Cách để Xì hơi một cách kín đáo

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi còn là một đứa trẻ thì việc xì hơi cho kêu thật to có vẻ rất là oách đấy, thế nhưng trong thế giới của người lớn, điều này sẽ chẳng được ai tán dương – và có thể còn khiến bạn bè xa lánh bạn nữa. Dù là vậy, việc nín xì hơi lại cũng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bị đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng[1]. Xì hơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết mà hằng ngày chúng ta ai cũng có nhu cầu. Bạn không cần xấu hổ về nhu cầu xì hơi của mình, nhưng bạn có thể giảm thiểu âm thanh và mùi khó chịu khi xì hơi và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như các thói quen hằng ngày để hạn chế hoạt động này diễn ra quá thường xuyên.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Giảm thiểu âm thanh và mùi khó chịu khi xì hơi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xì hơi thật chậm.
    Xì hơi nhanh thường sẽ kèm theo âm thanh lớn, nên thay vì vậy, bạn hãy từ từ xì hơi thật chậm. Để làm được điều này, bạn cần siết chặt cơ bụng và hít vào và thở ra thật sâu để lượng khí trong bụng thoát ra ngoài. Làm như vậy thì sẽ không gây ra âm thanh lớn. Hoặc bạn cũng có thể để hai mông tách nhau xa nhất có thể để xì hơi một cách mượt mà và đôi khi còn chẳng tạo ra chút mùi khó chịu nào nữa.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ho hoặc tạo ra tiếng động lớn.
    Bạn có thể gây xao nhãng bằng cách ho hoặc hắt hơi thật lớn khi xì hơi. Những tiếng động này có thể giúp át đi tiếng xì hơi phát ra.
    • Bạn cũng có thể tạo ra âm thanh lớn gây xao nhãng bằng cách giả vờ nói chuyện điện thoại với ai đó hoặc bật nhạc trong phòng trước khi xì hơi để ngụy trang cho âm thanh khó chịu đi kèm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vừa đi vừa xì hơi.
    Một cách khác bạn có thể lựa chọn là xì hơi khi đang di chuyển để cả âm thanh và mùi hôi không quẩn lại ở vùng không gian xung quanh bạn. Hơn nữa khi ai đó ngửi thấy mùi hoặc nghe thấy tiếng xì hơi thì bạn cũng không có mặt ở đó và đương nhiên bạn cũng không phải ngượng ngùng khi họ phát hiện ra điều này.[3]
    • Hãy cố gắng đi tới một căn phòng hoặc khu vực nào đó trống để bạn có thể xì hơi hết ra khi không có ai xung quanh. Như vậy bạn sẽ không phải cảm thấy xấu hổ vì thải ra lượng khí khó chịu đó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rời khỏi phòng hoặc khu vực bạn đang hiện diện.
    Trước khi xì hơi, hãy đứng dậy và rời khỏi vị trí nếu bạn đang ở trong đám đông hoặc có quá nhiều người xung quanh. Bạn có thể đi đến phòng khác hoặc khu vực nào đó trống để xì hơi một cách thoải mái.[4]
    • Ví dụ như bạn đang ở trên một chuyến tàu đông đúc, hãy cố gắng nín xì hơi cho đến khi bạn lên một toa tàu trống. Nếu đang ở trong văn phòng đông người, bạn có thể đi đến phòng họp hoặc khu vực công cộng để xì hơi, như vậy sẽ chẳng ai bị làm phiền bởi âm thanh và mùi khó chịu đó cả.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng nước xịt phòng.
    Bạn có thể ngụy trang cho mùi xì hơi khó chịu bằng cách dùng nước xịt phòng quanh vị trí của mình hoặc dùng kem bôi tay. Hãy xoa một ít kem bôi tay có mùi thơm lên tay để mùi thơm này át đi mùi khó chịu trong không khí sau khi xì hơi.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm lượng khí sinh ra

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngâm đậu trong nước trước khi ăn để tránh bị đầy hơi.
    Ai cũng biết là ăn đậu sẽ dễ bị đầy hơi. Bạn có thể làm giảm đặc tính gây đầy hơi của loại thực phẩm này bằng cách ngâm các loại đậu khô với nước trước khi nấu. Ăn đậu khô thay vì đậu đóng hộp cũng có thể giảm tình trạng đầy bụng và giảm lượng khí sinh ra.[6]
    • Bạn nên dùng nước mới khi nấu đậu vì dùng nước ngâm đậu để nấu luôn thì khi ăn sẽ sinh ra nhiều khí hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn các loại rau củ quả ít gây đầy hơi.
    Rau củ quả đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì một chế độ ăn và lối sống lành mạnh, tuy nhiên một vài loại rau quả lại khiến bạn dễ bị đầy hơi hơn. Bạn có thể hạn chế việc xì hơi bằng cách hạn chế ăn những loại rau củ này.[7]
    • Hạn chế ăn các loại quả như táo tàu, đào, chuối, lê, quả mơ và nho khô. Bạn cũng nên tránh uống nước mận vì loại nước này có thể kích thích bộ máy tiêu hóa sản sinh ra nhiều khí hơn.
    • Hạn chế ăn atisô, măng tây, bông cải xanh, cải bắp, bắp cải Brussels, súp lơ, tiêu xanh, hành, củ cải, cần tây, cà rốt và dưa chuột.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giảm sử dụng một số sản phẩm từ sữa như sữa tươi và phô mai.
    Rất nhiều sản phẩm làm từ sữa có thể gây đầy bụng và sinh khí. Chính vì vậy bạn nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm như phô mai, sữa và kem.
    • Bạn cũng nên tránh các loại thức ăn đóng gói có chứa đường lắc tô zơ (lactose) như bánh mì, ngũ cốc và sốt salad.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giảm sử dụng đồ uống chứa cacbonat.
    Các loại đồ uống này thường chứa một lượng lớn ga có thể chuyển thành lượng khí tương ứng trong cơ thể bạn. Bạn nên hạn chế uống nước soda, nước có ga, hoặc nước hoa quả có chứa cacbonat, thay vào đó hãy uống nhiều nước lọc để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.[8]
    • Bạn có thể làm giảm lượng ga trong nước uống có chứa cacbonat bằng cách mở nắp và để chai nước ở ngoài trong khoảng một vài giờ cho lượng cacbonat giảm bớt.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn.
    Những đồ uống có cồn như bia và rượu có thể khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu và sinh ra khí. Đặc biệt là khi bạn uống bia, loại thức uống này sẽ giải phóng ra khí CO2, khí này tích tụ lại sẽ khiến bạn gặp nguy cơ xì hơi.[9][10]
    • Nếu bạn thích uống đồ uống có cồn như bia rượu, hãy uống từ từ từng ngụm. Khi uống với tốc độ chậm, bạn sẽ nuốt vào ít không khí hơn và do vậy lượng khí tích tụ trong cơ thể cũng sẽ ít hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều chỉnh các thói quen hằng ngày để giảm tích tụ khí

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhai chậm khi ăn.
    Khi ăn quá nhanh, bạn sẽ nuốt vào nhiều không khí hơn theo mỗi miếng ăn, lượng khí này tích lại trong cơ thể và bạn sẽ cần phải xả chúng ra ngoài. Bạn nên ăn chậm lại và nhai mỗi miếng ăn ít nhất là hai đến bốn lần trước khi nuốt để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giảm lượng khí tích tụ.[11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh nhai kẹo cao su và ngậm kẹo.
    Sau bữa ăn, có thể bạn có thói quen nhai một thanh kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng để hơi thở thơm mát hơn, tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến bạn dễ bị đầy hơi do lượng không khí bạn nuốt vào sẽ nhiều hơn, dẫn đến sinh khí trong cơ thể và bạn sẽ cần xì hơi để chúng thoát ra ngoài. [12]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giảm hút thuốc.
    Hút thuốc lá điếu, xì gà và thuốc lá tẩu cũng làm tăng lượng không khí bạn nuốt vào và dẫn đến việc khí tích lại trong cơ thể. Hãy giảm số lượng thuốc lá hoặc xì gà bạn hút mỗi ngày để giảm nhu cầu xì hơi của cơ thể.[13]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Amy Chow
Cùng viết bởi:
Chuyên gia dinh dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Amy Chow. Amy Chow là chuyên gia dinh dưỡng và người sáng lập của Chow Down Nutrition, một công ty tư vấn về dinh dưỡng cho gia đình và trẻ em tại British Columbia (BC), Canada. Với hơn chín năm kinh nghiệm, Amy có sự quan tâm đặc biệt đối với dinh dưỡng thiếu nhi, quản lý dị ứng thực phẩm và điều trị rối loạn ăn uống. Amy có bằng cử nhân về khoa học dinh dưỡng của Đại học McGill. Cô trau dồi được kinh nghiệm lâm sàng thông qua các chương trình điều trị rối loạn ăn uống nội trú và ngoại trú, cũng như tại Bệnh viện Nhi British Columbia trước khi khởi nghiệp. Cô đã xuất hiện trên các chương trình Find BC Dietitians, Dietitians of Canada, Food Allergy Canada, Recovery Care Collective, Parentology, Save on Foods, National Eating Disorder Information Centre (NEDIC) và Joytv. Bài viết này đã được xem 21.952 lần.
Trang này đã được đọc 21.952 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo