Thiện quản lý.

Về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam), tên huyện Gò Quao thuộc tỉnh Rạch Giá vẫn được duy trì cho tới năm 1975.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Rạch Giá lúc bấy giờ vẫn đặt huyện Gò Quao thuộc tỉnh Rạch Giá cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay sửa

Từ tháng 2 năm 1976, Gò Quao trở thành tên huyện của tỉnh Kiên Giang, bao gồm 7 xã: Định An, Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Hòa Hưng, Vĩnh Phước và Vĩnh Tuy.

Ngày 10 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 109-HĐBT[3] về việc chia xã Vĩnh Hoà Hưng thành 4 xã: Vĩnh Hoà Hưng, Vĩnh Hoà Thạnh, Vĩnh Hoà Dũng và Vĩnh Hiệp Hoà.

Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[4] về việc:

  • Chia xã Vĩnh Tuy thành 3 xã: Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng và Vĩnh Hùng
  • Chia xã Thới Quản thành 2 xã: Thới Quản và Thới An
  • Chia xã Thủy Liễu thành 2 xã: Thủy Liễu và Thủy Tiến
  • Chia xã Định Hoà thành 2 xã: Định Hoà và Định Thành
  • Chia xã Định An thành 2 xã: Định An và Tân Hoà Lợi
  • Chia xã Vĩnh Phước thành 3 xã: Vĩnh Phước, Phước Tân và Phước An.

Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[5] về việc giải thể 8 xã: Vĩnh Thắng, Vĩnh Hùng, Thới An, Thủy Tiến, Định Thành, Tân Hòa Lợi, Vĩnh Hòa Hưng, Vĩnh Hòa Thạnh, Vĩnh Hòa Dũng, Vĩnh Hiệp Hòa và Phước Tân để thành lập thị trấn Gò Quao và 2 xã: Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam.

Huyện Gò Quao lúc này bao gồm thị trấn Gò Quao và 8 xã: Định An, Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Phước, Vĩnh Tuy.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 23-CP[6] về việc chia xã Vĩnh Phước thành 2 xã: Vĩnh Phước A và Vĩnh Phước B.

Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP[7] về việc thành lập xã Vĩnh Thắng trên cơ sở 3.383 ha diện tích tự nhiên và 10.325 nhân khẩu xã Vĩnh Tuy.

Cuối năm 2004, huyện Gò Quao bao gồm thị trấn Gò Quao và 10 xã: Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Định Hòa, Thới Quản, Định An, Thủy Liễu, Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[8] về việc điều chỉnh 280 ha diện tích tự nhiên và 1.230 nhân khẩu của xã Vĩnh Phước B về thị trấn Gò Quao quản lý.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định 109-HĐBT phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 10 tháng 10 năm 1981.
  4. ^ “Quyết định 107-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn Kiến Lương thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 27 tháng 9 năm 1983. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ Quyết định 92-HĐBT năm 1988 về việc điều chỉnh địa giới huyện Châu Thành để mở rộng địa giới thị xã Rạch Giá; thành lập phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Rạch Giá và các huyện Châu Thành, An Minh, Gò Quao, Hòn Đất; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hà Tiên và huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
  6. ^ “Nghị định 23-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã, phường thuộc tỉnh Kiên Giang”. Văn bản pháp luật (vanbanphapluat.co). 18 tháng 3 năm 1997.
  7. ^ “Nghị định 84/2001/NĐ-CP về việc thành lập các xã, phường thuộc các huyện Gò Quao, An Minh, Tân Hiệp, Giồng Riềng và thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 14 tháng 11 năm 2001.
  8. ^ “Nghị định 97/2005/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang; điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã thuộc các huyện Gò Quao, An Minh, Châu Thành, Kiên Hải và Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 7 năm 2005. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.

Tham khảo sửa

Bản mẫu:Danh sách các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Kiên Giang

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhVương Đình HuệĐặc biệt:Tìm kiếmCúp bóng đá U-23 châu Á 2024FacebookCúp bóng đá U-23 châu ÁChiến dịch Điện Biên PhủĐài Á Châu Tự DoĐài Truyền hình Việt NamViệt NamTô LâmTrần Cẩm TúGoogle DịchẤm lên toàn cầuTrương Mỹ LanCleopatra VIIHồ Chí MinhVũ Thanh ChươngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024UzbekistanNguyễn Phú TrọngPhạm Minh ChínhBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTikTokChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Võ Nguyên GiápVõ Văn ThưởngHybe CorporationSố nguyên tốThành phố Hồ Chí MinhBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVịnh Hạ LongSerie ANữ hoàng nước mắtHai Bà TrưngGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Lịch sử Việt Nam