Cách để Viết thư thăm dò sau khi nộp hồ sơ xin việc

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khoảng thời gian chờ đợi sau khi nộp đơn xin việc hoặc sau khi trả lời phỏng vấn có thể rất căng thẳng. Có lẽ bạn đang tự hỏi không biết mình thể hiện như thế nào và họ nghĩ gì về bạn. Việc liên hệ ngay với công ty có thể giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác. Hãy xem email thăm dò là cơ hội để bạn chứng tỏ mình yêu thích công việc này và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Miễn là bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và không hối thúc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao nỗ lực và nhiệt tình của bạn cho vị trí ứng tuyển.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Kiểm tra tình trạng đơn xin việc của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chờ ít nhất vài ngày trước khi gửi email.
    Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian các ứng viên nên chờ để gửi thư thăm dò sau khi nộp đơn xin việc, nhưng nói chung thì bạn nên chờ khoảng 3-5 ngày.
    • Trong thực tế, một số nhà tuyển dụng nói rằng họ không hề muốn nhận email thăm dò, cho rằng đó chỉ là chiến thuật gây chú ý và làm mất thời gian mà họ cần dành để chọn các ứng viên đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng thư thăm dò sẽ giúp ứng viên nổi bật theo hướng tốt.[1]
    • Lưu ý rằng có thể có hàng chục ứng viên nộp đơn cho cùng một vị trí, và nhà tuyển dụng sẽ phải mất thời gian để xem xét các đơn xin việc và chọn lọc các ứng viên đủ điều kiện để vào vòng tiếp theo. Hẳn là bạn không muốn tỏ ra quá hối thúc hoặc mất kiên nhẫn bằng cách gửi thư thăm dò quá sớm.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gửi email đến đúng người nhận.
    Lý tưởng nhất, bạn nên gửi email cho đúng người mà bạn đã liên hệ khi nộp đơn xin việc. Nếu không tìm được tên của họ, tốt nhất bạn nên bắt đầu bằng lời chào “Kính gửi người phụ trách tuyển dụng”.[3]
    • Bạn có thể tìm thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng trên website của công ty hoặc trang LinkedIn.
    • Luôn luôn kiểm tra lỗi chính tả. Không có gì tạo ấn tượng tiêu cực nhanh hơn là viết tên người nhận sai chính tả.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ghi tiêu đề cụ thể và trực tiếp.
    Dòng tiêu đề đơn giản như "Thư hỏi thăm về đơn xin ứng tuyển vị trí biên tập viên” là phù hợp. Nếu vị trí đó có mã số tham chiếu, bạn cũng có thể ghi thêm mã số vào tiêu đề.
    • Nhớ rằng nhà tuyển dụng có thể tuyển nhiều vị trí cùng lúc, do đó quan trọng là bạn phải càng cụ thể càng tốt. Thậm chí bạn có thể ghi tên của minh trong dòng tiêu đề người phụ trách dễ tìm được đơn của bạn hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Viết lời chào phù hợp.
    Bạn chỉ cần viết “Kính gửi” trước tên của người phụ trách tuyển dụng như trong đơn xin việc. Đừng rơi vào cách diễn đạt suồng sã với lời chào “Xin chào!” hoặc “Chào” vì bạn nghĩ đây chỉ là email – giờ là lúc bạn cần sự trang trọng.
    • "Kính gửi ông Nguyễn Văn A” là một lời chào phù hợp.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đề cập về vị trí ứng tuyển và thời điểm bạn nộp đơn.
    Bắt đầu bằng việc đề cập đến thời đểm bạn nộp đơn xin ứng tuyển, bạn tìm được vị trí đó bằng cách nào và rằng bạn muốn kiểm tra xem tình trạng đơn của bạn hiện nay như thế nào. Bạn có thể nói thêm rằng bạn muốn chắc chắn là họ đã nhận được hồ sơ của bạn.[4]
    • Bạn có thể viết một cách đơn giản như “Kính gửi ông Nguyễn Văn A,/ Tuần trước, tôi có nộp đơn ứng tuyển vị trí biên tập viên của quý cơ quan qua thông báo trên trang Jobster. Tôi chưa nhận được phản hồi về vị trí này, vì vậy tôi muốn xác nhận rằng hồ sơ của tôi đã được gửi đến.”
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nhấn mạnh nhiệt huyết và trình độ chuyên môn của bạn cho vị trí ứng tuyển.
    Nói với nhà tuyển dụng rằng bạn rất háo hức với vị trí đó và giải thích vì sao bạn là ứng viên phù hợp. Nêu chi tiết về trình độ chuyên môn của bạn cho vị trí đó.[5]
    • Thử viết "Với nhiệt huyết và kinh nghiệm của mình, tôi tin rằng tôi hoàn toàn phù hợp với vị trí này. Tôi đã từng có 5 năm làm biên tập viên cho một tạp chí phong cách sống, và tôi rất hào hứng khi có cơ hội nâng cao kinh nghiệm viết lách và biên tập lên một tầm mới ở quý cơ quan.”
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Viết phần kết thư ngắn gọn và đơn giản nhưng tỏ rõ sự nhiệt thành.
    Kết thúc email với một câu khẳng định tích cực nói rằng bạn mong sớm nhận được phản hồi của họ. Bạn cũng có thể ngỏ ý gửi lại hồ sơ trong trường hợp chúng chưa được gửi đến đầy đủ. Nhớ cảm ơn vì họ đã bỏ thì giờ đọc email của bạn.
    • Ví dụ, “Xin vui lòng liên hệ với tôi bất cứ khi nào quý công ty có câu hỏi về chuyên môn của tôi hoặc cần thêm tài liệu bổ sung. Tôi mong nhận được phản hồi và cảm ơn quý công ty đã dành thời gian đọc thư của tôi."
    • Viết lời chào cuối thư “Trân trọng” và tên của bạn kèm số điện thoại ở dòng dưới.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Soát lại bản nháp trước khi gửi.
    Kiểm tra kỹ lỗi chính tả và ngữ pháp, xem lại văn phong và độ trôi chảy của email. Bước này cũng quan trọng như thư xin việc và lý lịch được viết chỉn chu, do đó bạn cần lưu ý. Khi cảm thấy tự tin, bạn có thể bấm nút gửi.
    • Thử đọc to bản nháp để đảm bảo nội dung trong thư trôi chảy và hợp lý.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Hãy kiên nhẫn khi chờ phản hồi.
    Sau khi đã gửi email, giờ là lúc bạn thư giãn. Hãy tin tưởng rằng sự thuyết phục trong lý lịch và đơn xin việc của bạn cùng với sự kiên trì thể hiện qua thư thăm dò sẽ giúp bạn có vị trí vững chắc để được hẹn phỏng vấn.
    • Mặc dù một số người thích thăm dò qua điện thoại, nhưng bạn cần đảm bảo rằng bạn đã kiên nhẫn chờ đợi trước khi cân nhắc đến hành động này. Một cuộc gọi có thể giúp bạn trở thành ứng viên nổi bật, nhưng nó cũng có thể khiến bạn có vẻ như đang hối thúc.
    • Nếu quyết định gọi điện thoại, hãy nói với giọng tự tin nhưng lịch sự, và nhấn mạnh với nhà tuyển dụng vì sao bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Gửi email cảm ơn sau buổi phỏng vấn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bắt đầu bằng dòng tiêu đề trực tiếp, súc tích.
    Người phụ trách tuyển dụng có thể nhận được số lượng rất lớn email. Để đảm bảo email của bạn nổi bật giữa các email khác, hãy ghi dòng tiêu đề trực tiếp để thu hút sự chú ý.[6]
    • Thư viết dòng tiêu đề như “Phỏng vấn vị trí biên tập viên – Cảm ơn”. Nếu vị trí đó có mã số tham chiếu, bạn có thể ghi cả mã số trong dòng tiêu đề.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gửi email đến đúng người nhận.
    Bạn nên gửi email đến người hoặc những người đã phỏng vấn bạn. Nếu không nhớ tên của tất cả những người đó, ít nhất bạn cũng phải nhớ được tên của người phỏng vấn chính. Nếu không, bạn hãy tìm trên website của công ty hoặc gọi cho phòng tiếp tân để hỏi.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cảm ơn người phỏng vấn vì thời gian họ dành cho bạn bằng cách diễn đạt chân thành và cụ thể.
    Việc đề cập đến vị trí ứng tuyển, thậm chí cả ngày giờ phỏng vấn, sẽ là lời nhắc hữu ích nếu họ đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn.[8]
    • Đừng chỉ viết “Cảm ơn anh/chị vì đã dành thời gian cho tôi.” Thử nói điều gì đó như “Cảm ơn anh/chị vì đã dành cho tôi cơ hội được phỏng vấn cho vị trí biên tập viên của quý cơ quan. Tôi rất cảm kích sự quan tâm và thời gian mà anh/chị đã dành cho tôi.”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thể hiện nhiệt huyết của bạn cho vị trí và/hoặc công ty đó.
    Nêu lên những điểm bạn thực sự yêu thích ở công ty đó. Họ phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên? Họ là doanh nghiệp địa phương? Họ là doanh nghiệp tiên phong đổi mới trong ngành công nghệ? Hãy đề cập đến bất cứ thứ gì khiến công ty đó nổi bật trong mắt bạn.[9]
    • Bạn có thể viết “Tôi biết rằng ít có công ty nào có tính đột phá như quý công ty mà ở đó tôi có điều kiện nâng cao trong lĩnh vực chuyên môn.”
    • Hoặc “Tôi rất hân hạnh nếu được làm việc cho một công ty quý trọng nhân viên như quý công ty.”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhấn mạnh lần nữa về lý do vì sao bạn lại phù hợp nhất cho vị trí này.
    Nếu cần, bạn hãy xem lại phần mô tả các yêu cầu tuyển dụng cho công việc này để tìm các phẩm chất và đặc tính mà họ cần. Nếu họ cần tìm ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn hãy nói với họ rằng bạn có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời như thế nào.[10]
    • Nói chung, một người chủ lao động sẽ đánh giá cao một ứng viên có độ tin cậy, có động lực và có khao khát cống hiến cho thành công của công ty.[11] Đừng quên đề cập đên những việc này.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đề cập đến các thông tin chưa được làm rõ trong cuộc phỏng vấn.
    Có thể bạn quên không nói với họ về kinh nghiệm của bạn trong công việc có liên quan hoặc một tình huống có ích với vị trí bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn nghĩ ra được một câu trả lời hoặc lời giải thích thoả đáng hơn cho các câu hỏi của họ, hãy nhân dịp này để nói lại.[12]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cho nhà tuyển dụng một cơ hội hỏi bạn những câu hỏi tiếp theo.
    Trong dòng kết thư, hãy nói rằng bạn sẵn sàng nói chuyện và thảo luận về bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào của họ.[13]
    • Bạn có thể viết “Xin đừng ngần ngại liên hệ với tôi qua điện thoại hoặc email nếu quý công ty có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào. Nếu quý công ty muốn gặp mặt trực tiếp, xin vui lòng cho biết ngày và giờ hẹn. Tôi sẵn sàng sắp xếp lịch trình cá nhân cho cuộc hẹn.”
    • Đừng quên ghi số điện thoại của bạn ở cuối email cho họ tiện liên lạc.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Soát lại email cẩn thận.
    Sau khi viết xong email, bạn hãy nghỉ một chút rồi xem lại. Đọc lại email cẩn thận để kiểm tra các lỗi chính tả và ngữ pháp cũng như những chỗ chỉnh sửa tự động có thể sai sót. Sau cùng, bạn sẽ kiểm tra lại độ mạch lạc tổng thể của email.[14]
    • Nhớ rằng bạn vẫn đang nỗ lực tạo ấn tượng tốt, thế nên việc soát lại thư và chỉnh sửa là rất quan trọng.
    • Đọc to email cũng là một cách hữu ích để đảm bảo email có cách diễn đạt trôi chảy và hợp lý. Điều này cũng giúp bạn biết mình có duy trì giọng văn nhiệt tình và lịch sự hay không.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Gửi email cho tất cả những người đã phỏng vấn bạn trong vòng 24 giờ.
    Cuộc phỏng vấn sẽ vẫn còn trong trí nhớ của mọi người trong khung thời gian này. Một email cảm ơn đúng lúc sẽ cho những người phỏng vấn thấy được nhiệt tình của bạn và tăng khả năng họ nhớ bạn là ai.[15]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Kiểm tra nếu bạn không nhận được phản hồi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chờ cho hết thời gian đã định trước khi gửi một email nữa.
    Nếu nhà tuyển dụng cho biết rằng họ hy vọng sẽ ra quyết định trong một tuần, bạn hãy gửi email sau thời gian đó; nếu họ cho biết thời gian này là 2 tuần, bạn hãy chờ ít nhất 2 tuần.[16]
    • Đừng hỏi thăm quá sớm, kẻo bạn có vẻ như hối thúc hoặc thiếu kiên nhẫn. Có thể là họ đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn cho nhiều vị trí khác nhau, do đó có thể họ phải mất một thời gian để xử lý toàn bộ.[17]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Viết dòng tiêu đề trực tiếp và cụ thể.
    Đến thời điểm này, những người phỏng vấn và người phụ trách tuyển dụng có thể đã thực hiện thêm nhiều cuộc phỏng vấn nữa, do đó quan trọng là bạn phải viết tiêu đề càng cụ thể càng tốt. Thậm chí bạn có thế ghi tên của mình trong dòng tiêu đề để giúp họ dễ tìm được đơn xin việc của bạn.
    • Thử viết những dòng tiêu đề như “Thư hỏi thăm kết quả phỏng vấn cho vị trí biên tập viên” hoặc “Thư hỏi thăm kết quả phỏng vấn ngày 06/12/2018, Nguyễn Văn B.” Nếu vị trí tuyển dụng có mã số tham chiếu, bạn có thể ghi trong dòng tiêu đề.
    • Thử trả lời lại email cũ. Chữ “Re:” nằm trước tiêu đề sẽ khiến email của bạn hiện lên như một phần của liên hệ lần trước, và nhiều khả năng họ sẽ mở thư của bạn sớm hơn.[18]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gửi email cho người mà bạn đã liên hệ trước đó.
    Nếu bạn không tìm được tên của tất cả những người đã phỏng vấn mình, hãy gửi cho người mà bạn đã gửi email cảm ơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đề cập đến vị trí mà bạn được phỏng vấn và nói rằng bạn vẫn quan tâm đến vị trí đó.
    Hãy viết ngắn gọn và đơn giản. Đề cập đến cả thời gian phỏng vấn và người phỏng vấn bạn và nói rằng bạn chưa nhận được phản hồi.[19]
    • Bạn có thể viết “Tôi viết thư này để hỏi thăm về vị trí biên tập viên mà tôi đã được phỏng vấn vào thứ hai tuần trước. Tôi được báo rằng quý cơ quan hy vọng sẽ ra quyết định cuối cùng vào cuối tuần. Tôi chưa nhận được phản hồi của quý cơ quan về vị trí này nên chỉ muốn kiểm tra lại. Tôi mong nhận được thông tin cập nhật từ quý cơ quan."[20]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kết thúc email bằng lời kết thể hiện sự nhiệt tình.
    Kết thư bằng một câu khẳng định tích cực nói rằng bạn mong sớm nhận được phản hồi của họ. Bạn có thể xác nhận lại các thông tin liên hệ và mời họ liên hệ với bạn nếu có bất cứ câu hỏi nào. Nhớ viết ngắn gọn và đơn giản, đồng thời cho họ biết vị trí đó có ý nghĩa với bạn như thế nào.
    • "Xin vui lòng liên hệ với tôi nếu quý công ty có bất cứ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin. Tôi muốn cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho tôi và mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty."
    • Kết thúc bằng “Trân trọng”, sau đó ghi tên của bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Soát lại bản thư nháp và chỉnh sửa.
    Nghỉ một lúc sau khi viết xong email rồi xem lại. Cẩn thận đọc lại email để kiểm tra các lỗi chính tả và ngữ pháp, đồng thời chỉnh sửa lại cho trôi chảy.
    • Đọc to bản nháp để đảm bảo giọng văn thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự, trôi chảy và hợp lý.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Ngồi yên chờ phản hồi.
    Đến thời điểm này, bạn có thể hiểu rằng mình đã cố gắng hết sức để xin ứng tuyển vào vị trí đó. Bạn đã nộp đơn xin việc thuyết phục, dự buổi phỏng vấn và đã gửi thư thăm dò kết quả.
    • Đừng nản nếu bạn không được phản hồi ngay. Nhà tuyển dụng có thể mất một thời gian để hoàn thành các buổi phỏng vấn và liên hệ với các ứng viên.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cho dù không được nhận vào vị trí đó, bạn vẫn có thể giữ liên lạc. Bổ sung nhà tuyển dụng vào danh sách liên lạc của bạn, và nếu phù hợp thì thêm vào trên LinkedIn để mở rộng mạng lưới của bạn.[21]
  • Nhớ rằng nhà tuyển dụng cũng có công việc riêng của họ cùng với việc điều hành quá trình tuyển dụng. Bạn cần tôn trọng và ngắn gọn khi giao tiếp để đảm bảo mọi việc diễn ra trơn tru.

Cảnh báo

  • Cân nhắc về địa chỉ email của bạn và những mô tả vể bản thân. Tránh gửi các email công việc từ các tài khoản như “anhchangđeptrai” hoặc “conangsanhdieu”. Hãy tạo một tài khoản dùng tên của bạn với một thứ gì đó chuyên nghiệp.
  • Tuyệt đối không hối thúc, đòi hỏi hoặc ngạo mạn. Đừng thô lỗ trong giao tiếp với người phụ trách tuyển dụng vì họ là người ra quyết định cuối cùng. Họ hiểu rằng việc ứng tuyển là quan trọng với bạn, nhưng thường thì quá trình tuyển dụng chỉ là một phần nhỏ trong công việc hàng ngày của họ, do đó thái độ thô lỗ hoặc hối thúc sẽ chỉ để lại ấn tượng xấu.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Shannon O'Brien, MA, EdM
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Shannon O'Brien, MA, EdM. Shannon O'Brien là người sáng lập và chuyên gia tư vấn chính tại Whole U. (một công ty tư vấn chiến thuật nghề nghiệp và cuộc sống tại Boston, MA). Thông qua việc tư vấn, các buổi hội thảo và đào tạo trực tuyến, Whole U. tạo động lực cho con người để theo đuổi công việc và sống một cuộc sống cân bằng, có mục đích. Shannon đã được ban đánh giá của Yelp xếp hạng là Huấn luyện viên nghề nghiệp #1 và Huấn luyện viên cuộc sống #1 tại Boston, MA. Trang Boston.com, Boldfacers và UR Business Network đã từng đưa tin về cô. Cô nhận được bằng Thạc sĩ về Công nghệ, Đổi mới & Giáo dục của Đại học Harvard. Bài viết này đã được xem 35.128 lần.
Trang này đã được đọc 35.128 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo