Cách để Xử lý dây thần kinh bị chèn ép ở hông

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dây thần kinh bị chèn ép là khi có một lực ép hoặc áp lực đè lên dây thần kinh, gây đau và khó chịu. Bạn nên trang bị kiến thức về cách giảm triệu chứng dây thần kinh bị chèn ép bằng cách chăm sóc tại nhà, tập thể dục và dùng thuốc.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Điều trị dây thần kinh bị chèn ép ở hông tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Áp dụng phương pháp PRICE.
    PRICE là từ viết tắt của các chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Protection (bảo vệ), Rest (nghỉ ngơi), Immobilization (bất động), Compression (ép) và Elevation (nâng cao). Tất cả các bước này đều dễ thực hiện tại nhà và giúp giảm đau do dây thần kinh bị chèn ép.
    • Protection (bảo vệ): Bảo vệ dây thần kinh nghĩa là tránh gây tổn thương hoặc chấn thương thêm. Để bảo vệ hông, bạn nên tránh cho hông tiếp xúc với nhiệt (như khi tắm bồn, xông hơi, chườm nóng,…) và tránh cử động quá nhiều.
    • Rest (nghỉ ngơi): Chuyên gia khuyến nghị nên tránh các hoạt động khiến chấn thương thêm cho vùng hông bị chèn ép trong vòng 24-72 giờ đầu tiên. Bạn nên ngồi hoặc nằm càng nhiều càng tốt.
    • Immobilization (bất động): Hông thường được đeo nẹp, quấn băng để giữ yên bất động và ngăn ngừa chấn thương thêm.
    • Compression (ép): Ép hay chườm lạnh bằng cách quấn túi đá viên trong khăn ẩm rồi chườm lên vùng hông khoảng 15-20 phút, 2-3 tiếng một lần mỗi ngày. Cơn lạnh giúp làm tê liệt cơn đau và giảm viêm.
    • Elevation (nâng cao): Đặt 1-2 chiếc gối dưới hông để nâng hông cao hơn tim trong khi nằm. Cách này kích thích lưu thông máu đến vùng hông bị chèn ép và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mát-xa dây thần kinh bị chèn ép.
    Mát-xa nhẹ nhàng bằng dầu ấm sẽ giúp thư giãn dây thần kinh bị chèn ép. Bạn có thể nhờ người khác mát-xa hông hoặc đến gặp chuyên gia mát-xa trị liệu.
    • Mát-xa đúng cách là dùng các động tác vuốt mạnh và lực ép liên tục để làm giãn cơ hông, giảm co thắt và giảm căng thẳng trong dây thần kinh. Đôi khi, động tác rung nhẹ nhàng cũng có lợi cho việc thư giãn cơ và dây thần kinh.
    • Bạn sẽ không thể giảm đau do dây thần kinh bị chèn ép chỉ sau một lần mát-xa. Cần mát-xa vài lần để cho cơ bắp thả dây thần kinh bị chèn ép, nhờ đó bạn mới thư giãn được lâu hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giãn cơ tháp chậu.
    Bài tập này giúp rèn luyện và giãn cơ hông và cơ lưng dưới, từ đó giảm độ cứng và áp lực lên hông.
    • Ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt sát trên sàn. Nếu hông đau ở bên trái, đặt mắt cá chân trái lên trên đầu gối chân phải. Nếu hông đau ở bên phải thì làm ngược lại.
    • Cần đảm bảo xương mắt cá chân nằm bên trên cách xương bánh chè 2,5-5 cm. Để sao cho đầu gối chân phải hướng ra bên ngoài.
    • Cúi người về trước đến khi cảm thấy phía bên trái của hông ngoài và lưng dưới được giãn ra. Giữ tư thế 10-20 giây.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giãn cơ gấp hông.
    Bài tập này giúp giãn cơ hông, từ đó giảm độ cứng và áp lực lên hông.
    • Vào tư thế Lunge (chùng chân). Bàn chân đặt phía trước phải cách bàn chân sau 0,9-1,2 m và cả hai đầu gối đều gập một góc 90 độ. Chân đặt phía sau sẽ là chân bị đau vì nó sẽ được giãn nhiều nhất.
    • Đặt đầu gối chân sau lên sàn. Giữ cho đầu gối chân trước nằm thẳng bên trên gót chân. Thẳng người và từ từ chùng chân về phía trước cho đến khi cảm thấy phần đùi trước của chân sau được giãn ra. Giữ tư thế trong 10-20 giây rồi về tư thế ban đầu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Giãn hông ngoài.
    Tình trạng căng cơ hông ngoài có thể tạo áp lực lên dây thần kinh và gây đau. Bài tập này giúp giảm căng cơ hông ngoài và xoa dịu dây thần kinh bị chèn ép.
    • Vào tư thế đứng. Đặt chân có dây thần kinh bị chèn ép phía sau chân kia. Đẩy hông có dây thần kinh bị chèn ép qua một bên, đồng thời nghiêng người về bên đối diện.
    • Duỗi cánh tay (cánh tay ở cùng bên hông có dây thần kinh bị chèn ép) cao qua đầu và hướng về phía đối diện để duỗi hết mức.
    • Dọc theo phần cơ thể ở bên hông đau phải cảm thấy được giãn ra. Giữ tư thế 10-20 giây rồi về tư thế ban đầu.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giãn cơ mông.
    Độ cứng ở cơ mông có thể tạo áp lực lên dây thần kinh bên dưới, dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép và đau hông. Bài tập này có thể dùng để giãn cơ mông và giảm căng dây thần kinh.
    • Nằm trên sàn, hai chân dang rộng. Gập đầu gối của chân ở bên hông có dây thần kinh bị chèn ép và kéo về phía ngực.
    • Nắm chặt ngón tay đặt dưới đầu gối và kéo đầu gối gần về phía ngực, hơi chếch ra phía ngoài vai. Giữ tư thế 10-20 giây rồi về tư thế ban đầu.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Thử dùng tinh dầu.
    Nguyên liệu thảo mộc bao gồm tinh dầu hoa oải hương, hương thảo và cỏ xạ hương đều có ích vì chúng có đặc tính xoa dịu và thư giãn.
    • Nghiên cứu cho thấy các loại tinh dầu này có đặc tính giảm đau, chống co thắt nên có thể giúp giãn dây thần kinh bị căng và giảm co thắt cơ, từ đó giảm cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép.
    • Bạn có thể thoa tinh dầu bên ngoài trong khi mát-xa. Tinh dầu đặc biệt hiệu quả nếu thoa trước khi đi ngủ khoảng một tiếng.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống thuốc giảm đau.
    Nếu dây thần kinh bị chèn ép gây đau dữ dội, bác sĩ có thể khuyến nghị uống thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể tư vấn uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc kê cho bạn thuốc giảm đau mạnh hơn.
    • Thuốc giảm đau hoạt động bằng cách chặn và cản trở tín hiệu đau truyền đến não. Cơn đau không thể được truyền đạt và cảm nhận nếu tín hiệu đau không đến não.
    • Một số thuốc giảm đau không kê đơn gồm có paracetamol và acetaminophen. Một số thuốc giảm đau kê đơn gồm có codeine và tramadol.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng thuốc NSAID để giảm viêm.
    NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) hoạt động bằng cách chặn các hóa chất cụ thể trong cơ thể khiến vị trí chấn thương bị viêm. Một số thuốc NSAID gồm cóibuprofen, naproxen và aspirin.
    • Tuy nhiên, bạn không nên uống thuốc NSAID trong vòng 48 giờ đầu sau chấn thương vì thuốc có thể làm chậm quá trình chữa lành. Trong vòng 48 giờ đầu, viêm là một trong những cơ chế bù trừ của cơ thể đối với chấn thương.
    • Luôn uống thuốc NSAID cùng bữa ăn vì thuốc có thể kích thích dạ dày.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiêm steroid.
    Thuốc tiêm steroid có thể giúp giảm viêm và sưng, từ đó giúp dây thần kinh bị chèn ép do viêm được chữa lành và phục hồi.
    • Thuốc tiêm steroid phải được bác sĩ kê đơn và thực hiện. Steroid có thể được tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đeo nẹp hông.
    Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến nghị đeo nẹp cho hông bị chèn ép. Nẹp hông giúp hạn chế cử động và giúp cơ nghỉ ngơi, giãn dây thần kinh bị chèn ép và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc phương pháp phẫu thuật.
    Nếu tất cả các phương pháp điều trị trước đều thất bại, việc phẫu thuật có thể là cần thiết để giảm áp lực và lực ép lên dây thần kinh.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Xác định dây thần kinh ở hông bị chèn ép

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rõ dây thần kinh bị chèn ép là gì.
    Các mô thần kinh tỏa ra từ não và tủy sống, cần thiết cho việc truyền các thông điệp quan trọng đi khắp cơ thể. Tình trạng chèn ép dây thần kinh ở hông xảy ra khi phần giữa cơ thể bị căng quá mức hoặc chịu lực ép. Vì phần hông chịu trách nhiệm cho nhiều chuyển động của cơ thể nên bất kỳ chấn thương nào đến dây thần kinh hông đều gây đau và khó chịu dữ dội.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định các triệu chứng dây thần kinh bị chèn ép.
    Các triệu chứng thường gặp nhất khi dây thần kinh bị chèn ép bao gồm:
    • Tê hoặc ngứa ran. Vùng hông bị ảnh hưởng có thể bị kích thích. Trong trường hợp nghiêm trọng, dây thần kinh bị chèn ép có thể mất cảm giác.
    • Đau: Vị trí dây thần kinh bị chèn ép có thể thấy đau nhói hoặc đau lan rộng.
    • “Ngứa râm ran như kiến bò”: Người bệnh có thể cảm thấy "ngứa râm ran như kiến bò" ở dây thần kinh bị chèn ép.
    • Ốm yếu: Bạn có thể mất khả năng thực hiện một số hoạt động nhất định khi dây thần kinh bị chèn ép tiến triển.
    • Mất cơ: Dấu hiệu này thường xuất hiện vào giai đoạn sau của chấn thương. Tốt nhất bạn nên luôn so sánh vùng hông bị ảnh hưởng với bên hông đối diện để xem có sự khác nhau về kích thước cơ không. Nếu có sự khác biệt, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trang bị kiến thức về nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh.
    Dây thần kinh bị chèn ép gây ra bởi lực ép hoặc áp lực lên dây thần kinh do nhiều yếu tố như:
    • Cử động lặp lại: Sử dụng một số bộ phận trên cơ thể quá nhiều có thể gây ra áp lực quá lớn lên dây thần kinh, khiến dây thần kinh bị chèn ép.
    • Duy trì một tư thế trong thời gian dài: Giữ người ở một tư thế nhất định trong thời gian dài có thể khiến dây thần kinh bị chèn ép.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cảnh giác với yếu tố nguy cơ khiến dây thần kinh bị chèn ép.
    Nguy cơ chèn ép dây thần kinh tăng cao do các yếu tố sau:
    • Di truyền: Một số đối tượng có xu hướng di truyền bị chèn ép dây thần kinh.
    • Béo phì: Thừa cân có thể tăng thêm áp lực lên dây thần kinh:
    • Viêm xương khớp: Căn bệnh này có thể gây gai xương, khiến dây thần kinh bị chèn ép.
    • Lạm dụng: Cử động lặp lại ở những phần cơ thể nhất định có thể làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh.
    • Tư thế: Tư thế không đúng có thể tăng thêm áp lực lên dây thần kinh và cột sống.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Biết cách chẩn đoán dây thần kinh bị chèn ép.
    Tình trạng chèn ép dây thần kinh có thể được chẩn đoán đúng sau nhiều quy trình được chuyên gia khuyến nghị như:
    • Điện tâm đồ: Trong quy trình này, một kim điện cực mỏng sẽ được gắn vào cơ để đo hoạt động điện của cơ trong thời gian hoạt động (co thắt) và nghỉ ngơi.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp chụp cộng hưởng từ được tiến hành để xác định sự chèn ép rễ dây thần kinh. MRI dùng từ trường và sóng vô tuyến để tạo hình ảnh sâu hơn về cơ thể.
    • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Phương pháp này được tiến hành để kích thích dây thần kinh bằng xung điện nhẹ thông qua một điện cực kiểu miếng dán được dán lên da.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ashley Mak, DPT
Cùng viết bởi:
Chuyên gia vật lý trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ashley Mak, DPT. Ashley Mak là chuyên gia vật lý trị liệu và chủ sở hữu của Ashley Mak Performance and Rehabilitation, một cơ sở điều trị vật lý trị liệu tại Hoboken, New Jersey. Anh cũng là CEO của Hudson River Fitness và giáo sư thỉnh giảng của Đại học Kean. Với hơn bảy năm kinh nghiệm điều trị vật lý trị liệu, Ashley chuyên điều trị giảm đau và tối ưu hóa hoạt động thể chất. Anh có bằng cử nhân sinh học của Đại học Villanova năm 2010 và bằng tiến sĩ vật lý trị liệu (DPT) của Đại học Thomas Jefferson năm 2012. Bài viết này đã được xem 11.903 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 11.903 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo